Hình họa

Nội dung và bài mẫu cho môn Hội họa 1

Trong chương trình học của các ngành thiết kế, thì Hội Họa 1 là một môn học thiết yếu. Nó cung cấp cho các bạn những kỹ năng chuyên ngành để hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình diễn họa các bản vẽ. Nội dung sau là các bài tập về kỹ thuật cơ bản, hy vọng chúng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc rèn luyện thêm các kỹ năng

Quá trình nghiên cứu về cơ thể người

Học vẽ hình họa toàn thân người là liên tục nghiên cứu, phân tích trên từng đối tượng cụ thể và vẽ giống các đối tượng này thông qua nhiều dạng bài tập mà ở đó có những yêu cầu rèn luyện, diễn tả từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Quá trình này rất dài, tối thiểu phải trải qua 30 bài vẽ toàn thân một người với đủ các phái tính, lứa tuổi, thế dáng. Nếu sâu hơn còn phải vẽ mẫu đôi (vẽ một nhóm hai người mẫu cùng một lúc…).

Bí quyết khi vẽ toàn thân người (Phần 1)

Có quan sát một cách khoa học thì sự vật, bản chất và hiện tượng toàn vẹn của nó mới được phát hiện, được phân tích, gạn lọc kỹ lưỡng. Khi ấy, “cái thấy” sẽ trở thành “trình độ thấy” sâu sắc. Đấy là sự phát hiện được cả chiều sâu bên trong của đối tượng, thấy được đối tượng với bản chất thực sự của nó.

Bí quyết khi vẽ toàn thân người (Phần 2)

Quy hình dựa vào động tác của người mẫu: Chúng ta tưởng tượng rằng ở mỗi tư thế vận động cụ thể, cơ thể con người được quy vào một, hai hay ba hình lớn chung cho toàn thân. Các hình này liên kết hay chồng lắp lên nhau theo dạng thức nào đó (do động tác cụ thể tạo ra cũng như do góc nhìn của người vẽ).

Tạo hình lập thể cơ bản

Tạo hình lập thể (khối) là tạo hình trong không gian 3 chiều, không có một đường cố định nào có thể biểu hiện toàn bộ diện mạo của khối. Cần phải nghiên cứu 3 chiều của nó, nhận biết khối từ những góc độ và phương vị khác nhau.

Yếu tố tạo hình kiến trúc (Phần 1)

Để dễ phân tích, tách biệt hình thái kiến trúc với những yếu tố công năng, kỹ thuật, kinh tế v.v… chỉ đơn thuần nghiên cứu phương diện tạo hình thực và ảo. Phân giải hình thực và ảo thành những yếu tố hình thái cơ bản (điểm, đường, diện, hình khối – không gian). Nghiên cứu những đặc điểm và những yếu tố thị giác, những yếu tố quan hệ của các hình thái cơ bản đó.

Yếu tố tạo hình kiến trúc (Phần 2)

Hướng của ánh sáng tạo bóng và phân bố sáng tối trên vật quan sát, không những làm cho vật trở nên đẹp hơn, hấp dẫn hơn mà còn nhìn rõ cấu trúc của chính nó. Tỷ lệ sáng tối còn giúp phân biệt một tập hợp nhiều chất liệu bài trí gần nhau, chất liệu này làm tăng thêm vẻ đẹp của chất liệu kia.

Vùng sáng và vùng tối

Cách dễ nhất để tìm hiểu về vùng sáng tối là sử dụng một nguồn sáng thô. Đó có thể là ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, ánh sáng xuyên qua cửa sổ hoặc ánh sáng nhân tạo. Một nguồn sáng thô thể hiện rõ ràng từng phần riêng biệt cần chú ý, phóng đại dải âm rộng nhất và khi bạn là người mới, đây là cách đơn giản nhất để thấy sự khác biệt giữa các tông màu.

Yếu tố tạo hình kiến trúc (Phần cuối)

Trên 2 phương của mặt bằng, đồng thời với việc sử dụng các yếu tố cấu thành phân cắt, tổ hợp tạo thành những không gian trên phương ngang, có thể cắt đứt cắt khuyết, mở lỗ trống các yếu tố cấu thành nằm ngang, tạo sự thông suốt trên mặt thẳng đứng, sự liên thông và biến hóa không gian trên cả 2 phương ngang và đứng tạo thành sự lưu thông tuần hoàn thị giác, hợp thành không gian phức hợp rộng lớn.

Tượng đầu người và tượng thật

Sự tương quan về màu sắc trên người mẫu hoàn toàn không giống với tượng thạch cao. Với tượng mẫu bằng thạch cao thì chỉ có một màu trắng và nó thay đổi do sự tác động của ánh sáng (quang lượng, góc chiếu, màu của ánh sáng…) còn người mẫu thật có nhiều màu sắc phức tạp hơn. Do vậy người vẽ cần nhớ và phân biệt và phải quan sát thật rõ sự khác biệt giữa các loại chất liệu và quy ra sắc độ đậm nhạt: thạch cao và da người ngoài sáng cũng như trong bóng tối cùng với màu đậm của mắt và của tóc. Về da người cũng có chỗ bóng loáng (gò má, đầu sống mũi và phần hứng sáng của tóc) cho nên cần chừa những khoảng trắng của chất liệu giấy theo vị trí thích hợp.

Cấu trúc toàn thân và sự chuyển động

Mỗi thế dáng, động tác của cơ thể của đối tượng hiển thị trước mắt chúng ta đều xuất phát từ tư thế tĩnh (toàn thân đứng thẳng bất động, khi ấy toàn thân ở dạng thăng bằng tĩnh) hay động (nhiều tư thế, đứng, xoay, ngồi, cúi, ngửa, khom, nằm, chạy tới, khi ấy toàn thân ở dạng thăng bằng động… cho đến các hướng chuyển động (thân trên xoay ngang, xoay nghiêng, hơi khom hay ngửa người, chân ngồi thẳng hay duỗi, tay khoanh lại hay bung ra, giơ lên, chống cằm, chống hông, cầm cây, vác cây… toàn thân cũng ở dạng thăng bằng động).

Tỷ lệ và khác biệt giữa nam và nữ

Tỷ lệ người là mối quan hệ về kích thước giữa các bộ phận với toàn bộ cơ thể con người. Để nắm được các mối quan hệ này và làm cơ sở khoa học cho việc vẽ hình họa người một cách thuận lợi chúng ta cần nghiên cứu toàn diện sự khác nhau về tỷ lệ chiều cao, chiều ngang cũng như một số bộ phận cơ thể người. Chúng ta lần lượt tìm hiểu tỷ lệ giữa người châu Âu với châu Á, giữa nam và nữ, giữa người trưởng thành, người già và trẻ em thông qua một số lược đồ, hình minh họa và một số bài tập vẽ người toàn thân của sinh viên.

Một chút khái niệm về tranh chân dung

Tranh chân dung là loại tranh chuyên vẽ dung mạo nhân vật từ người bình thường cho đến các danh nhân, nhân vật lịch sử hay anh hùng dân tộc. Tranh chân dung được chia làm 4 loại như sau: tranh vẽ phần đầu người, tranh vẽ bán thân người, tranh vẽ toàn thân người và tranh vẽ chân dung nhóm người.

Quy trình vẽ chân dung người thật

Điều kiện tiên quyết để được học, thực hành vẽ loại bài này thì các bạn bắt buộc phải đã được học, thực hành các bài vẽ về hình khối, tĩnh vật, đầu tượng lột da, đầu tượng vạt mảng và vẽ một số đầu tượng (già, trẻ, nam, nữ…).

Tĩnh vật chì và chất liệu

Cấu trúc cơ bản là một trải nghiệm mà chúng ta luôn có. Bất kỳ chạm vào một vật gì, chúng ta cảm nhận về cấu trúc cơ bản của nó. Qua việc chú tâm vào đôi tay và những ngón tay, bạn sẽ nhận thấy rằng bạn đang trải nghiệm về cấu trúc cơ bản.

0976984729