Hình họa

Vẽ chân dung trong nghiên cứu hình họa cơ bản

Giữa tranh chân dung và nghiên cứu hình họa chân dung người có những điểm tương đồng song cũng có nhiều điểm khác nhau. Giống nhau là cùng vẽ gương mặt con người thông qua hình mẫu cụ thể, đặc tả chi tiết các giác quan, nhất là giác quan biểu hiện tình cảm như mắt và miệng.

Một số điểm cần lưu ý khi vẽ chân dung mẫu nữ trẻ

Bài vẽ chân dung mẫu nữ trẻ cũng tương tự như các bài vẽ chân dung mẫu nam già và nam trẻ. Tuy nhiên đến bài Chân dung mẫu nữ trẻ sinh viên đã có một quá trình và tương đối thành thạo các kĩ năng thể hiện bởi được nghiên cứu tương đối kĩ, từ các bài nghiên cứu đầu người trong Giải phẫu tạo hình đến tượng đầu người, chân dung mẫu nam già, nam trẻ.

Vẽ hình họa người mẫu đôi

Tập vẽ mẫu đôi cũng là bước đầu để làm quen với việc diễn tả cơ cấu, hình thể và mối quan hệ giao lưu trong hoạt động của nhóm người. Về nguyên tắc chung, vẽ người mẫu đôi cũng không khác gì với những kiến thức và kĩ năng đã trình bày ở các phần trên, như yêu cầu về xây dựng hình, cấu trúc tỉ lệ, tương quan đậm nhạt, sáng tối, hình khối và đặc biệt là diễn tả không gian thật của mẫu.

Màu sắc trong vẽ người

Những kiến thức về màu sắc giúp sinh viên hiểu và biết sử dụng đặc tính cơ bản nhất của màu sắc là nóng lạnh và đậm nhạt. Vẽ được màu đẹp nhưng chưa có đậm nhạt thì không thể diễn tả được về khối, sáng tối và tương quan màu sắc. Ngược lại, vẽ được đậm nhạt nhưng không đúng nóng lạnh của tương quan màu sẽ khó có cái đẹp rực rỡ, mạnh mẽ, rõ ràng.

Vẽ tượng người bán thân

Tượng bán thân người cũng là thể loại tượng chân dung, đươc phát triển một cách tương đối đầy đủ và trọn vẹn nhằm lột tả diện mạo hay tính cách của một con người cụ thể nào đó. Phần lớn tượng được tạo hình từ đầu cho đến chiều dài của tay khi buông thõng xuống.

Vẽ tĩnh vật chì (sưu tầm)

Sẽ là thiếu sót khi chúng ta dựng hình họa mà không hiểu biết về tâm lý thị giác của hình. Các hình cơ bản khi trục tự nhiên bị thay đổi thường trở nên động hơn so với trạng thái bình thường. Việc nắm được chiều hướng chuyển động và trạng thái động, tĩnh của hình không những giúp bạn trong việc xây dựng một bố cục cơ bản cũng như trong những bước tìm hiểu sáng tạo mà còn hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình xây dựng một hình họa cơ bản.

Các bước vẽ chân dung

Bên cạnh việc quan sát, nhận xét là sắp xếp bố cục hình vẽ trên giấy. Trong quá trình tiến hành bài vẽ cần kế thừa cách vẽ từ các bài vẽ trước và việc sử dụng que đo, dây dọi để kiểm tra, hỗ trợ cho mắt nhìn là cực kì cần thiết, nhất là khi dựng hình và đẩy sâu chi tiết nhưng không nhất thiêt phải thể hiện trên bài vẽ.

Ký họa

Ký họa là hình thức vẽ nhanh, nhằm ghi lại những nét chính, chủ yếu nhất, đồng thời ghi lại cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên, cảnh vật, con người.

Ký họa ngoài trời

Quan sát, tìm hiểu, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên là rất cần thiết cho việc vẽ ký họa ngoài trời

Trình tự các bước để vẽ được bài Ngũ Quan đẹp.

Vẽ khối Ngũ Quan (Tai – Mắt – Mũi - Miệng) là giai đoạn rất quan trọng để chuyển tiếp lên bộ môn Đầu Tượng hoặc Chân Dung. Vì Ngũ Quan chiếm hầu hết các vị quan trọng trên bài vẽ Tượng hoặc Chân Dung, sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta bỏ qua phần này.

Cách nhìn vật lý trong khi vẽ hình họa

Vẽ trong môn hình họa là vẽ theo mắt thấy, qua đó nó thể hiện mối quan hệ về không gian, thời gian giữa người vẽ và đối tượng được vẽ. Vẽ là sử dụng tất cả các thao tác và công cụ như: bút chì, bút bi, bút sắt để vẽ trên mặt phẳng với mục đích vừa vẽ giống đối tượng và thông qua đó… vẽ luôn cách nhìn, cách suy nghĩ của người vẽ đối với vật được vẽ.

Học quan sát độ đậm nhạt

Học vẽ là học quan sát. Độ đậm nhạt (Value) là yếu tố quan trọng nhất của bức tranh tả thực. Độ đậm nhạt trên tranh là các mức độ sắc xám khác nhau, được tạo ra bằng nhiều phương pháp.

Cách vẽ tư thế chuyển động của người

Vẽ nhân vật đứng hay ngồi yên là một chuyện, vẽ nhân vật trong trạng thái chuyển động lại là một chuyện khác. Cho dù bạn đã nắm vững cấu trúc giải phẫu, bạn vẫn gặp không ít khó khăn khi diễn tả dáng động của nhân vật, với mục đích tạo ra cảm giác sống động như thực tế cuộc sống.

Tại sao sắc độ sáng tối lại quan trọng?

Bạn hãy tưởng tượng nếu bài hát mà không có giai điệu rõ ràng cũng giống như một bức tranh không có ý nghĩa hay không có sắc độ trong nghệ thuật…. Những nốt nhạc và giai điệu ấy dẫn chúng ta cảm thụ hết một bản nhạc, cũng như là sắc độ sáng tối và màu sắc trong một bản vẽ.

0976984729