Hình họa

Nhận thức và cấu trúc KG (Phần 2)

Nhận thức thị giác là việc nắm bắt hình dạng của không gian và hình dạng vật chất của các vật thể. Về cơ bản, nhận thức xem ra là sự ghi nhận lối sắp xếp bất biến và cố định của bề mặt các vật thể trong mối quan hệ với những khoảng không gian giãn cách giữa chúng. Theo nhận thức, các bề mặt của vật thể và không gian do chúng định ra hình dạng – và qua đó chúng được định hình – là không thể tách rời.

Tô bóng chéo trên bảng khắc

Bài tập này dùng phương pháp tô bóng chéo giống như trong bài tập vẽ mực. Tuy nhiên khi dùng bảng khắc, chúng ta sẽ bắt đầu với bề mặt màu đen và cắt các đường để hiện ra bảng màu trắng bên dưới. Đề tài khắc có thể là từ ảnh chụp, tranh vẽ hoặc do quan sát được. Bạn hãy chú ý chọn dùng các hình ảnh có nguồn sáng chiếu đến vật thể ở góc 45 độ, và có ánh sáng cường độ mạnh chiếu xuống từ góc trên bên trái hoặc bên phải chủ thể. Do sẽ làm việc với bảng đen và khắc lên bề mặt để lộ mặt trắng phía dưới, bạn nên để phần lớn bố cục với màu tối, giống như trong ví dụ Hình 1. Bạn cũng có thể dùng ảnh gốc với cường độ sáng yếu hơn (Hình 2). Và áp dụng vào tranh của mình nếu cần thiết.

Những yếu tố cơ bản của HT (Phần cuối)

Một bề mặt được xác định bởi hai kích thước, chiều dài (hoặc chiều cao) và chiều rộng được nhìn nhận là diện phẳng. Diện có thể có hình học đơn giản dễ xác định hoặc hình dạng tự do khó xác định (hình 1.60a). Một diện phẳng về nguyên tắc có thể mở rộng được ra vô cùng, khác với diện cong sẽ bị giao cắt (hình 1.60b). Trong nghệ thuật tạo hình diện phẳng là yếu tố quan trọng để tạo các tổ hợp hai chiều, dựng nên không gian ba chiều (hình 1.60c). Diện phẳng trong tạo hình được nhận dạng một cách đơn giản chỉ cần thông qua 3 điểm (hình 1.60d).

Độ sáng tối - đậm nhạt của hình thể

Độ sáng tối – đậm nhạt (Value) là các thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ đặc tính bề mặt của một hay nhiều hình thể nào đó. Có nghĩa chỉ mức độ đen – trắng (không không có sắc màu) của vật thể hay chỉ là đơn sắc pha thêm đen trắng (ví dụ màu nâu thêm nhiều hay ít trắng).

Thiết kế trừu tượng bằng bút chì màu

Từ “trừu tượng” ở đây có nghĩa là bức tranh không thể hiện bất cứ đề tài, nhân vật hoặc yếu tố tự nhiên nào. Bức tranh sử dụng chủ yếu các yếu tố và nguyên tắc thiết kế sao cho tạo được cấu trúc và sự hấp dẫn, thay vì dựa vào các hình ảnh được cách điệu và trừu tượng hóa. Thuật ngữ “trừu tượng” lần đầu tiên được sử dụng bởi họa sỹ người Nga Wassily Kandinsky vào đầu thế kỷ XX. Có rất nhiều trào lưu nghệ thuật trừu tượng khác nhau, gồm phép biểu đạt trừu tượng (Jackson Pollack, Willem DeKooning), ảo thị (Viktor Vasarely, Yaakov Agam), và De Stijl (Mondrian). Cũng có vô số các thể loại hội họa trừu tượng tuy nhiên, tất cả những họa sỹ theo trường phái này đều có chung ý tưởng, đó là không cần phải sử dụng các vật thể để tạo được một tác phẩm và tạo hình đẹp. Hiểu rõ và thực hiện các khái niệm của thiết kế trừu tượng sẽ thúc đẩy tầm hiểu biết của bạn về các yếu tố và nguyên tắc tạo hình.

BC mang tính tự phát và bố cục có chủ ý

Trước khi bắt đầu vẽ, dù là không gò bó hay là có chủ tâm, hãy cố để cho đầu óc mình trống không. Thả lỏng và cố gắng “không có ý nghĩ”, giải tỏa đi áp lực của ý nghĩ “có chủ ý” trong đầu. Bạn cần để cho bút chì hoặc bút lông di chuyển một cách phóng khoáng, gần như bén nhạy như thể tự nó vốn đã có một đời sống riêng.

Chất liệu – Cấu trúc bề mặt của hình thể

Tất cả các vật liệu hình thành nên bề ngoài của hình thể dù là tự nhiên hay nhân tạo đều có dạng cấu trúc bề mặt riêng. Đặc trưng chất liệu bề mặt của chúng có thể được mô tả như: mịn, nhám, trơn, gồ ghề, trong, đục… Có hai dạng thức sử dụng chất liệu – cấu trúc bề mặt để tạo tác hình thể

Kích cỡ tỷ lệ của hình thể

Kích cỡ cho phép người xem hiểu thêm về các đặc tính như: tỷ lệ, kích thước, độ dài rộng, khoảng cách của một hình nào đó trong tương quan bố cục chung. Việc sử dụng các kiểu kích cỡ khác nhau trong một hợp nhóm các hình thể, hình dạng thông qua các thủ pháp: tương phản, biến đổi dần, chuyển dạng… góp phần làm chặt chẽ và dễ đạt được tính thống nhất cho việc hợp nhóm các hình thể.

Các hình dạng đặc biệt

Sau khi mắt tiếp nhận hình ảnh, những chu trình thuộc hệ thần kinh dẫn thông tin tới trung tâm trí não, tại đây có sự phân loại và định dạng hình ảnh, liên hệ so sánh cực nhanh với tất cả những thông tin về những vật thể mà trước đó người quan sát đã gặp, đã tiếp xúc, đã nhận thức và đã có kinh nghiệm để hệ thống hóa thông tin mới nhận. Nếu thông tin về vật thể không giống những gì đã biết trước đó, người quan sát cần thêm thời gian xem xét lại để định dạng, gọi tên, miêu tả đối tượng.

Cấu trúc các hình thể

Cấu trúc (structure) là khái niệm để chỉ cách sắp xếp, tổ chức, khống chế các hình thể (form) hình dạng (shape) theo một quy luật nào đó. Cấu trúc trong tạo hình thường được hiểu dưới dạng tuyến, dạng mạng hai hay ba chiều.

Nguyên tắc tổ hợp (Phần 1)

Về mặt khái niệm, nguyên lí hay nguyên tắc tổ hợp là các tiêu chí nên đạt được khi sắp xếp các yếu tố thị giác đơn lẻ cùng các nhóm, các bộ phận khác nhau thành một tập hợp hình thể hài hòa, trọn vẹn và mang tính thống nhất, mang lại chất lượng thẩm mĩ, ngữ nghĩa cho tác phẩm, trong không gian hai hay ba chiều.

Nguyên tắc tổ hợp (Phần 2)

Tính nhịp điệu trong nghệ thuật thường xuất phát từ sự lặp lại của một hay một vài yếu tố nào đó theo quy luật, một chu kì nhằm mang lại vẻ hài hòa và sự cuốn hút cho hành động, cho tác phẩm. Cụ thể với nghệ thuật tạo hình đó là sự lặp lại có nhịp điệu các yếu tố thị giác như: nét, hình dạng, màu sắc, vị trí, chiều hướng hoặc một hình thái cấu trúc theo quy luật nào đó. Sự lặp lại những yếu tố này cần có số lượng lớn hơn ba (hơn ba phần lặp lại) để tạo ra hiệu ứng nhịp điệu.

Tạo hình ba chiều

Chúng ta thực sự chỉ sống trong không gian ba chiều. Trong không gian này, ta cảm nhận các hiện vật. Nhìn phía xa, ngoái lại sau, nhìn sang phải, sang trái để tri giác và cảm thụ các vật thể. Tuy nhiên sự hiểu biết về khối, các vật thể khác trong không gian ba chiều không thể chính xác và thấu đáo khi nhìn vật thể từ một góc nhìn cố định.

Các dạng hình thể không gian (Phần 1)

Khối cơ bản sau khi chia cắt có thể được tổ hợp lại bằng cách dịch chuyển, xoay, trượt, tịnh tiến,... các phần đã bị chia cắt để tạo nên diện mạo mới. Thủ pháp này nhằm tạo ra một hợp nhóm khối sống động, có chức năng khác nhau ở mỗi phần nhưng vẫn nhận diện và hình dung được khối gốc nên có thể mang lại sự chắc chắn về tạo hình cho tổng thể.

Các dạng hình thể không gian (Phần 2)

Vẻ đẹp tạo hình của các khối này biểu hiện ở tính logic của cấu trúc và biến hóa về hình dạng. Do cạnh của các khối đa diện đều và bán đều là bằng nhau nên tổ hợp được cấu kết dế dàng. Các tổ hợp khối đa diện đều và bán đều có thể phát triển theo kiểu lặp lại, kiểu tuyến tính, kiểu phân nhánh, kiểu mạng đa chiều,... Các khối có thể được xử lí kiểu khối đặc, khối rỗng, nửa đặc nửa rỗng, khối khấu trừ, khối trong suốt...

0976984729