Yếu tố tạo hình kiến trúc (Phần 2)
10. Chất cảm: Là chất liệu vật chất tâm lý mà thị giác cảm nhận được. Cấu trúc 3 chiều trên bề mặt vật liệu.
Chất liệu bề mặt của vật liệu tạo cảm nhận trơn láng, bóng, nhám, gồ ghề… phô bày bản chất tự nhiên của vật liệu. Phân biệt 2 loại chất liệu bề mặt:
- Chất liệu tiếp xúc, nhận thức.
- Chất liệu thị giác.
Chất liệu bề mặt cho biết chất lượng của vật liệu và tuổi thọ tồn tại của chính nó. Ánh sáng, màu, khoảng cách nhìn, góc nhìn… ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức thị giác đối với chất lượng bề mặt của vật liệu.
* Chất liệu và tỷ lệ:
Kiểu dáng bề mặt của vật liệu, màu sắc, ánh sáng, tạo những cảm nhận phong phú trong không gian kiến trúc.
- Bề mặt có vân làm cho ta cảm nhận diện bài trí như rộng hơn.
- Bề mặt thô, tạo cảm giác xích lại gần.
- Kích thước, tỷ lệ, tầm nhìn… và kiểu dáng bề mặt của chất liệu, lựa chọn bài trí phù hợp sẽ cho cảm giác đầy đủ, phong phú của không gian.
* Chất liệu và ánh sáng:
- Ánh sáng khuếch tán làm mất hiệu quả không gian của bề mặt vật liệu.
- Hướng ánh sáng hợp lý làm nổi cấu trúc không gian không những của bề mặt chất liệu mà cả các khối bài trí trong không gian kiến trúc.
Hướng của ánh sáng tạo bóng và phân bố sáng tối trên vật quan sát, không những làm cho vật trở nên đẹp hơn, hấp dẫn hơn mà còn nhìn rõ cấu trúc của chính nó.
Tỷ lệ sáng tối còn giúp phân biệt một tập hợp nhiều chất liệu bài trí gần nhau, chất liệu này làm tăng thêm vẻ đẹp của chất liệu kia.
* Chất liệu và không gian:
Chất liệu tự nó biểu hiện giải pháp cấu trúc và cấu tạo đi theo nó, hình thành những tiết tấu riêng trong nhịp điệu chung của toàn không gian kiến trúc.
Lựa chọn chất liệu hài hòa về khối, dáng, màu sắc, đồng thời hài hòa trong khong gian bài trí, hòa nhập với chất liệu và giải pháp cấu trúc chất liệu của không gian đó.
* Hoa văn lắp ghép:
Hoa văn trang trí
Hoa văn trang trí có khả năng xóa được những khiếm khuyết của bề mặt, đem lại sự hài hòa sinh động cho không gian kiến trúc. Trong trường hợp này, hoa văn trở thành một loại chất liệu, phủ trên một chất liệu khác đã được cấu tạo.
Hoa văn ứng dụng
Hoa văn cấu trúc
Hoa văn hình thành từ những hình, đường kỷ hà theo phẩm chất của chất liệu tự nhiên.
11. Tạo hình không gian kiến trúc:
Quá trình tư duy thiết kế
Nội dung tạo hình
Tỷ lệ bao hàm quy mô, kích cỡ, giá trị, số lượng, mức độ, lớn nhỏ, đậm nhạt, xa gần, sắc độ… phụ thuộc vào không gian bài trí, tiện nghi sử dụng, tầm nhìn.
* Tỷ lệ:
Tương quan trong tập hợp bố cục
Một vài phương pháp toán học và hình học để tìm tỷ lệ lý tưởng của vật, làm cơ sở thiết kế thẩm mỹ kiến trúc.
Tỷ lệ vàng là một tỷ lệ quen thuộc xuất phát từ Hy Lạp cổ, tỷ lệ này biểu thị mối quan hệ thống nhất giữa 2 phần lớn nhỏ của một diện (A + B):
Chuỗi số FIBONACCCI: 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55…
Mỗi số hàng trong chuỗi bằng tổng 2 số hạng đứng trước nó. Tỷ lệ giữa 2 số hạng liên tiếp xấp xỉ tỷ lệ vàng.
Những chỉ dẫn này rất có ý nghĩa khi tìm bố cục khối – mặt bằng khối.
Tỷ lệ là vấn đề tồn tại muôn đời, nội dung vô cùng phong phú. Cả đời sáng tác của kiến trúc sư là đi tìm tỷ lệ.
Tỷ lệ theo kiểu dáng. Tỷ lệ trong tỷ lệ
Tỷ lệ trong cấu trúc thành phần và tỷ lệ trong cấu trúc tổ hợp
Tỷ lệ mô đun. Tỷ lệ lắp đặt
Tỷ lệ không gian. Tỷ lệ thành phần bài trí trong không gian với không gian
Tỷ lệ bài trí theo 2 chiều của không gian tạo sự hài hòa cân đối toàn cảnh
Không gian kín vật dụng nhẹ
Vật dụng nặng trong không gian thanh thoát
Tỷ lệ trong bao cảnh tương phản
* Tỷ lệ với con người (Tỷ lệ tương đối):
Chúng ta cũng cần quan tâm tới tỷ lệ mắt nhìn (Tỷ lệ tương đối)
Tỷ lệ với con người
Tỷ lệ theo vật dụng tiêu chuẩn
Tỷ lệ so sánh trong tương quan vật dụng
* Cân bằng: Cân bằng trong trường nhìn của lực thị giác, bao gồm: vật dụng, ánh sáng, màu sắc, tỷ lệ, lớn nhỏ, không gian, bề mặt giới hạn, trật tự bài trí và chất liệu.
Thường sử dụng những yếu tố tăng cường thị giác: sự tương phản; hình dáng; chất liệu; ánh sáng; sự bất thường.
Cân bằng thị giác phụ thuộc điểm nhìn và khoảng cách nhìn. Không gian kiến trúc với chất lượng và sự phân bố ánh sáng trong đó làm thay đổi đáng kể cân bằng thị giác.
Cân bằng thị giác phụ thuộc nhiều yếu tố cho nên rất cần thiết phải xem xét trong không gian ba chiều.
Cân bằng thị giác cũng thay đổi khi có người và không có người.
Có 3 giải pháp tổ chức cân bằng: cân bằng đối xứng, cân bằng xuyên tâm, cân bằng không đối xứng.
- Cân bằng đối xứng:
Đối xứng gồm có: đối xứng hình dáng, đối xứng khối tích, đối xứng vị trí. Nói chung là đối xứng 2 hoặc 3 chiều.
Cân bằng đối xứng cho ta cảm giác hài hòa, tĩnh định, bình ổn, dễ tạo điểm nhấn và cũng dễ kết thúc. Cân bằng đối xứng cũng dễ thiết lập điểm nhìn. Có thể tổ chức đối xứng nhóm và đối xứng trong từng nhóm.
Đối xứng cục bộ. Một nhóm đối xứng cục bộ nhằm tạo nhiều thành phần không gian.
Đối xứng qua tâm
- Cân bằng xuyên tâm:
- Cân bằng không đối xứng:
Tìm sự cân bằng khi tổ hợp các đối tượng tương nghịch về dáng khối, kích thước, màu sắc, sắc độ, chất liệu, sáng tối, xa gần…
Cân bằng thị giác này như có tính huyền bí, cần cân nặng nhẹ hoàn toàn đo bằng thị giác, theo nguyên lý đòn bẩy.
Cân bằng không đối xứng thường gây ấn tượng sinh động, không gian chuyển động, hoa mỹ, linh hoạt.
* Hài hòa:
Hài hòa, hiểu nôm na là sự hợp lý từ chất liệu, sắc độ, màu sắc, khối dáng, lớn nhỏ, đường nét, đậm nhạt, xa gần… là một thể thống nhất trong tổng thể.
Khi tổ hợp nhiều khối dáng tương tự trong không gian, cũng có thể gây cảm giác đơn điệu, rời rạc, cũng có thể dẫn tới sự hỗn loạn thị giác. Nếu kết hợp khôn khéo giữa trật tự và hỗn loạn, giữa đa dạng và thống nhất, giữa khẳng định và liên kết sẽ cho cảm nhận hài hòa, sinh động, kích thích sự hưng phấn.
Sự liên kết giữa các khối dáng trong bố cục dựa theo trục bố cục. Trục bố cục lựa chọn qua nhiều công phu cân nhắc trong không gian 3 chiều (bình diện và chiều cao).
* Đa dạng và thống nhất:
Tổ hợp theo đặc trưng thành phần trong bối cảnh hợp lý
Sự đa dạng thống nhất nhờ cách bài trí
Tổ hợp đa dạng về khối dáng, chất liệu, màu sắc trong không gian khong đối xứng cho cảm nhận hài hòa, thống nhất, nhờ cách chia không gian hợp lý theo những đặc trưng của các thành pahanf.
Tạo cảm giác thống nhất các khối dáng đa dạng nhờ phối hợp đường nét và hình dạng của các thành phần quanh tâm bố cục.
Những yếu tố không cùng kiểu dáng có thể bố trí theo từng nhóm, các nhóm quân bình qua một đường ranh giới.
Sự thống nhất đa dạng thị giác nhờ bài trí theo các cạnh gần nhau.
Những thành phần đa dạng thống nhất nhờ mặt phẳng khép lại ở phía trên.
Tấm phông cận cảnh là yếu tố tạo cảm giác thống nhất các khối đa dạng bài trí phía trước nó.
* Nhịp điệu:
Sự lặp lại các yếu tố trong cấu trúc theo một quy tắc nào đó không những tạo nên sự thống nhất thị giác mà còn tạo nên nhịp điệu chuyển động trong cảm nhận tâm lý.
Một thí dụ về nhịp điệu lặp lại các yếu tố cấu trúc trong không gian 3 chiều, tạo sự bình ổn tâm lý.
Nhịp điệu cấu trúc tạo sự linh hoạt, năng động của không gian, tạo sự sống động có quy luật bền vững. Không gian như chào mời…
Nhịp độ, nhịp điệu, biến tấu, làm duyên dáng, uyển chuyển cho tổng thể cấu trúc. Những đột biến trong nhịp điệu làm tăng tính tự nhiên trong cách bài trí. Sự thay đổi khối dáng, chất liệu có tính bất thường trong một chuỗi liên tục, có thể tạo được sự phong phú thị giác, sự hấp dẫn suy tư.
Thay đổi tiết tấu trong nhịp điệu
Nhịp điệu hình thành từ sự biến đổi chất liệu và màu sắc
Lớn nhỏ, kích cỡ và nhịp điệu
Hoa văn, họa tiết và nhịp điệu
Thị giác nhạy nhất với nhịp điệu theo tuyến.
Nhịp điệu tương nghịch
Nhịp điệu bối cảnh
Nhịp điệu theo phân vị ngang
Nhịp điệu theo phân vị 2 chiều
Nhịp điệu cận cảnh
Nhịp điệu liên kết các thành phần trong không gian
Nhịp điệu phức hợp giữa cấu trúc bối cảnh và vật dụng nội ốc
Cầu thang tay vịn biểu hiện chuyển động theo nhịp điệu tự nhiên
Phân vị theo nhịp điệu
Sự hòa nhập của nhịp điệu
* Điểm nhấn:
Một tổ hợp bố cục không có điểm nhấn biểu thị một ý tưởng trống rỗng, rời rạc, làm mất giá trị của các thành phần, tạo một cảm giác ngơ ngác, thậm chí rối loạn.
Điểm nhấn bằng kích thước đặc biệt
Điểm nhấn bằng hình dáng đặc biệt
Phương pháp đặt điểm nhấn: Đặt ở tâm của tập hợp; Đặt ngoài tâm của tập hợp; Đặt theo chuỗi ở vị trí kết thúc.
Thay đổi khối dáng hình học tạo điểm nhấn
Bố cục hướng tâm tạo điểm nhấn
Bằng phương pháp tạo điểm nhấn
Điểm nhấn thường chọn theo những điều kiến: Là yếu tố đặc biệt, khác thường trong quần thể; Vị trí đặt trong không gian; Là điểm đầu hoặc kết thúc trục nhìn, tầm nhìn; Sự tương phản với quần thể; Bài trí quần thể hướng tới mục tiêu, khi đó mục tiêu là điểm nhấn.
Trong thị giác, vai trò của điểm nhấn có đạt được hay không, chủ yếu phụ thuộc vào cách bài trí những thành phần trong tổ hợp.
Trong một tổ hợp bố cục đa dạng, có thể có nhiều điểm nhấn, nhưng phải phân biệt chính phụ, dẫn dắt, chuyển tiếp hài hòa tới trung tâm, tránh những rối loạn trong thị giác.
Khi sử dụng nhiều khối dáng, màu sắc, chất liệu… có những đặc sắc riêng, tự mỗi thành phần đã có sự thu hút thị giác mạnh, cần chú ý khoảng cách không gian để tạo sự chuyển tiếp hài hòa của cảm nhận thị giác, gây những hứng thú bất ngờ, liên tiếp, uyển chuyển.
>>> Yếu tố tạo hình kiến trúc (Phần 1)
>>> Nội dung và bố cục tranh trong diễn họa kiến trúc