Hình họa

Bài tự luyện về cách nhìn TT và tiến triển

Có lẽ bạn đã tạo được những chuyển đổi sáng - tối nhất định, song có thể đạt được sự tan chảy hơn nữa của chất màu bằng cách tiếp tục dung miếng bọt xốp lau sạch những diện tích nào đó, rồi phân nhỏ những chỗ khác nhờ bôi them dầu glyxerin vào đó. Ngoài ra, bạn có thể làm phân rã thêm bằng cách trải một tờ giấy trắng trơn lên trên cái trạng thái hình - nền đang phát triển ấy rồi xoa mạnh một cách sinh động và ngẫu nhiên trên khắp tờ giấy, sau đó bóc ra và nhìn ngắm kết quả.

Bố cục trong vẽ tranh chì

Bố cục liên quan đến sự sắp xếp các thành phần trong một tác phẩm mỹ thuật. Dù bố cục là yếu tố buộc phải có trong mọi công trình mỹ thuật nhưng một bố cục tốt sẽ đòi hỏi kỹ năng lập kế hoạch và suy nghĩ thấu đáo.

Các sắc thái đơn (Phần 1)

Nếu thử đổi góc quan sát bằng việc nhìn nhân vật này với góc chính diện từ đỉnh, chúng ta thấy rõ tay phải đưa lên trên và ra trước, trong khi đó tay trái đưa ra sau và ra ngoài cùng một lúc. Vậy là hai tay đang nằm chéo nhau so với cơ thể. Với dữ liệu này, giờ chúng ta quay trở lại quan sát nhân vật hình minh họa một lần nữa, và thấy rằng anh ta đang ở góc 3/4. Tức là bên trái đang bị thấy ít hơn bên phải và tay bên này lại còn đưa ra ngoài nữa nên chiều dài cánh tay bắt buộc phải bị ngắn đi một chút so với bình thường (khi quan sát ở góc chính diện).

Các sắc thái đơn (Phần 2)

Giống như ở cẳng tay, cẳng chân cũng có 2 xương và vị trí của chúng đều bị lệch nhau tức là xương chày thì nằm lên trên còn xương mác thì nằm tụt xuống dưới và điều này khiến bàn chân khi nghiêng vào trong thì dễ hơn là nghiêng ra bên ngoài. Bên cạnh đó khi thả lỏng chân thì bàn chân sẽ bị nghiêng chéo lưng ra ngoài một chút.

PP luyện vẽ các khối hình học (Phần 1)

Cần phải nắm được phối cảnh là vấn đề đau đầu nhất đối với người vẽ, nhưng mặc dù như vậy, nguyên lí phối cảnh có thể giúp đỡ chúng ta giải quyết dần dần các vấn đề khó khăn. Hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy đều là hình ảnh thị giác tiếp nhận từ một góc độ nào đó, là hình ảnh đã trải qua sự tăng giảm độ xa gần, sau khi biến đổi hình thức mà thành, lúc đó không phải là hình nguyên bản, chúng ta nhận thức và vẽ một vật thể là lấy căn cứ từ hình ảnh thị giác, cho nên nhận thức và vẽ một hình tượng không tách khỏi phối cảnh, cho dù đó là vẽ một con muỗi hay vẽ một cái đinh.

Các sắc thái đơn (Phần cuối)

Hình tắt là một khái niệm được Giải phẫu học dịch ra từ “raccourci” trong tiếng Pháp. Từ “raccourci” theo từ điển Laroussee thì trong mỹ thuật, “raccourci” miêu tả hình ảnh rút gọn ở một chiều nào đó của một vật thể hoặc một dáng điệu dưới hiệu ứng của phối cảnh (ví dụ như tác phẩm Christ mort của Mantegna). Ở đây chúng ta hiểu hình tắt là một hình mà dưới tác động của quy luật phối cảnh, chiều dài của nó gần như bị rút ngắn lại hoặc cá biệt là biến mất hoàn toàn khỏi tầm nhìn (cũng giống như đường tắt vậy, nó là con đường có chiều dài bị rút ngắn lại).

Các sắc thái nhóm

Để có thể tái hiện được câu chuyện giữa 3 người này thì điều đầu tiên là phải hình dung toàn bộ bức tranh trong đầu rồi sau đó dựa vào các kiến thức về giải phẫu học để xây dựng lại chính xác nhất có thể. Cơ thể người thì cong và chéo nên vài yếu tố cần được lưu ý như chân trái của nhân vật ở giữa hơi gập lên, người bị đá cho ngã cũng có chân và tay không duỗi thẳng. Không nên để cho cái gì thẳng cả. Mọi đường thẳng đều là kẻ thù của việc vẽ người.

 Diện trong cơ sở tạo hình

Một bề mặt được xác định bởi hai kích thước, chiều dài (hoặc chiều cao) và chiều rộng được nhìn nhận là diện phẳng. Diện có thể có hình học đơn giản dễ xác định hoặc hình dạng tự do khó xác định (hình 1.60a). Một diện phẳng về nguyên tắc có thể mở rộng được ra vô cùng, khác với diện cong sẽ bị giao cắt (hình 1.60b). Trong nghệ thuật tạo hình diện phẳng là yếu tố quan trọng để tạo các tổ hợp hai chiều, dựng nên không gian ba chiều (hình 1.60c). Diện phẳng trong tạo hình được nhận dạng một cách đơn giản chỉ cần thông qua 3 điểm (hình 1.60d).

Hệ thống Khối tự nhiên

Phần này chúng ta sẽ học cách để "khối hoá" một vật bất kỳ thông qua việc chúng ta tìm ra khối tự nhiên của từng phần trên cơ thể. Quy trình tìm ra khối gồm 3 bước tuần tự như sau: 01 - Vị trí của vật thể; 02 – Cấu tạo của vật thể; 03 – Tính chất của vật thể.

Các lớp tuyến tạo không gian

Tất cả các khối hình thanh tạo bởi diện phẳng và các bờ cạnh, tất cả các bản diện cong hay phẳng đều có thể chuyển thành dạng thanh (hình 7.76). Một tổ hợp khối đặc, hay không gian có thể ít hấp dẫn về mặt thị giác vì nó bị che khuất cấu trúc bên trong, do vậy để tăng sức hấp dẫn và xử lý cấu tạo có thể chuyển thể trạng khối thành không gian dưới dạng thanh. Các lớp tuyển tạo không gian là kiểu dạng tạo hình mà các thanh cong hay thẳng kết hợp với nhau theo quy luật để tạo ra một diện phẳng, diện cong hay một không gian cụ thể nào đó.

0976984729