Hình họa

 Sắp xếp và phác thảo tranh tĩnh vật

Khi vẽ tranh tĩnh vật, bạn hãy tìm các thể hình học cơ bản cấu trúc nên các thể phức, kiểm tra xem có nên sửa đổi bức họa hay không bằng cách sử dụng các kiến thức về phối cảnh.

Phóng lớn hình ảnh

Dùng phương pháp đo lường trong phóng to ô kẻ, bạn sẽ kẻ các đường ngang cách nhau trên ảnh gốc, giống như minh họa trên Hình 5. Dùng giấy đồ hình nếu bạn không muốn vẽ trực tiếp trên bức ảnh. Các đường kẻ nên cách nhau 1 hoặc 2,5 cm, cũng có thể hơn, tuỳ thuộc vào kích cỡ và chi tiết của ảnh gốc và độ lớn mà bạn muốn phóng to.

Bài tập Tô bóng mờ trong vẽ viền

Bài tập này giải thích cách vẽ và tô bóng nhiều vật thể có liên quan đến nhau, sử dụng phương pháp vẽ viền và tô bóng mờ. Do vẽ viền xuất phát từ việc quan sát, cho nên chủ thể đề tài cần phải nhìn thấy được và di chuyển được. Tập hợp các vật thể có liên quan đến nhau hoặc các vật thể cùng ở một bối cảnh sẽ tạo ra một sắp đặt hài hòa cho bức vẽ.

Quy chiếu cao độ

Trên đường quy chiếu gốc ta có đoạn thẳng đứng AB. Tại bình diện A, B trùng lên nhau nhưng lại xác định được vị trí của đoạn thẳng đứng AB. A là điểm gốc, B là điểm ngọn. Để vẽ phối cảnh đoạn thẳng đứng AB, trước tên bằng phương pháp phối cảnh quy chiếu điểm, ta có phối cảnh của điểm gốc đoạn thẳng là A1. AB là độ cao của đoạn thẳng đứng. Một đường thẳng nằm ngang song song đường quy chiếu gốc đi qua B (đỉnh của AB) được gọi là đường quy chiếu cao độ.

Tô bóng nét chải và đường chéo

Quá trình tô bóng này gồm nhiều nét vẽ gần sát nhau. Dùng bút có chứa mực bạn sẽ tránh được nguy cơ phải thường xuyên chấm mực và làm nhỏ giọt mực lên bức vẽ. Trong kỹ thuật vẽ này, bạn cần dùng ba cỡ bút: 005, 01 và 05. Các cỡ thấp hơn 005 sẽ không thích hợp vì quá nhỏ. Tùy theo ý thích bạn có thể chọn cỡ 01 hoặc 05. Các cỡ lớn hơn 05 thường rất dày gây khó khăn khi thao tác.

Tạo hình lắp ghép bằng PP tô bóng mờ và chéo

Bài tập này sẽ chỉ cho bạn cách tạo hình thông qua việc nhóm nhiều hình ảnh lại với nhau. Đồng thời, bạn sẽ thấy cách mà hai phương pháp tô bóng mờ và tô bóng chéo bổ trợ cho nhau trong khi vẽ. Với bố cục lắp ghép, ta có thể dùng nhiều hình ảnh với các kích cỡ khác nhau trong cùng một chủ đề mà không cần phải tạo ra cảm giác về không gian thật giống như trong bố cục tĩnh vật. Chính điểm này tạo ra tính hấp dẫn cho phương pháp này. Trước tiên, hãy bắt đầu chọn chủ đề và các hình ảnh mà bạn thích. Bạn có thể tìm các hình ảnh trong sách và các ảnh chụp, cũng có thể vẽ chúng từ cuộc sống thực.

Tô bóng ngẫu nhiên với bột thạch cao

Trong bài tập này ta sẽ làm quen với phương pháp tô bóng bằng các nét vẽ ngẫu nhiên, trái ngược với kỹ thuật tô bóng với nét chải khá cố định dùng trong bài tập lắp ghép bố cục. Bề mặt lót thạch cao sử dụng trong bài tập này ảnh hưởng đến chất lượng các nét vẽ, giúp tạo ra vẻ ngoài rất thu hút cho tác phẩm.

Bóng đổ trong phối cảnh

Ngoài thiên nhiên bóng đổ thay đổi theo mặt trời. Ánh sáng nhân tạo ổn định tùy thuộc độ thấp cao và hướng xuất phát do một hay nhiều nguồn sáng.

Thiết kế bố cục bằng lực thị giác (Phần 1)

Vì yếu tố động thường bắt mắt hơn tĩnh, nên gương mặt người ở trong tầm nhìn gần có lực hút thị giác mạnh hơn toàn thân. Trên gương mặt thì mắt và miệng có cử động, không bất động như tai và mũi nên cũng được chú ý hơn. Lực hút thị giác mạnh hơn. Trường hợp ở tầm nhìn xa không rõ chi tiết mặt người thì dáng chuyển động của cơ thể lại bắt mắt hơn khuôn mặt. Vì khi đó, dáng người có yếu tố chuyển động nên lực hút thị giác mạnh hơn.

Thiết kế bố cục bằng lực thị giác (Phần 2)

Thiết kế bố cục “cân bằng bao tâm” là một phương pháp cân bằng bố cục bằng những tín hiệu thị giác mạnh. Những tín hiệu thị giác mạnh đó do họa sỹ chủ động vẽ và sắp xếp vị trí trên tác phẩm.

Vẽ bằng than củi trên giấy màu

Trong cách vẽ này, bạn hãy chọn một ảnh chụp hoặc một hình ảnh nào khác có dãy cường độ màu chuyển từ đen sang tắng với nhiều sắc độ trung bình ở giữa. Cũng có thể dùng một mẫu vật thể đặt trong ánh sáng tốt làm đề tài. Trong loại tranh này, các vùng sáng nhất rất quan trọng. Một vùng sáng nhất điển hình là chỗ sáng hoặc lấp lánh trên gương mặt, thường là trên hoặc xung quanh mắt, mũi hoặc xương gò má. Nó phản chiếu ánh sáng ngược lại bạn với sắc độ sáng cao nhất. Nếu chọn một bức ảnh đen trắng, bạn sẽ thấy dễ làm việc hơn rất nhiều so với ảnh màu, vì khi đó bạn sẽ không phải chuyển các màu sang sắc nhạt.

Các lớp diện tạo khối

Chúng ta biết rằng một mặt, một diện có thể được thể hiện bằng một loạt các tuyến (hình 7.65a). Một khối có thể được mô tả bằng một sê ri các mặt, các lát cắt ngang khối (hình 7.65b).

Những yếu tố CB của hình thể (Phần 1)

Nhận dạng điểm trong tạo hình: Điểm đánh dấu một vị trí trong không gian, về mặt khái niệm nó không có kích thước. Tuy nhiên khi trình bày, hiện hữu trong tạo hình nó phải đủ lớn, có hình dạng, kích thước, sắc độ để có thể nhận thấy bằng mắt thường. Sự nhận thức về hình dạng, kích cỡ của điểm tùy thuộc vào vị trí người quan sát, đồng thời tùy thuộc vào môi trường kề cận quanh điểm. Một điểm có vẻ khá lớn khi bị giới hạn trong khuôn hình nhỏ, cùng điểm đó trong nhỏ hơn khi bị giới hạn trong khuôn hình lớn

Những yếu tố CB của hình thể (Phần 2)

Nét mang nghĩa: Một tổ hợp hình thể được tạo dựng bằng nét không phải nét nào cũng có nhiều giá trị, ngữ nghĩa như nhau. Có những nét mà thiếu nó thông tin về hình thể sẽ không rõ. Nét này gọi là nét mang nghĩa. Hình 1.38 cho thấy để phân biệt giữa số 5 và số 3 là nét đứng và nét chéo. Đây là hai nét mang nghĩa, thiếu nó thông tin sẽ không đầy đủ.

Nhận thức và cấu trúc KG (Phần 1)

Để tổ chức hình và nền có ba cách làm cơ bản, mỗi cách có thể gây ra những hiệu ứng tri giác khác nhau. Đương nhiên, khi xem một bức vẽ hay một bức tranh, bao giờ người xem cũng bị kích thích tri giác, dù ít hay nhiều. Hình ảnh càng trừu tượng hay càng phi biểu hình, thì những dấu vết vẽ càng có khả năng tạo ra những tình huống không gian mang tính tạo hình thuần túy (đi thẳng vào cốt lõi) - như tôi vừa mô tả ở trên. Đấy cũng là lý do mà bức vẽ trừu tượng như ở H. 2-2 đã được chọn để minh họa: yếu tố liên tưởng ít có khả năng ảnh hưởng đến nhận thức.

0976984729