Giấy dó lụa

* Giấy dó là gì?

Giấy dó loại giấy được sản xuất từ vỏ những cây dó (như dó giấy, dó liệt...), theo quy trình thủ công được truyền lại qua nhiều thế hệ ở một số làng nghề ở Việt Nam. Giấy dó được dùng cho vẽ tranh trong mỹ thuật dân gian Việt Nam, đặc biệt là để làm giấy điệp cho tranh Đông Hồ, hay lưu giữ các tài liệu, nhờ vào nhiều ưu điểm, nổi bật nhất là độ bền theo thời gian.

giay do 11

Giấy dó là loại giấy được sản xuất từ vỏ những cây dó

Giấy dó gắn liền với trình độ văn minh và lịch sử văn hóa của dân tộc ta. Từ vài thế kỷ nay, một số vùng ngoại thành Hà Nội cũng có giấy dó.

Nhưng ngược về xa xưa, giấy dó là sản phẩm riêng của đất kinh kỳ, và ngày nay vẫn là đặc sản có tính nghệ thuật của Hà Nội.

Kỹ thuật giấy ngày càng phát triển cao. Song những nhà máy giấy hiện đại, vẫn phải chịu tải những người thợ thủ công vùng Bưởi, về sản xuất giấy dó lụa.

giay do 12

Giấy dó có đặc tính xốp nhẹ, bền dai, không nhòe khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc dòn gẫy, ẩm nát.

Vì ngoài quy trình công nghệ cơ giới hóa, nó còn đòi hỏi cường lực của bắp chân, sự nhuần nhuyễn của cánh tay và sự tinh tế của những con mắt đồng cân, được truyền từ nhiều đời và được luyện từ tấm bé, mới tạo nên truyền thống nghệ thuật của tờ giấy dó lụa.

Giấy Việt Nam có từ xa xưa, có thể có ngay từ đầu công nguyên. Năm 284, các thương nhân La Mã đã mua của ta ba vạn tờ giấy mật hương, để dâng lên vua Tấn Vũ Đế.

Học giả Trung Hoa ở thế kỷ IV là Kê Hàm đã xác nhận giấy mật hương của dân Giao Chỉ làm bằng gỗ trầm, thơm, màu trắng, có vân vảy cá, thả vào nước không nát.

giay do 13

Giấy dó xếp thành từng lớp, giấy mỏng nhưng bền dai được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

Học giả Trung Hoa ở thế kỷ IV là Kê Hàm đã xác nhận giấy mật hương của dân Giao Chỉ làm bằng gỗ trầm, thơm, màu trắng, có vân vảy cá, thả vào nước không nát.

Thế kỷ IX, một học giả Trung Hoa khác là Vương Gia, còn nói đến giấy trắc lý của người Giao Chỉ làm bằng rong rêu ngoài biển. Cho đến kỷ nguyên Đại Việt độc lập, thì nghề làm giấy ở Thăng Long càng phát triển mạnh mẽ.

Ở phía Tây kinh đô Thăng Long, có hẳn một xóm thợ thủ công chuyên nghề làm giấy. Và trong số những báu vật mà vua Lý Cao Tông (1176 - 1210) gửi tặng triều đình nhà Tống, thì ngoài những thứ như ngà voi, sừng tê, vàng, ngọc, lụa, còn có cả giấy dó Thăng Long nổi tiếng nữa.

Cửa ngõ phía Tây thủ đô còn có tên là Cầu Giấy, nó gợi lại một cái cầu cổ bắc qua sông Tô, và cả ở đây nữa cũng là một vùng sản xuất giấy. Các cụ già ở vùng Cầu Giấy còn nhớ rằng, làng An Hoàng còn gọi là làng Giấy, bên bờ sông Tô.

Từ thời Lý đã có nhiều gia đình chuyển nghề làm giấy, và nghề truyền thống ấy tồn tại cho mãi đến ngày hôm nay. Việc xuất hiện làng thủ công làm giấy chứng tỏ nghề làm giấy, đã có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế và văn hóa của xã hội thuở ấy.

Song đầu thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã viết Dư Địa Chỉ từng nhắc đến phường làm giấy ở Yên Thái. Cảnh giã bột làm giấy nhộn nhịp ở đây còn sống mãi trong câu ca dao cổ: “Mịt mù khói tỏa ngàn sương. Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.

Và cô gái làm giấy tuy vất vả, nhưng vẫn rất duyên dáng và đầy đủ tự hào về nghề nghiệp của mình: “Người ta bán vạn buôn ngàn. Em đây làm giấy cơ hàn vẫn tươi. Dám xin gi đó chớ cười. Vì em làm giấy cho người viết thơ”.

Cho đến thế kỷ XVIII, giấy nội hóa đã đủ phục vụ cho nhu cầu in sách cả nước. Vì thế, năm 1734, chúa Trịnh đã ra lệnh cho dân gian và sĩ tử phải mua dùng sách nội địa, chứ không mua dùng sách của phương Bắc nữa.

Sang thế kỷ XIX, nhà Nguyễn quy định thuế hiện vật cho dân đinh vùng Bưởi, mỗi người mỗi năm phải nộp 5,500 tờ giấy các loại, đến năm 1849, Tự Đức giảm xuống còn 4800 tờ.

Phường Yên Thái mà Nguyễn Trãi nói tới, gọi nôm là vùng Kẻ Bưởi, gồm bốn làng chuyên làm giấy là Yên Thái, Hồ Khấu, Đông Xã và Thọ Thôn. Gần đó, có làng Nghĩa Đô cũng làm giấy, còn gọi là làng Nghè.

Làng Nghè có nghề làm giấy sắc vua, tức loại giấy Lệnh cho triều đình viết các sắc chỉ, đó là loại giấy quý, trên nền nổi lên lờ mờ hình rồng vờn trên mây.

Giấy dó có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có một sắc thái riêng, do nguyên liệu được lựa chọn phân loại và mức độ tinh chế, để dùng vào những việc khác nhau. Cao cấp là giấy dó lụa để in tranh và sách quý.

Giấy bản để in tài liệu thông thường, loại giấy này phổ biến hơn cả. Có loại dai, mỏng, dễ cháy để làm ngòi pháo. Có loại mịn, mỏng, dai, trắng, làm giấy cốt giấy nến, giấy đánh máy. Loại giấy mọi thô nháp dùng để gói hàng.

Giấy bản nhuộm còn dùng để dán quạt và làm hàng mã. Giấy xề làm bằng nguyên liệu tận dụng là những đầu mặt của các tấm vỏ đó. Các loại giấy trên được bán buôn tại chỗ, sau đó tỏa đi khắp các vùng.

Trong nội thành có phố Hàng Giấy trước đây, chuyên bán đủ các thứ giấy của vùng Bưởi sản xuất. Giấy Dó vùng bưởi đã từng thỏa mãn nhu cầu giấy của cả nước. Đặc biệt, là các văn nhân tài tử từ xứ Bắc, xứ Đông, xứ Nam, qua xứ Nghệ, xứ Quảng vào tận lục tỉnh phía Nam.

Ngày nay, những người thợ giấy vùng Bưởi đã cơ giới hóa, một số công đoạn sản xuất hàng năm sản xuất giấy dó lụa, giấy nến, giấy gói hoa quả, giấy bản, giấy moi…,

Nhưng quan trọng và đầy tính nghệ thuật, vẫn là những tấm giấy dó lụa rất Việt Nam, để in tranh Tết dân gian, in Truyện Kiều, và in Nhật Ký Trong Tù loại đặc biệt,...

giay do 14

Dưới bàn tay người nghệ sĩ, trở thành tác phẩm nghệ thuật tranh Đông Hồ

>>> Tranh dân gian Việt Nam

>>> Màu sắc trong tranh dân gian Đông Hồ

>>> Sự khác biệt giữa tranh Hàng Trống và tranh Đông Hồ

0976984729