Một số điểm cần lưu ý khi vẽ chân dung mẫu nam trẻ
Luyện tập và nghiên cứu về vẽ đầu tượng đầu người với chất liệu chì hoặc than: đây là bước nối tiếp giữa vẽ từ đồ vật sang vẽ tượng toàn thân và người mẫu thật. Thông qua các bài học, cùng với môn Giải phẫu tạo hình, sinh viên nắm được cấu tạo hình khối của xương và cơ cùng các giác quan trên khuôn mặt con người.
Theo nguyên tắc của Vật Lí, trọng tâm chịu sự tác động từ lực hấp dẫn của Trái Đất. Do đó, khi cơ thể vận động luôn phải tạo được sự thăng bằng, có nghĩa là phải xác định được tâm điểm của trọng lực trên cơ thể người. Nếu ở dáng đứng nghiêm, đường trọng tâm cơ thể luôn là đường trục nằm giữa hai chân.
Để vẽ được đúng dáng người dù ngồi hay đứng thì vai trò của chi dưới và bàn chân là rất quan trọng. Từ hình khối, cấu trúc đơn giản, dễ quan sát hơn chi trên song lại là giá đỡ, là điểm tựa cho thân thể con người. Cũng chính nhờ vẽ đúng cơ cấu, tỉ lệ cùng các khớp ráp nối của chi dưới mà hình dáng người trở nên vững vàng, uyển chuyển và sinh động.
Vẽ mẫu người toàn thân với y phục kèm theo khó hơn vẽ mẫu người khỏa thân, bởi người vẽ phải có cái nhìn xuyên qua các lớp vải để diễn tả cơ thể người mẫu. Diễn tả đúng và hợp lý các nếp vải chính là tạo nên thành công của tác phẩm hội họa có nhân vật, có chủ đề được vẽ theo phương pháp tả thực. Vẽ mẫu người mặc quần áo cũng là điều kiện để sinh viên làm quen với các hoạt động cụ thể của nhân vật.
Đây là các bài vẽ đòi hỏi sinh viên phải vững vàng trong cách xử lý bố cục, bắt dáng và các tương quan, tỉ lệ người. Phương pháp đo, dọi và dựng hình cũng không giống như những bài trước, bởi dáng của người mẫu phức tạp, lại có nhiều phần trong cấu tạo hình hút sâu vào phái trong. Việc diễn tả phải thể hiện được không gian mẫu phải phù hợp với quy luật mắt nhìn mới đạt được kết quả.