Tranh chân dung

1. Đặc điểm của tranh chân dung:

Tranh chân dung là thể loại khá độc đáo của hội họa, đã có lịch sử từ thời cổ đại và cho đến ngày nay vẫn luôn là một thể loại tương đối khó. Loại tranh này có thể vẽ một người hoặc nhiều người, nhưng điều quan trọng nhất là cần lột tả được những đặc điểm về tính cách, về trạng thái, về tác phong và cả thời đại của nhân vật.

Để diễn tả tranh chân dung, đòi hỏi người sẽ phải bám sát vào hình dáng bề ngoài, tìm những nét điển hình nhất trên khuôn mặt và cuối cùng là phải khai thác được chiều sâu nội tâm của nhân vật thường được biểu lộ qua nét mặt. Ngoài các yêu cầu trên còn cần có sự tác động trực tiếp bằng tình cảm - xúc cảm của người vẽ đối với nhân vật thì hiệu quả bức chân dung mới đạt yêu cầu. Khi xem những bức tranh chân dung của các danh họa, có thể hiểu được tính cách nhân vật, đồng thời còn thấy được tư tưởng, tình cảm của chính tác giả đối với con người đó.

2. Hình thức bố cục và cách diễn tả:

a. Hình thức bố cục: Có nhiều hình thức bố cục tranh chân dung, điều đó phụ thuộc vào sở thích, gu thẩm mĩ và cá tính của người vẽ, đồng thời dựa vào tính cách nhân vật mà tác giả chọn hình thức bố cục sao cho đạt hiệu quả nhất. Nhưng thông thường, tranh chân dung hay được các tác giả bố cục theo chiều dọc của tờ giấy, như thế nhìn hợp lí hơn. Có thể tham khảo mấy hình thức bố cục sau đây:

- Chân dung mặt người: Chỉ diễn tả nhân vật từ cổ trở lên. Loại bố cục này

có hai cách. Cách thứ nhất: chỉ vẽ một hoặc hai khuôn mặt người trên một tranh. Cách thứ hai: có thể vẽ nhiều khuôn mặt người trên một tranh.

- Chân dung: Vẽ từ ngực trở lên.

- Chân dung bản thân: Vẽ khoảng từ ngực trở lên, nhưng vẫn có đủ tay.

- Chân dung quá bán thân: Chỉ diễn tả nhân vật từ ngang đùi trở lên. Loại bố cục này thường được các tác giả thêm các hình ảnh phụ như: cảnh đồ vật hay tiểu cảnh.

- Chân dung toàn thân: Diễn tả nhân vật trọn vẹn. Nhưng bố cục loại này thường thêm các hình ảnh phù hợp với nhân vật, sao cho tranh sinh động hơn.

chan dung 1

- Chân dung ghép đôi: Diễn tả hai nhân vật, có thể cắt lửng hoặc toàn thân. Loại bố cục này cần các hình ảnh phụ cho sinh động. Ít tác giả thể hiện loại tranh này vì tranh sẽ trở thành tranh sinh hoạt.

- Chân dung một nhóm người: Diễn tả từ 3 nhân vật trở lên. Tác giả cần

phải có sự nghiên cứu kĩ từng chân dung và mối tương quan, liên hệ giữa các nhân vật với nhau sao cho thống nhất về cả tình cảm lẫn tư tưởng. Tranh chân dung loại này cũng không có nhiều, vì có thể hiểu là

tranh sinh hoạt.

- Chân dung tự họa: Tranh tự tác giả vẽ về mình. Đây là loại khá độc đáo, phổ biến, thường có ở những danh họa.

b. Cách diễn tả: Tranh chân dung có rất nhiều cách diễn tả khác nhau và đều đạt được hiệu quả, như: vẽ đơn giản bằng nét; vẽ đơn giản bằng diện mảng khối lớn; vẽ trang trí, vẽ tả thực; vẽ ấn tượng; vẽ biểu hiện; vẽ tượng trưng:

vẽ lập thể... Không gian trong tranh chân dung rất phong phú: không gian xa gần, không gian cạn; không gian đậm nhạt; không gian trang trí, không gian ước lệ; không gian gợi... Về chất liệu thể hiện cũng đa dạng như các loại tranh khác.

3. Những điều cần tránh khi bố cục tranh chân dung:

- Không nên vẽ nhân vật cân đối chính giữa trục tranh,

- Không vẽ đỉnh đầu nhân vật thấp quá so với mép trên bức tranh hoặc cắt lửng đầu phía trên.

- Không vẽ nhân vật sát ra mép ngoài tranh. Vì nhân vật ở mép sẽ gây mất cân đối cho tranh.

- Không vẽ hướng nhìn trước mặt của nhân vật bị chật, hẹp hơn phía sau này

hoặc quá rộng so với sau gáy.  

- Không vẽ chân và đầu nhân vật sát mép trên, mép dưới của tranh.

chan dung 2

Nhân vật chính giữa, đầu thấp quá và sát mép ngoài

chan dung 3

Bốn vị trí nhân vật cần tránh

4. Phương pháp tiến hành vẽ tranh chân dung:

Tranh chân dung thường vẽ trực tiếp là chính, do vậy khâu quan sát cực kì quan trọng. Có quan sát tốt mới hiểu và nắm được đặc điểm của nhân vật, đồng thời giúp người sẽ có xúc cảm với đường nét trên khuôn mặt và tìm ra nét riêng về tâm lí của nhân vật.

Thân thái của mỗi người ai cũng có, nhưng có người lộ diện, có người tiềm ẩn, có người thay đổi thất thường hoặc có cả hai mặt. Giống như bản chất của con người, ai cũng có mặt tốt, mặt xấu, không ai là toàn diện. Trước khi vẽ cần phải tìm hiểu điều này và nắm được một số tướng mạo cần thiết, vì đặc điểm của loại tranh chân dung là khai thác được “cái thần” của nhân vật thường được bộc lộ trên nét mặt, mà chủ yếu là sự thay đổi cấu trúc của các cơ, các mô ở trán, mắt, mũi, miệng... Ta có thể vận dụng các bước thể hiện giống như ở các loại tranh phong cảnh và tranh sinh hoạt (đối với người cẩn thận hay muốn đẩy sâu) nhưng thường ta nên vẽ trực tiếp để lấy thần thái của nhân vật. Các bước vẽ chân dung:

- Phác khung hình chung hoặc nét chính để lấy dáng.

- Chỉnh hình và chỉnh bố cục chung cho cân đối.

- Tìm các diện sáng tối lớn của nhân vật và nền.

- Phân các mảng chi tiết sao cho đúng tiết diện của đối tượng.

- Xác định lại hướng chiếu sáng và phân mảng sáng tối, đậm nhạt cho

chính xác.

- Vẽ màu theo đúng độ đậm nhạt đã phân chia.

- Điều chỉnh lại tương quan trên nhân vật và phần không gian nền cho

thống nhất.

- Xác định lại vị trí, đặc điểm trên khuôn mặt và đôi tay cho chính xác.

với mẫu.

- Nhấn đậm, lấy sáng và buông mờ một số chỗ cần thiết.

chan dung 4

Bài tham khảo

chan dung 5

Một số tranh chân dung nổi tiếng

>>> Cách để hiểu bức tranh chân dung

>>> Quy trình vẽ chân dung người thật

>>> Vai trò của vẽ chân dung trong nghệ thuật

0976984729