Trong các môn học khởi đầu của nghệ thuật thị giác thì Hình họa là môn học mang nhiều dấu ấn trí tuệ nhất, lý tính nhất. Một trong các lý do để các họa sỹ hàn lâm trong các học viện mỹ thuật châu Âu thế kỷ 17-18 được tấn phong Viện sỹ vì họ là những người nghiên cứu hình họa – một tri thức về nhân thể.
Hình họa
Nghiên cứu cơ thể con người là đối tượng, là phương tiện để rèn luyện ngôn ngữ tạo hình. Qua đó có kiến thức tạo hình, có năng lực sáng tạo, có hiểu biết sâu sắc về các vấn đề cơ bản của tạo hình, có am hiểu về không gian và vai trò trọng yếu của không gian, xử lý không gian trên mặt phẳng cũng như xử lý không gian trong không gian ba chiều…
Hình vẽ nét có quan hệ chặt chẽ với tranh sơn, vừa vì nó là mặt nền của tranh sơn, vừa vì nó tự chứng minh tài khéo léo và tính khí của họa sĩ vì nó cho thấy quá trình sáng tạo của nghệ sĩ. Không kể phấn màu và mực, hình vẽ nét có thể được thực hiện bằng bút chì, phấn, than, than chì và bằng mũi dùi.
Nguyên nhân chủ yếu là do họa sĩ đã lấy “hình ảnh hình dung trong trí” làm hình ảnh tổng thể, chứ không thèm nghĩ ra một bố cục vận dụng mặt phẳng vẽ hai chiều. “Bố cục” là từ dùng để chỉ cách thức họa sĩ sắp xếp, phân bố mặt phẳng vẽ. Xây dựng bố cục để tạo không gian trong phạm vi mặt phẳng vẽ sẽ cho phép họa sĩ tự do xê dịch nhân vật trong khung tranh.
Vẽ hình họa chân dung người nhằm thể hiện những đặc điểm riêng trên gương mặt người mẫu. Ngoài việc vẽ giống về cấu trúc, đường nét, mảng khối, vẽ chân dung còn yêu cầu diễn tả được trạng thái tình cảm của người mẫu. Việc miêu tả nhân vật thông qua nguyên mẫu là một vấn đề không đơn giản vì người mẫu luôn vận đọng, kèm với diễn biến phức tạp về tâm lý, tình cảm.
Nghệ thuật họa chữ Việt là lối viết chữ Quốc ngữ với khổ chữ to (đại tự) bằng loại bút có ngòi bằng gỗ (gọi là bút mộc hoặc bút gỗ), được thể hiện một cách mềm mại, lả lướt uyển chuyển, có điểm xuyết các hình họa người, họa cảnh, hoặc muông thú thay cho các thanh sắc, các chữ in hoa hoặc các chữ cao thành bức tranh chữ Việt.
Học cách vẽ đầu không phải là một nỗ lực đơn giản, nhưng nó là một phần quan trọng trong kỹ năng của bất kỳ nghệ sĩ nào, vì vậy bạn nên dành thời gian để học cách vẽ sao cho thuần thục. Đầu là một cấu trúc rất phức tạp, do đó, có rất nhiều mẹo và thủ thuật giúp bạn nắm vững kiến thức làm cho quá trình học trở nên đơn giản hơn.
Hình là thuật ngữ khá chung chung nói tới dáng vẻ bề ngoài của vật thể, con vật, con người, cảnh quan… do tự thân tồn tại. Chúng ta sẽ nhận diện được “hình” nếu nó biểu hiện của thể rắn và chúng ta rất khó nhận thấy được nếu đối tượng thuộc thể hơi, thể lỏng ở trạng thái mờ ảo, không có sự định hình (đám mây, làn khói, dòng nước…).
Hình với ý nghĩa là “hình vẽ” là một trong những yếu tố thị giác cực kỳ quan trọng. Nó còn được gọi là những yếu tố tạo hình. Hình vẽ là sản phẩm của tài năng sáng tạo nghệ thuật thị giác. Nó là nền tảng để xây dựng, phối hợp, sáng tạo tác phẩm nghệ thuật thị giác. Trong cuộc dời sáng tạo của nghệ sỹ mỹ thuật thì “hình” như là phương tiện thể hiện cảm xúc, cách nhìn, tài năng. Vì lẽ ấy mà nhiều nghệ sỹ bậc thầy có nhiều câu nói hay về hình.
Không có cách chính xác duy nhất nào để bắt đầu một bản vẽ. Các nghệ sĩ thường sử dụng các phương pháp khác nhau mà phù hợp nhất với phong cách làm việc cá nhân họ. Nhưng nếu bạn là người mới bắt đầu, rất có thể bạn chỉ biết một hay hai phương pháp và bạn tiếp tục sử dụng chúng ngay cả khi chúng dường như không hiệu quả với bạn.
Điểm hay Chấm là yếu tố cơ bản, theo thứ tự thì nó đứng vị trí đầu tiên của các loại yếu tố thị giác. Theo toán học thì chấm, điểm chính là nền tảng tạo nên đường nét. Bởi vì đường nét là sự nối tiếp của hai hay nhiều điểm. Và đường nét còn là sự hiển thị do hiệu quả của sự di chuyển liên tục của các điểm. Điểm không có chiều dài, chiều rộng và sâu. Trước hết nó ở dạng tĩnh tại và vô hướng.