Các hình dạng đặc biệt

 

1. Khái niệm trục định hướng hình: Một hình phẳng, một khối hay một hợp khối được cảm nhận là động hay tĩnh tùy thuộc vào chiều hướng của nó với bối cảnh hạn chế xung quanh. Thường hay lấy phương ngang, phương đứng làm chuẩn để xác định tính động hay tĩnh của hình thể,

Một yếu tố quan trọng thể hiện tính chiều hướng là khái niệm trục định hướng hình (directional axis).

Cùng với các yếu tố khác như: vị trí, độ nặng nhẹ, chất liệu, màu sắc, trục định hướng ảnh hưởng tới độ ổn định của hình thể trong không gian hai hay ba chiều.

Một hình thể dù là có quy luật hay không có quy luật hình học đều có thể tìm ra một trục hoặc một hệ trục định hướng hình nội tại của nó.

Hình 3.22 là sơ đồ trục định hướng hình của một số hình có dạng hình học và phi hình học.

ảnh

hinh dang 1

Hình 3.22: Ví dụ về trục định hưởng hình của một số hình dạng

a. Hình tam giác đều có thể xuất hiện 3 trục định hướng hình, tùy từng trường hợp sẽ có trục nổi trội hơn.

b. Hình chữ nhật có trục định hưởng hình ở giữa, chạy dọc theo cạnh dài.

c. Hình đa giác, trục định hướng hình nằm dọc theo tâm hình.

d. Hình có tính chất hữu cơ, trục định hướng hình nằm dọc theo trục đối xứng hình.

e. Hình đa giác nhiều cạnh gấp khúc, trục định hướng hình đổi hướng.

2. Trục định hướng hình và tính cân bằng của một hình:

Các kinh nghiệm thị giác của cá nhân về sự cân bằng cùng trục định hướng hình đóng vai trò quan trọng trong việc lý giải hay tạo ra tính động - tĩnh, cân bằng - phi cân bằng của hình thể.

Một hình chữ nhật có một cạnh nằm trên đường nằm ngang sẽ cho cảm giác tĩnh tại ổn định. Khi hình chữ nhật xoay đi một góc, trục định hướng hình không vuông góc với đường nằm ngang, đỉnh của hình chữ nhật là điểm tựa, trạng thái phi cân bằng xuất hiện (hình 3.23).

Một ví dụ khác, hình tam giác đều là hình đa hướng, sức căng thị giác ở ba đỉnh của hình. Hình tam giác này ổn định khi một cạnh của nó nằm trên mặt phẳng ngang. Có trạng thái mất cân bằng khi trục định hướng hình không vuông góc với phương ngang. Cũng hình này lại cho cảm giác động nhưng cân bằng khi một trục định hướng hình vuông góc với phương ngang và tựa trên một đỉnh (xem hình 3.24).

Như vậy, khi trục định hướng hình của một hình thể lệch nghiêng so với phương ngang thường tạo ra cảm giác về trạng thái động và mất cân bằng.

hinh dang 2

Hình 3.23: Tính ổn định của hình chữ nhật

Khi trục định hướng hình của hình chữ nhật xoay đi trạng tải phi cân bằng xuất hiện.

hinh dang 3

Hình 3.24: Tính ổn định của tam giác đều

Hình tam giác có ba trục định hướng hình, sức căng của hình xuất hiện ở ba đỉnh. Ba trạng thái của hình tam giác: cân bằng, bất cân bằng và cân bằng động.

Một hợp nhóm các hình sẽ có cảm giác động khi chiều hướng trục định hướng hình của mỗi hình không giống nhau, thay đổi chuyển hướng và đảo chiều.

Hình 3.25 là ba dạng hợp nhóm của các hình vuông, hình chữ nhật, tam giác. Mỗi hình đều có trục định hướng hình riêng.

Hình 3.25a: Các hình hợp nhóm theo kiểu chồng xếp, các trục định hướng hình song song với nhau. Hợp nhóm cho cảm giác tĩnh tại.

Hình 3.25b: Các hình hợp nhóm theo kiểu chồng xếp, xoay tỏa, các trục định hướng hình có chiều hướng khác nhau. Hợp nhóm cho cảm giác động.

Hình 3.25c: Các hình hợp nhóm theo kiểu cài lồng, các trục định hướng hình tiếp nối nhau và đảo chiều tạo ra đường zíc-zắc. Hợp nhóm cho cảm giác liền mạch và động.

hinh dang 4

Hình 3.25: Trục định hướng hình thay đổi khi hợp nhóm các hình thể

a. Các trục định hướng hình song song.

b. Các trục định hướng hình có chiều hướng khác nhau.

c. Các trục định hướng hình liền mạch tạo ra đường zíc-zắc, hợp nhóm tạo trạng thái động và liền mạch.

Một hình phẳng, một nhóm hình phẳng khi hợp nhóm tạo ra sự động - tĩnh, cân bằng hay phi cân bằng thông qua trục định hướng hình. Trong không gian ba chiều, các khối khi hợp nhóm cũng có những đặc tính tương tự.

Việc thay đổi và đảo chiều trục định hướng hình, trục định hướng các không gian hay ống không gian nhằm tạo ra tổ hợp không gian động đa chiều và lập thể là thủ pháp thuờng được các kiến trúc sư, các nhà tạo hình sử dụng. Hình 3.26 là tổ chức mặt bằng một khu thuộc Bảo tàng nghệ thuật đương đại Naoshima của kiến trúc sư Nhật Bản Tadao Ando. Mặt bằng được hợp hóm từ các hình có dạng kỷ hà. Trục định huớng hình luôn thay đổi về chiều hướng các khối hình tổ chức kiểu xoay tỏa, chồng xếp đã tạo được các tiểu không gian tĩnh nhưng mở, động nhưng được khép kín.

hinh dang 5

Hình 3.26: Naoshima Contemporary Art Museum, Naoshima Island, Japan (2002), Tadao Ando

a. Mặt bằng tầng điển hình.

b. Mô hình mặt bằng tổng thể.

* Bài thực hành: Động - tĩnh và trục định hướng hình

Mục đích của bài tập là nghiên cứu trạng thái động - tĩnh của một hợp nhóm hình phẳng thông qua việc thay đổi trục định hướng hình.

Bài tập chia làm hai nhóm: Hợp nhóm với cùng hình dạng và hợp nhóm không cùng hình dạng. Mỗi nhóm làm ba cấp độ: tĩnh - động - động nhiều. Lưu ý, để tránh phức tạp ở nhóm hai không nên quá 3 loại hình dạng. Xem ví dụ hình 3.27.

- Hình ảnh nhập nhằng: Hình ảnh nhập nhằng (Ambiguous figures) là loại hình mà với cùng một hình ảnh lúc được cảm nhận là hai hình khác nhau lúc lại cảm nhận là một hình đơn lẻ.

Hình ảnh nhập nhằng tạo nên sự đa nghĩa, tính hoán đổi hay sự lập lờ nước đôi về ngữ nghĩa hình ảnh.

Hình 3.28 là hình vẽ của Egar Ru bin về cách tạo ra hai khuôn mặt người và một lọ hoa từ hai bờ cạnh của diện phẳng.

Lưu ý, do quy luật khép kín sự nhận biết thị giác về mỗi hình diễn ra độc lập. Chỉ một trong hai hình được nhận ra ở cùng một thời điểm, khi một hình được nhận ra thì hình kia sẽ là phông và ngược lại.

Ở hình nhập nhằng, các hình dạng khác nhau chia sẻ một đường bao, có nghĩa một đường (contour) sẽ mang chức năng diễn hình cho cả hai và tạo ra sự lẫn lộn về nhận thức thị giác.

Do tính nhập nhằng của hình nên mắt người và não bộ đã gặp sự lúng túng trong việc ấn định nét contour dành cho hình này hay hình kia. Tạo ra khoảng thời gian ngừng cho sự trao đi đổi lại phân biệt hai hình.

Hình 3.29 là một số ảnh chụp và hình vẽ của Edgar Rubin (nguồn internet) về kiểu dạng nhập nhằng đa nghĩa.

hinh dang 7

Hình 3.27: Nghiên cứu hợp nhóm các hình về tính động thông qua thay đổi chiều hướng trục định hưởng hình. Thứ tự từ trên xuống; tĩnh - động - động nhiều

a. Hợp nhóm cùng hình dạng.

b. Hợp nhóm không cùng hình dạng.

hinh dang 7

Hình 3.28: Rubinvase. Edgar Rubin. Hình ảnh lọ hoa và mặt người được ghi nhận thay đi đổi lại liên tục

hinh dang 8

hinh dang 9

Hình 3.29: Một số hình ảnh về tính nhập nhằng, đa nghĩa

a,b. Các hình vẽ chiếc bình và hai mặt người.

c. Ảnh chụp chiếc bình, phông hình sẫm phía sau. Sự hoán đổi hình ảnh chiếc bình và phông hình như hai mặt người diễn ra liên tục.

d. Ảnh chụp hình ảnh thực và bóng đổi của người cầm chiếc bình.

e. Ảnh chụp các con tiện và phông sẫm phía sau như hình người đứng.

f. Thân cây, cành cây là các nét đa nghĩa mang cả hình ảnh các thú vật.

g. Một dạng đa nghĩa nhập nhằng về hình, cô gái và cụ già.

h. Hình nhập nhằng, hoán đổi hình nền, mỗi con thú khi là hình khi là nền.

i. Hình nhập nhằng, hoán đổi hình nền. Hình ảnh ba cô gái.

3. Tính nhập nhằng của mẫu hình:

Một dạng hình nhập nhằng nước đôi khác là các mẫu hình nhập nhằng (ambiguous patterns). Kiểu dạng này có thể hình thành từ việc tổ hợp sắp xếp trên cơ sở các hình đơn vị giống nhau, được tổ chức theo kiểu cấu trúc mạng. Hợp nhóm các hình đơn vị tổ chức tạo nên sự nhập nhằng có thể bằng các thủ pháp sau đây:

a. Các hình đơn vị có chiều hướng hình đối nghịch nhau. Xem hình 3.30a. b. Các mẫu hình được hợp nhóm từ hai hình đơn vị có hình dạng tương tự nhau, chia sẻ một đường contour chung. Xem hình 3.30b.

c. Hình đơn vị xếp cạnh nhau đều đặn theo phương ngang sau đó nhân bản hàng ngang này. Xem hình 3,30c.

Mẫu  hình nhập nhằng có thể không tổ chức theo kiểu mạng mà được triển khai theo dạng tuyến liền. Các hình hoán đổi, sắp đặt liền kề. Mẫu hình kiểu này được tạo bởi nhiều hình khác nhau nhưng chung bờ cạnh. Tại một thời điểm chỉ có một hình dạng được cảm nhận. Ví dụ hình 3.31 vẽ kiểu mẫu hình nhập nhằng triển khai theo dạng tuyến liền mạch.

hinh dang 10

Hình 3.30: Hình đơn vị và tính nhập nhằng

a. Các hình đơn vị có chiều hướng đối nghịch nhau.

b. Các hình đơn vị là giống nhau chia sẻ một đường contour chung.

c. Các hình đơn vị tương đối độc lập, xếp cạnh nhau đều đặn (hình ba chạc không dính liền nhau.

hình dang 11

Hình 3.31: Hình nhập nhằng từ tuyến liền

a. Mẫu hình nhập nhằng tạo từ tuyến liền, các hình thành phần có hình dạng khác nhau và sắp đặt liền kề.

b. Mẫu hình nhập nhằng tạo từ tuyến liền. Các hình thành phần có hình dạng giống nhau và sắp đặt liền kề.

c. Mẫu hình nhập nhằng tạo từ tuyến liền. Các hình thành phần có hình dạng hình gấp khúc, được sắp đặt cài lồng tự do.

4. Hình phi thực tế hay hiệu quả:

Một hình phi thực tế thấy thoạt nhìn tổng thể có vẻ hợp lí nhưng xét chi tiết thì thứ tự, tầng bậc các bộ phận bị đảo lộn.

Hình phi thực tế  (imposible figure) có thể được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí của tuyến và điểm trong không gian. Cùng một tuyến, một điểm nhưng một phần nằm ở phía trong, một phần nằm phía ngoài hay lúc đóng vai trò tạo hình phía trên, lúc đóng vai trò tạo hình phía dưới.

Cái "phi lý" của hình thể tạo ra mang lại cảm nhận trong ngoài, trên dưới, thật ảo lẫn lộn.

Hình 3.32 là các ví dụ về hình vẽ dạng phi thực tế, hay sự ảo của nét.

hinh dang 12

Hình 3.32: Hình phi thực tế

a. Các nét ngang lúc đóng vai trò cấu tạo phần trên, lúc đóng vai trò cấu tạo phần dưới (nguồn internet).

b. Các nét tạo ra sự vặn xoắn “phi lý” của hình dạng (nguồn internet).

c. M.C.Escher. Sự chuyển động vĩnh cửu. In litô. Hình ảnh trong ngoài, trên dưới, bị đảo chiều và lẫn lộn, dòng nước quay vòng như vô tận.

5. Ảo giác hình học:

Ảo giác hình học (geometrical illusions) là khái niệm chỉ bản thân vật thể có  chứa những yếu tố gây nên sự nhận thức sai, nhầm lẫn hay phi thực tế về mặt thị giác.

Có nhiều dạng khác nhau các của ảo giác hình. Ở phần này chỉ nói tới sự ảo giác có tính chất hình học.

Ảo giác hình học là cách thức tổ chức, cấu trúc đường nét gây ra sự nhầm lẫn về chiều hướng, kích thước, hình dáng.

Sau đây là một số dạng tiêu biểu:

a. Phương đứng - phương ngang:

Ảo giác tạo bởi phương đứng và ngang. Khi hai đoạn thẳng bằng nhau, đặt vuông góc với nhau thì đường thẳng đứng bao giờ cũng có vẻ dài hơn đường nằm ngang. Xem ví dụ hình 3.33.

b. Hình to nhỏ:

Hai hình tròn có kích thước thật bằng nhau nhưng với bối cảnh khác nhau sẽ cho cảm giác to nhỏ không giống nhau. Ví dụ hình tròn nằm giữa những hình tròn bé hơn thì nó có vẻ lớn hơn hình tròn kia khi bị các hình tròn lớn vây quanh. Xem ví dụ 3.34.

c. Hiện tượng ảo giác Ponzo:

Xem ví dụ hình 3.35. Đoạn thẳng nằm ngang phía trên có cảm giác dài hơn đoạn thẳng nằm ngang phía dưới (mặc dù chúng bằng nhau) khi hai đoạn thẳng này song song với nhau và bị kẹp trong một góc nhọn.

hinh dang 13

Hình 3.33: Ảo giác về độ dài

Hai đoạn thẳng song song bằng nhau về độ dài bị kẹp trong một góc nhọn. Đoạn thẳng trên có cảm giác dài hơn đoạn thẳng dưới.

a. Nét thẳng đứng và nét nằm ngang dài bằng nhau nhưng nét đứng được cảm nhận dài hơn.

b. Một chiếc mũ - chóp mũ có vẻ cao, dài hơn vành mũ mặc dù chúng bằng nhau

 

hinh dang 14

Hình 3.34: Ảo giác về to nhỏ

hinh dang 15

Hình 3.35: Hiện tượng ảo giác Ponzo

d. Ảo giác Poggendorf:

Hình 3.36 cho thấy sự phi tuyến tính nếu đường thẳng cắt chéo qua hai đường thẳng đứng song song và bị ngắt quãng bởi hai đường này thì hai đoạn bị cắt có vẻ lệch nhau một chút.

hinh dang 16

Hình 3.36: Ảo giác Poggendorf

Hai đoạn thẳng chéo có vẻ không nằm trên cùng một đường thẳng

e. Ảo giác Muller – Lyer:

Ở hình 3.37, đoạn thẳng bị kẹp giữa hai đầu mũi tên trong hai trường hợp là bằng nhau. Nhưng do chiều hướng của mũi tên nên chúng có vẻ có độ dài khác nhau.

hinh dang 17

Hình 3.37: Ảo giác Muller – Lyer

Hai đoạn thẳng đứng, độ dài có vẻ khác nhau nhưng thực ra chúng bằng nhau.

f. Hiện tượng ảo giác Hering và Wundt về chiều hướng:

Hai đường thẳng song song như bị uốn cong do bị tác động của những đường thẳng song song và hướng tâm cắt chéo qua. Xem hình 3.38.

Ảo giác hình học có thể xảy ra khi kết hợp các tuyến, các hình dạng có hình thái, chiều hướng khác nhau. Hệ quả của nó ngoài việc gây ra sự “hiểu nhầm” về kích cỡ, hình dạng, chiều hướng của tuyến và diện còn tạo ra hiệu quả rung động, thay đổi độ lồi lõm hay cấu trúc bề mặt của diện phẳng.

Hình 3.39 là một số hình ảnh sưu tầm về hiện tượng ảo giác hình học.

hinh dang 18

Hình 3.38: Ảo giác Hering và Wundt

a,b. Hai đường thẳng bị uốn cong do các đường song song cắt chéo qua.

c. Hai đường thẳng uốn cong ở giữa do bị các đường hướng tâm cắt chéo qua.

hinh dang 19

Hình 3.39: Ví dụ về ảo giác hình học

a. Hình vuông có các cạnh như uốn cong hướng vào tâm khi đặt trên các vòng tròn đồng tâm.

b,c. Các đường thẳng có cảm giác cong do bị các hình vuông nhỏ nôi tiếp bên trong chi phối.

d. Các vạch đậm nhạt so le nhau làm các đường không còn thẳng, chụm về một đầu.

e. Các hình vuông đen, trắng bố trí theo hàng và lên xuống đều đặn đã tạo ra ảo giác về các đường chéo, về hình thang cân.

f. Các đường thẳng trở nên lượn sóng, hình vuông nội tiếp như bị méo. Các hình vuông to, vuông nhỏ đã làm sai lệch hình.

g. Các đường chéo dài có cảm giác không song song với nhau, các đường chéo ngắn cắt qua nó đã gây ra hiệu quả ảo giác này.

h. Các đường chéo đã gây ra ảo giác sai lệch về hình dạng của chữ nhật và hình vuông bên trong.

6. Tương phản độ sáng tối trong quan hệ phông hình:

Về bản chất, sự tương phản sáng tối giữa phông và hình làm cơ sở cho sự nhận biết.

Tuy nhiên nhiều khi mức độ tương phản về sáng tối lại gây ra một số ảo giác. Ảo giác này có thể làm thay đổi cảm nhận của mắt về hình dạng, kích cỡ, màu sắc, độ sâu của hình quan sát gây ra và các hiệu ứng phụ khác.

Hình 3.40 cho thấy chữ trắng trên nền đen khó đọc vì chữ có vẻ sáng hơn, chói hơn và nổi bật về phía người xem. Hiện tượng này gọi là mức độ tương phản giữa các đường ranh giới.

Ví dụ khác, hình 3.41 là một số hình vẽ mạng lưới Herman (Herman Grid). Các hình vẽ cho thấy sự tương phản hay độ chói tương phản (brightnes contrast) giữa đen và trắng của ô vuông và tuyến mạng lưới đã gây ra hiện tượng chói mắt, ảo giác, xuất hiện những điểm xám tại các giao điểm của hệ mạng này.

Mức độ tương phản về sắc độ giữa phông và hình cũng có thể làm sai lệch nhận thức về đậm nhạt của một hình nào đó. Hình 3.42 cho thấy mặc dù hai hình giống nhau về hình và sắc độ nhưng khi đặt trên phông có độ đậm nhạt khác nhau, một trong hai hình lại có vẻ sáng hơn hoặc tối hơn.

hinh dang 21

Hình 3.40: Mức độ tương phản giữa phông và hình

Chữ IAT trắng khó đọc hơn IAT ghi trên nền đen.

hinh dang 22

Hình 3.41: Mạng lưới Herman (Herman Grid)

Hiện tượng chói mắt và xuất hiện những điểm xám, điểm đen tại giao điểm của hệ mạng.

6. Hình và nét liên tưởng: Có những hình được tạo nên bởi các nét liên tưởng. Nhà tâm lý học nhận thức Gaenato Kanisa đã khái quát hóa hai đặc tính của hình ảo được tạo ra từ các nét liên tưởng này: Thứ nhất, miền được tạo ra bởi những nét liên tưởng có vẻ như sáng hơn nền mặc dù trên thực tế không phải vậy. Thứ hai, hình được tạo ra bởi đường bo liên tưởng có bề mặt không trong suất mà mờ đục như đặt đè lên hình khác. Xem ví dụ hình 3.43.

7. Ngưỡng nhận biết:

Ngưỡng nhận biết là khái niệm chỉ thông tin thị giác tối thiểu (điểm, tuyến, diện, sắc độ, màu sắc…) cần thiết để cảm nhận một hình dạng nào đó.;

Ngưỡng nhận biết thị giác ở mỗi người là khác nhau.

Sự ứng tác của người quan sát với đối tượng nhìn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại vi như vị trí quan sát, nguồn chiếu sáng, màu sắc, độ sáng tối …

Thủ pháp tạo ra các cấp độ ngưỡng nhận biết là cách thức hay để làm hình ảnh, lập lờ, mờ ảo, có sự hấp dẫn nhất định cho người xem. Các ví dụ ở hình 3.44 minh họa kỹ thuật tạo nên hiệu ứng ngưỡng cảm nhận.

ảnh

* Bài tập thực hành 3.6: Hình đa nghĩa

Tạo hình ảnh nhập nhằng đa nghĩa như lý thuyết đã học.

hinh dang 23a

* Bài tập thực hành 3.7: Ảo giác hình học

Trên cơ sở lý thuyết, ví dụ đã biết tạo ra từ 3 tới 5 hình gây nên hiện tượng ảo giác hình học.

* Bài tâp thực hành 3.8: Ngưỡng nhận biết hình

Trên cơ sở lý thuyết, ví dụ đã biết tạo ra từ 3 tới 5 hình ảnh mang đặc trưng “ngưỡng nhận biết”.

>>> Hình dạng trong hội họa (Phần 1)

>>> Hình dạng và màu sắc

>>> Cách quan sát các hình dáng trong ký họa theo mẫu

0976984729