Hình họa

Các dạng hình thể không gian (Phần cuối)

Xoay trong mặt phẳng của bản thân diện, khi đó các góc và cạnh của lát cắt thay đổi về vị trí nhưng phương ngang của lát cắt không thay đổi. Việc quay như vậy cho kết quả một hình vặn vỏ đỗ. Đây là một dạng của cấu trúc xoay tỏa.

Đặc điểm cấu trúc CB của hình (Phần 1)

Chúng ta phân chia các hình dạng thành hai dạng đơn giản và rất phổ biến, dựa trên cách thức mở rộng bề mặt của chúng ra không gian. Những phạm trù thể chất khung xương hoặc mảng khối nói chung đại diện cho hai thuộc tính của các vật thể có thể nhìn thấy. Do đó, trong khi quan sát sự vật, nếu ta luôn lưu ý tới hai đặc tính này thì con mắt phân tích của chúng ta đối với những hình hài cụ thể sẽ sắc sảo hơn và có tính bình phẩm hơn. Nắm chắc những đặc điểm về hình thể của hai loại cơ bản đó, chúng ta mới vẽ ra được hình ảnh có sức thuyết phục - dù đó là hình ảnh của một vật thể đơn giản hay rất phức tạp trong bố cục mảng khối và/ hoặc khung xương.

Tạo hình và hình thể  khung xương

Việc đầu tiên bạn cần làm là phải tìm kiếm từ môi trường xung quanh khoảng năm hay sau vật thể có cấu trúc khung xương. Một khi bắt tay vào, bạn sẽ thấy ngạc nhiên bởi sự đa dạng của những mẫu vật có thể sử dụng được (những thứ có đặc điểm: hoặc là góc cạnh và chia ra từng đoạn hoặc có những cấu hình uốn lượn và phân nhánh): tất cả các loại thân thảo, cành cây non, mầm mới nhú ra từ hạt, những bụi cây có đường nét uốn lượn có gai hoặc trơn nhẵn, lá cây, lông chim, và những bộ khung xương của những loài thú và cá nhỏ. Tuy nhiên, hãy chọn những vật thể có thuộc tính hữu cơ thôi. Một cái lược bằng nhựa, dù có thể có khung xương, cũng không hỗ trợ cho bài tập phân tích thị giác mà chúng ta định thực hiện ở đây.

 Cấu trúc của Khối đặc và Khối rỗng

Sự hoán đổi các khoảng đặc và rỗng của các vật thể không có khung xương đã làm nên đặc điểm cơ bản của chúng, nhất là lối triển khai các bề mặt phẳng và cong. Trong thực tế, chính sự dịch chuyển và làn ra của những diện tích bề mặt lớn hơn của chúng là cái gây ấn tượng trước tiên đối với tri giác.

Bài tập – Dựng hình các khối đặc và rỗng

Những đường nét liền mạch “dò tìm” các hình khối đặc hoặc rỗng đòi hỏi sự vận động phóng khoáng, không gò bó. Cần phải cử động toàn bộ cánh tay chứ không phải chỉ cổ tay hoặc ngón tay, và nên triển khai có nhịp điệu trong khi vẽ. Nhưng hình vẽ đầu tiên của bạn có thể trông hơi xộc xệch trong khi bạn cố gắng đạt được sự chuyển động liền mạch của một nét trôi chảy thoải mái này, nhưng đừng lo lắng về điều này. Cuối cùng thì bạn cũng sẽ tự thấy mình vẽ được một cách chặt chẽ hơn mà không đánh mất nhịp điệu và sự liền mạch của đường nét.

 Sử dụng hình thể phi khách thể

Nếu chúng ta sử dụng thuật ngữ theo logic, thì nghệ thuật phi khách thể trong thời đại của chúng ta nói chung có thể được phân loại như sau: xu hướng thuộc phạm trù Trật tự Trừu tượng tức là chủ nghĩa Biểu trưng Trừu tượng – những từ ngữ thường ít khi sử dụng – hoặc là xu hướng thuộc phạm trù mà tất cả chúng ta đều quen gọi là Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng.

Cách phác họa và vẽ

Phác họa và vẽ là hai khái niệm khác nhau. Phác họa là quá trình tiếp diễn. Bạn có thể phác họa để quan sát đối tượng hoặc để trả lời những câu hỏi liên quan đến bức tranh mà bạn đang cố hoàn thành. Phác họa giúp bạn nắm bắt độ sáng tối của đối tượng, hoặc hiểu rõ hơn về cấu trúc, tỷ lệ và bố cục của các thành phần tạo nên đối tượng. Bản phác họa có thể được hoàn thiện để trở thành một bản vẽ hoàn chỉnh.

0976984729