Hình họa

Vẽ chân dung bằng phấn tiên (Pastel)

Về tên gọi thì “pastel” được gọi là phấn tiên để phân biệt với phấn màu dùng để viết trên bảng. Như vậy, phấn tiên là phương tiện, chất liệu để vẽ diễn tả chứ không phải để viết bảng. Trên thực tế cũng có người gọi “pastel” là “phẩm màu”, thuật ngữ này không chính xác. Phấn màu là chất bột thạch cao và đất sét trắng được người ta nghiền trộn và ép thành thỏi. Nó có độ cứng hơn phấn tiên cho nên người viết có thể vẽ những nét thanh mảnh và nét to (do nhấn hay viết nhẹ).

Than chì, bút chì, bột than chì, muội than

Ban đầu, những que than chì được quấn trong dây thừng hoặc bọc trong da cừu, nhưng sau này chúng được nhét vào trong những thanh gỗ đục lõi. Những cây bút chì than được sản xuất đại trà đầu tiên ra đời ở Nuremberg nước Đức vào năm 1662.

Gợi ý cách tạo vật thể từ hình khối trong không gian (Phân 1)

Bản chất của Hình họa là vẽ hình. Hình dạng của sự vật, đối tượng trong thực tế vô cùng phong phú, đa dạng nhưng chung quy lại đều tồn tại ở dạng các hình cơ bản và các biến thể của chúng. Đó là hình vuông, hình tròn, và các biến thể như, hình tam giác, hình tứ giác, hình bầu dục... Để có một bài hình họa tốt tất yếu hình phải tốt. Việc dựng hình đòi hỏi phải dùng mắt quan sát và so sánh giữa các bộ phận.

Cách để hiểu bức tranh chân dung

Đối với các sáng tác đặc biệt phức tạp, những họa sỹ đôi khi sẽ vẽ những mẫu nhỏ của phong cảnh và vật kiến trúc, mà họ sẽ vẽ thu nhỏ toàn bộ sân khấu, đèn sân khấu, và người là những hình nhân bằng sáp nhỏ, để sự rực rỡ và cách bố trí bóng và không gian, sức thuyết phục trong phối cảnh của bức tranh có thể được thực hiện phù hợp;

Con mắt tạo hình

Do cấu tạo quang học và các tế bào thần kinh thị giác, mắt ta phân biệt được khối của bàn tay, cảm thấy sự chiếm chỗ trong không gian của nó. Mắt phân biệt màu của da thịt chân tay với các màu xung quanh. Nó lại phân biệt được đường nét tạo nên hình dáng (trên mặt phẳng) của bàn tay. Cuối cùng, con mắt nhận biết được chuyển động của bàn tay, các ngón tay tức sự chuyển động của khối, nét, màu trong không gian.

Đầu tượng và đầu người

Đầu tượng là sản phẩm điêu khắc mà ở đó thể hiện cách nhìn, diễn tả sao chép, chân dung phần đầu của người mẫu bằng ngôn ngữ điêu khắc, tức là nghệ thuật ba chiều (bức tranh phẳng: sơn dầu, màu nước là một bộ phận của nghệ thuật hai chiều). Mục đích của nặn, điêu khắc đầu tượng con người là diễn tả giống đặc điểm chân dung người mẫu thông qua tài năng của nhà điêu khắc.

Vẽ và quy trình vẽ đầu tượng

Đo là sự thẩm định độ cao thấp, dài ngắn, rộng hẹp của đối tượng bằng con mắt và thông qua trợ cụ là cây đo và dây dọi. Đo còn là quá trình quan sát, thẩm định các độ xiên lệch của vật thể. Khi người vẽ dùng cây đo để đo, nằm mục đích nắm bắt được tương quan tỷ lệ về các độ lớn nhỏ, cao thấp, dài ngắn của các bộ phận từ tổng thể đến chi tiết của đối tượng được vẽ. Đo giúp chúng ta hiểu khá rõ về đối tượng trước khi bắt tay vào việc vẽ.

Quy trình thực hiện vẽ đầu tượng (Phần 1)

Chúng ta dựng hình trên cơ sở bảo đảm chính xác các đặc điểm cốt lõi của đối tượng. Dựng bằng các nét phác nhẹ tay, nhưng khá chuẩn xác. Khi phác nét lỡ bị sai thì không nên vội tẩy xóa. Đừng e ngại, cứ tiếp tục phác các nét tiếp theo. Nếu nét thứ hai cũng bị sai thì nét đúng sẽ ở giữa ngay bên trong hai nét sai.

Cấu trúc xương phần thân trên và dưới

Hệ vận động người hay hệ thống cơ xương bao gồm các xương, sụn, cơ, gân, dây chằng và các mô mềm. Đây là một hệ thống cơ thể người, tạo ra hình dạng, sự ổn định cũng như hỗ trợ trọng lượng cơ thể, duy trì tư thế và giúp con người di chuyển.

Các bài hình họa mẫu nam giới

Học vẽ hình họa vẽ người quan trọng nhất đó là hình dáng, tỉ lệ và mối tương quan về độ đậm nhạt giữa các bộ phận với nhau. Học vẽ hình họa người không yêu cầu phải quá giống mẫu, quá chi tiết mà phải biết lược bỏ những chi tiết không quan trọng, điều này người mới học vẽ hình họa người bao giờ cũng bị vấp phải.

Quy trình vẽ đầu tượng (Phần 2)

Việc tô bóng tổng quát không phải thực hiện chỉ một lần duy nhất. Sau mỗi lần tô bóng chúng ta cần lùi ra xa để ngắm nhìn lại hình mẫu mà mình mới tô bóng để phân tích, so sánh sự tương quan. Nghĩa là chúng ta phải kiểm tra liên tục sau mỗi chu kỳ tô bóng và chỉnh hình.

Các khái niệm cơ bản trong vẽ chì

Màu là phản ứng của mắt với những bước sóng ánh sáng nào đó phản chiếu đến mắt từ một mặt phẳng. Bất kỳ màu sắc nào (đỏ, xanh, xanh lá cây, hồng) đều có ba đặc tính: màu sắc, cường độ và cung bậc (sáng hoặc tối). Vòng chuyển sắc là một cách thể hiện quang phổ màu (dưới dạng hình tròn), giúp ta nghiên cứu về màu sắc dễ dàng hơn (Hình 2). Vòng chuyển sắc chỉ ra những màu trong bộ ba sơ cấp (đỏ, xanh, vàng) khi ta phối màu sơn. Các cặp màu bổ trợ nằm đối xứng trực tiếp qua đường kính của vòng chuyển sắc, chúng có thể tạo ra hiệu ứng nhạt hoặc trung tính khi trộn lại với nhau (Hình 3). Sắc thái của một màu được tạo ra khi pha với màu đen, pha với màu trắng tạo ra màu nhẹ (Hình 4), và pha lẫn với màu xám sẽ tạo ra nhiều sắc độ khác nhau.

Phác thảo và gợi ý về chiều sâu

Nếu muốn chuyển từ vẽ viền sang vẽ gợi ý chiều sâu, đòi hỏi bạn phải biết tô bóng. Khi các nét vẽ được đặt gần nhau, chúng sẽ tạo ra cường độ màu từ nhạt sáng thành các sắc độ màu tối hơn. Đây là kiến thức cơ bản của quá trình tô bóng (Hình 1).

Nguyên vật liệu và dụng cụ vẽ chì

Có vô vàn những nguyên liệu hội họa mà ta có thể sử dụng được trong quá trình sáng tác. Tuy nhiên, một bức vẽ thành công có thể được nên tạo nên từ những nguyên liệu đơn giản và ít tốn kém. Vì vậy, chúng ta sẽ sẽ bắt đầu với những thứ cơ bản. Sau đây là một bản tóm tắt những nguyên vật liệu cơ bản mà bạn cần để hoàn thành các bài tập.

0976984729