Yếu tố tạo hình kiến trúc (Phần 1)
1. Khái niệm:
Hình thái kiến trúc là một loại hình thái vật chất do con người sáng tạo nên.
Trên cơ sở lý thuyết tạo hình cơ bản để nghiên cứ chuyên sâu hơn quy luật và đặc điểm tạo hình kiến trúc.
Để dễ phân tích, tách biệt hình thái kiến trúc với những yếu tố công năng, kỹ thuật, kinh tế v.v… chỉ đơn thuần nghiên cứu phương diện tạo hình thực và ảo. Phân giải hình thực và ảo thành những yếu tố hình thái cơ bản (điểm, đường, diện, hình khối – không gian). Nghiên cứu những đặc điểm và những yếu tố thị giác, những yếu tố quan hệ của các hình thái cơ bản đó. Nghiên cứu quy luật và đặc điểm tổ hợp, những yếu tố tâm lý – thị giác đối với tổ hợp các hình thái cơ bản v.v… nhằm mục đích phát hiện tính khả năng tạo hình kiến trúc.
Cốt lõi của tạo hình kiến trúc là tạo hình không gian và tạo hình khối kiến trúc.
Những yếu tố thị giác: hình dạng, số lượng, màu sắc, chất cảm.
Những yếu tố quan hệ: vị trí, phương hướng, trọng lực.
2. Yếu tố tạo hình kiến trúc:
* Điểm: Có hình dạng và kích cỡ nhất định, chẳng hạn điểm trên diện và khối, điểm đỉnh, giao điểm của đường, của khối rẽ nhánh, điểm cao độ, điểm trung tâm của khu vực.
Phương thức tổ hợp điểm khác nhau tạo nên những biểu cảm khác nhau.
Tác dụng tạo hình của điểm:
- Tính quần tụ.
- Tính hướng tâm.
- Tính khống chế.
- Tính định hướng.
- Rất yếu trong tác dụng hạn chế không gian.
* Đường: Có 2 dạng: đường tồn tại thực và đường tồn tại ảo.
- Đường tồn tại thực: có vị trí, phương hướng và có chiều rộng nhất định, đặc trưng chủ yếu là chiều dài.
- Đường tồn tại ảo: do thị giác cảm nhận được, chẳng hạn đường ảo giữa 2 điểm, đường trục biểu hiện vuông góc với chính nó, đường hình thành từ một hàng điểm, đường trục của kết cấu v.v…
Tác dụng hình của đường:
- Diễn đạt ranh giới giữa diện và khối, làm rõ hình tượng.
- Phân cắt diện, thay đổi tỷ lệ của diện, tạo thành hình mới.
- Giới hạn, phân chia không gian biểu thị thông suốt.
- Đường tồn tại ảo, có tác dụng tổ chức những yếu tố tạo hình.
- Rất mạnh trong tác dụng hạn chế không gian.
* Diện:
- Diện tồn tại thực: đặc trưng chủ yếu của diện là có hình dạng và chiều dày nhất định. Có 2 loại diện: diện theo quy tắc kỷ hà và diện tùy ý không theo quy tắc.
- Diện tồn tại ảo: là diện do cảm nhận được, chẳng hạn diện cảm nhận được do điểm chạy 2 phương hoặc do đường trùng lặp.
Tác dụng tạo hình của diện:
- Phân định giới hạn của khối.
- Chia cắt không gian thông qua tác dụng che chắn, thấu suốt, xuyên cắt.
- Thông qua tỷ lệ của diện, trong phân cắt không gian tạo nên hiệu quả thẩm mỹ mong muốn.
- Bằng giải pháp xử lý màu sắc, chất cảm bề mặt tạo cảm nhận trọng lượng khác nhau trong thị giác.
- Mạnh nhất trong tác dụng giới hạn không gian là yếu tố chủ yếu để giới hạn không gian.
* Khối: Khối là một thực thể (thể lượng), có 3 chiều trong không gian: cao, rộng, dài.
Về tính chất, có khối dạng thanh, khối dạng diện, khối tổ hợp từ khối.
Về hình dạng có khối theo quy tắc kỷ hà, khối tự do không theo quy tắc. Khối khác nhau tạo nên cảm nhận khác nhau: cảm nhận về phương hướng, về trọng lượng, về thực ảo.
Khối ảo (không gian), hình thành do sự tổ hợp của khối thực (thực thể), tạo cảm nhận hình dạng, kích cỡ, phương hướng. Phương thức giới hạn khác nhau tạo nên cảm thụ không gian khác nhau: khép kín, nửa kín, nửa hở, mở, thông suốt, lưu thông v.v…
3. Quan hệ tương hỗ, cộng sinh trong tạo hình khối kiến trúc và không gian:
Có hai yếu tố tạo hình công trình kiến trúc đó là hình và nền tạo cảm giác thu hút sự chú ý và do tác dụng tương hỗ tạo thành cảnh quan kiến trúc mang tính đối lập thống nhất không tách rời.
* Cộng sinh giữa không gian và hình khối kiến trúc: Các yếu tố hình thái đồng thời với tạo hình không gian kiến trúc theo một quan hệ nhất định cũng tạo thành một thực thể biểu hiện bên ngoài, hai thành tố này âm dương tương hỗ, cộng sinh cùng nhau.
* Sự cộng sinh giữa không gian bên trong và không gian bên ngoài: Khi tạo hình các yếu tố hình thái tạo nên không gian bên trong, hoàn toàn không có tính quyết định định hình thức của không gian chung quanh, nhưng ngược lại hình thức của không gian chung quanh quyết định hình thức không gian bên trong.
* Sự cộng sinh trong tạo hình quần thể kiến trúc: Không những cần phải nghiên cứu hình thái tự thân của kiến trúc đơn thể, mà còn cần thiết nghiên cứu những ảnh hưởng của kiến trúc đơn thể đối với không gian chung quanh. Trong phạm vi của đô thị, là kiến trúc nối dài với những kiến trúc đang có, là cảnh quan của các kiến trúc khác, là giới hạn một không gian trong đô thị, hoặc là một đơn thể độc lập trong không gian nào đó của đô thị.
Các công trình kiến trúc chung quanh quảng trường là hình âm, không gian quảng trường là hình dương. Nếu không gian quảng trường là hình âm thì tháp chuông trong quảng trường là hình dương.
4. Cảm nhận giới hạn của những yếu tố tạo hình đối với không gian kiến trúc:
5. Yếu tố thanh:
Tác dụng tạo hình không gian của thanh là do phương hướng và phương vị của chính nó. Tác dụng giới hạn của thanh thẳng đứng mạnh hơn thanh nằm ngang. Hình ảnh điển hình của thanh thẳng đứng trong kiến trúc là trụ cột.
* Thanh thẳng đứng độc lập: Thanh thẳng đứng độc lập có tính vô hướng, trong phạm vi nhất định, thanh đứng độc lập có tác dụng hướng tâm trong không gian giới hạn và là tiêu điểm thị giác.
Giới hạn trung tâm: tạo thành trường sức căng, tạo sức hút thị giác trong không gian. Có tác dụng khống chế toàn không gian, tạo cho không gian nảy sinh tính hồi tưởng.
Giới hạn lệch tâm: tạo thành trung tâm mới, hình thành cảm nhận không gian không đều, nếu kết hợp với diện thẳng đứng sẽ tăng cảm nhận một góc không gian rõ ràng hay mờ nhạt tùy thuộc vào khoảng cách tới diện thẳng đứng.
Khống chế tuyến trục: là thanh thẳng đứng dựng trên tuyến trục giữa trong tổ chức không gian, tạo thành mục tiêu thu hút người tiến tới, là điểm kết thúc của tuyến trục, hoặc là tiêu điểm thị giác trong không gian.
* Giới hạn diện ảo:
Do lực căng thị giác, lực hút tương hỗ giữa 2 yếu tố thanh hình thành diện ảo tâm lý. Biểu hiện motojt hanh xuyên qua tuyến trục của diện ảo sẽ hình thành tính đối xứng trang nghiêm, nảy sinh tác dụng dẫn đường, mở lối vào không gian giới hạn.
* Giới hạn góc: Tạo thành không gian trong suốt, cảm giác biên giới rất yếu, nhưng có thể điều chỉnh những cảm nhận về hình dạng, góc độ, dung lượng, kích thước của không gian.
Không có góc chuyển, không giới hạn biên thì không có dung tích không gian. Tổ hợp 3 yếu tố thanh trở lên có thể giới hạn một không gian góc, kiến lập một khung không gian thị giác.
* Tổ hợp thanh thành hàng thành dây:
Nếu kết hợp với tường bao che có thể tạo thành không gian chuyển tiếp giữa trong và ngoài nhà, tạo cảm nhận về diện khá mạnh.
Tổ hợp nhiều yếu tố thanh giới hạn một không gian thông suốt hình thành do diện ảo.
Các dãy trụ khép kín giới hạn biên của không gian, đồng thời tạo cho không gian và xung quanh nảy sinh tính liên tục đối với thị giác và không gian.
Cột kết hợp với mặt tường có thể thay đổi tỷ lệ và nhịp điệu của mặt tường.
* Tổ hợp yếu tố thanh 2 phương. Yếu tố thanh nằm ngang:
Tổ hợp yếu tố thanh 2 phương tạo cảm giác không gian lớn hơn, chia không gian lớn thành các không gian khác nhau đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Yếu tố thanh nằm ngang giới hạn không gian theo chiều cao, đồng thời thay đổi sự phân chia không gian.
6. Yếu tố diện: Diện là yếu tố chủ yếu nhất để cấu thành không gian kiến trúc. Bằng sự kết hợ những thuộc tính tự thân của diện (hình dạng, kích cỡ, màu sắc, chất cảm) với các diện khác quyết định chất lượng thị giác của không gian cấu thành.
Những diện thường gặp trong kiến trúc: diện nằm ngang (diện đáy, diện đỉnh và diện thẳng đứng (tường).
* Diện đáy: Diện nằm ngang phẳng, láng, màu sắc, chất cảm (chất liệu cảm nhận) đối chọi với bối cảnh, có thể giới hạn một phạm vi không gian trong bối cảnh. Nâng cao hoặc hạ thấp bề mặt có thể tăng cường cảm nhận giới hạn. Cảm nhận giới hạn mạnh hay yếu và mức độ liên tục của thị giác phụ thuộc vào sự thay đổi cao độ của diện đáy.
Cảm nhận giới hạn không gian phụ thuộc vào cao độ khác nhau của diện đáy:
Vẫn là một bộ phận của không gian chung quanh
Giảm yếu sự liên hệ thị giác với không gian chung quanh. Tăng cường tác dụng phân chia không gian
Trở thành không gian khác độc lập biểu thị tính hướng nội của không gian
Vẫn bảo đảm tính liên tục của không gian và thị giác đối với chung quanh
Có thể vẫn giữ được tính liên tục của thị giác nhưng cắt đứt tính liên tục của không gian
Cắt đứt tính liên tục của thị giác và không gian. Không gian cao hơn biểu hiện tính hướng ngoại
* Diện đỉnh: Hình thức không gian tạo thành giữa diện đỉnh va diện đáy quyết định do những yếu tố tự thân của diện đỉnh (hình dạng, kích thước) và khoảng cách giữa 2 diện.
Sự biến hóa của diện đỉnh là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu tới thị giác và cảm thụ tâm lý đối với không gian cấu thành. Cảm nhận giới hạn với những diện đỉnh khác nhau.
* Diện thẳng đứng: Trong thị giác, diện thẳng đứng linh hoạt hơn diện nằm ngang, là yếu tố chủ yếu để phân chia không gian, đem lại những cảm nhận giới hạn.
Hình thức tạo hình của tự thân diện đứng và cửa mở trên diện sẽ khống chế tính liên tục của không gian và thị giác giữa nội ngoại thất.
Diện thẳng đứng là yếu tố chủ yếu để tạo thành hình khối.
- Diện thẳng đứng độc lập: Hai không gian ở 2 phía bề mặt của diện là 2 không gian phân cắt và cũng là khống chế. Hiệu quả giới hạn của diện đứng phụ thuộc vào độ cao của diện so với tầm nhìn nhưng không thể giới hạn hoàn toàn không gian. Màu sắc, chất liệu bề mặt, hình thức phân chia ảnh hưởng tới cảm nhận của thị giác và hiệu quả không gian.
Diện thẳng đứng độc lập phân cắt không gian sáng tối tạo nên những cảm nhận thị giác khác nhau
Biểu thị giới hạn biên của vùng. Tạo cảm nhận giới hạn yếu.
Tạo cảm nhận được bảo vệ. Bảo đảm tính liên tục của thị giác và không gian.
Phân cắt thành 2 không gian. Vẫn giữ được cảm nhận liên tục của thị giác.
Cấu thành những không gian khác nhau. Tạo cảm nhận được bảo vệ rất cao.
- Diện thẳng đứng song song:
Cấu thành không gian có tính hướng ngoại. Có trục đối xứng rõ ràng. Phần trên (diện đỉnh) hở tạo cảm nhận phương hướng rất mạnh. Nếu đặt lỗ cửa trên diện đứng sẽ tạo ra trục phụ, có thể điều chỉnh đặc trưng phương vị của không gian.
- Diện thẳng đứng chữ L: D
Do góc chuyển, diện góc chữ L giới hạn một phạm vi không gian hướng ngoại theo đường chéo nối góc đối diện. Trong góc, thể hiện tính hướng nội, chỗ mở thể hiện tính phát tán và tính huyền ảo.
Mở cửa trống tại góc có thể thay đổi sự cảm thụ không gian. Tự thân diện góc hoặc kết hợp với những yếu tố hình thức khác có thể tạo thành những không gian biến hóa phong phú.
- Diện thẳng đứng chữ U:
Trong không gian giới hạn hàm chứa một tiêu điểm hướng nội. Phần trên (diện đỉnh) hở, tạo cho không gian có tính hướng ngoại, có thể đảm bảo tính liên hệ thị giác và không gian với không gian lân cận. Nếu mở cửa ở góc chuyển, có thể tạo cho không gian có tính đa hướng và chuyển động.
Cạnh bên dài hơn cạnh đáy tạo nên hình thái chuyển động, đồng thời có tác dụng dẫn hướng cho trình tự vận động. Cạnh đáy dài hơn cạnh bên có thể tạo thành một số không gian tĩnh, tiếp xúc nhau.
- Bốn diện thẳng đứng:
Tạo thành một không gian khép kín hướng nội hoàn chỉnh nhất. Là một hình thức không gian kiến trúc điển hình, cũng là hình thức tạo cảm nhận giới hạn mạnh nhất.
Mở cửa trên diện đứng, có thể tăng cường tính liên hệ hướng ngoại của không gian, giảm nhẹ cảm giác khép kín, tăng cảm nhận tính độc lập của diện.
- Tổ hợp diện thẳng đứng:
Biến hóa vị trí, phương hướng bằng các thủ pháp tổ chức so le, đan xuyên, tiếp xúc, tương giao v.v… có thể cấu thành một loạt không gian đa biến phong phú đan xuyên nhau. Các không gian tương giao, lưu thông trong cảm nhận thị giác.
Mặt bằng một phòng trưng bày của nhà bảo tàng
7. Không gian kiến trúc tổ hợp diện và thanh:
Không gian xác định
* Những yếu tố tạo nên không gian kiến trúc:
* Lưới khung dầm cột chịu lực (Bộ xương của không gian kiến trúc):
Dầm cột hoặc tường xây bằng gạch, bê tông sàn đổ tại chỗ
* Tổ hợp diện đứng, chuyển đổi không gian:
8. Diện uốn cong – tổ hợp diện uốn cong:
9. Không gian đơn nhất: Không gian đơn nhất có tính hướng tâm, có giới hạn rõ ràng, có hình thức hoàn chỉnh, là đơn vị cơ bản nhất để cấu thành không gian kiến trúc, là cơ sở cấu thành không gian phức tạp. Vì rằng không gian cấu thành từ những yếu tố không gian đơn vị cơ bản, do đó hình dáng, tỷ lệ, kích thước, mức độ khép kín hoặc mở cửa không gian đơn vị có ảnh hưởng tới đặc trưng và cảm thụ tâm lý đối với không gian cấu thành.
* Hình dạng không gian: Thông thường là những hình kỷ hà hoàn chỉnh. Không gian có hình dạng khác nhau, có những đặc tính tạo hình khác nhau, tạo những cảm thụ không gian khác nhau. Trong đó, không gian đơn vị hình trụ vuông, tỷ lệ cao,r ộng, dài có tính khả biến mạnh nhất, là một dạng hình thức thường gặp nhất trong không gian kiến trúc.
Hình dạng không gian khác nhau, cảm thụ tâm lý – thị giác khác nhau:
Không gian hình trụ vuông có tính phương hướng rõ ràng; Hình trụ vuông nằm tạo cảm nhận mở rộng. Hình trụ vuông đứng tạo cảm giác lên cao.
Không gian hình chóp tam giác tạo cảm nhận thăng cao rất mạnh. Không gian hình trụ tròn tạo cảm giác đoàn tụ, hướng tâm.
Không gian lục diện đều, tạo cảm nhận trang trọng và nghiêm túc, một trạng thái tĩnh tại. Không gian hình cầu có tính hướng nội, tạo cảm nhận bưng bít, nên ép rất mạnh.
Không gian hình vành khuyên có tính chỉ hướng rõ ràng, tạo cảm giác lưu động. Không gian diện cắt hình cuốn vòm có tính hướng nội, quy tục theo tuyến trục.
* Tỷ lệ không gian: Là mối quan hệ tự thân của các thành tố, giữa các thành tố với nhau, giữa các thành tố và tổng thể. Tỷ lệ không gian khác nhau tạo cảm nhận không gian khác nhau.
* Xích độ không gian: Xích độ không gian là tiêu chuẩn có tính chủ quan để lượng độ không gian và những yếu tố cấu thành không gian kiến trúc, như là một chuẩn mực giúp con người cảm nhận về hình tượng không gian có phù hợp với kích thước thực tế hay không. Trong 3 chiều của không gian, chiều cao có ảnh hưởng tới cảm nhận xích độ không gian hơn là chiều dài và chiều rộng. Cao độ không gian có 2 loại: cao độ tuyệt đối và cao độ tương đối. Cấu thành không gian cần phải xem xét kích thước con người và kích thước tổng thể. Không gian cấu thành có thể nảy sinh những cảm nhận xích độ khác nhau: to lớn hùng vĩ hoặc nhỏ nhắn thân thiết.
- Cao độ tuyệt đối và cao độ tương đối:
- Xích độ với con người, xích độ tổng thể.
* Ảnh hưởng của lỗ trống trên yếu tố giới hạn đối với cảm nhận khép kín hay mở rộng của không gian.
>>> Chiếu sáng mặt đứng công trình kiến trúc
>>> Mối liên quan kiến trúc - điêu khắc - hội họa (Phần 1)
>>> Chất liệu vẽ diễn họa kiến trúc cảnh quan