Mỹ thuật sưu tầm

Tượng điêu khắc các họa sỹ nổi tiếng Việt Nam tại TT Mỹ thuật Đương đại

Điêu khắc là một nhánh của nghệ thuật thị giác hoạt động trong không gian ba chiều. Đó là một trong những nghệ thuật tạo hình. Các quy trình điêu khắc bền bỉ ban đầu sử dụng chạm khắc (loại bỏ vật liệu) và mô hình hóa (bổ sung vật liệu, như đất sét), trong đá, kim loại, gốm sứ, gỗ và các vật liệu khác, nhưng từ thời Hiện đại, với tự do gần như hoàn toàn của vật liệu sử dụng và quá trình sáng tạo.

Tranh của họa sỹ Lê Dũng Cường

Họa sỹ Lê Dũng Cường, sinh năm 1960 tại Hà Nội, tốt nghiệp trường Mỹ thuật Công nghiệp năm 1985 chuyên ngành đồ họa hoành tráng, đi bộ đội 1986-1988, công tác ở sở VHTT Hà Nội từ 1994-2010, sau đó chuyển sang Bộ Ngoại giao từ 4/2010-12/2020, là hội viên Hội mỹ thuật Việt Nam từ năm 2002.

Triển lãm Tranh sơn mài tại Quảng Đông

Sơn mài Trung Quốc và tranh sơn mài Việt Nam đều xuất phát từ nghề sơn mài mỹ nghệ truyền thống, được sinh ra từ một nguồn gốc, trong nghệ thuật sơn mài truyền thống trên cơ sở thừa kế và phát triển, trong xã hội tương ứng với từng quốc gia, phát triển và trưởng thành trong vùng đất văn hóa. Lĩnh vực sơn mài trên thế giới chỉ có hai quốc gia và phát triển, đó là Trung Quốc và Việt Nam.

Bài trang trí màu trong thiết kế đồ họa

Trên lý thuyết, tồn tại 3 màu cơ bản là Đỏ, Xanh lam và Vàng, gọi là màu cơ bản vì không thể dùng các màu khác mà pha ra được 3 màu này. Khi dùng các màu cơ bản này pha với nhau ta lại có được 3 màu khác, gọi là màu bậc 2. Nếu màu bậc 2 mà pha thêm màu khác vào thì thành màu bậc 3, tương tự cho bậc 4, bậc 5.

10 sắc thái giới hạn tâm lý trong hội họa

Trong nhiều thế kỷ qua, khi rơi vào tình trạng quẫn đốn, nhiều nghệ sỹ đã đối phó với khủng hoảng tâm lý bằng cách thể hiện nó trong các tác phẩm nghệ thuật của mình – tuyến nội dung ‘nghệ sỹ điên’ đã trở nên quen thuộc với những Vincent van Gogh hay Edvard Munch ở châu Âu, hay từ Bát Đại Sơn Nhân đến Yayoi Kusama ở châu Á. Bỏ qua một bên sự cường điệu hóa của truyền thông, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tiếp xúc với nghệ thuật có thể đóng vai trò tích cực trong việc giúp người sáng tác và cảm thụ củng cố sức khỏe tâm thần, theo khái niệm ‘trị liệu bằng nghệ thuật’.

Vẻ đẹp trầm mặc của tranh xé giấy

Trong tranh xé giấy dán, có rất ít họa sĩ tham gia sáng tác thể loại tranh này, có thể điểm danh: Nguyễn Bá Văn, Hồ Hoàng Đại… Ít họa sĩ sáng tác với “giấy vụn” đơn giản vì công việc này quá sức nhọc nhằn. Thêm nữa, như nhận xét của nhiều họa sĩ lâu năm, tranh xé giấy dán vừa rất “nhọc nhằn” nhưng đôi khi “chẳng làm nên công cán gì”, lại rất dễ bị xem là “hàng mỹ nghệ” do khéo tay mà có.

Ứng dụng Bạc trong Nghệ thuật và TK

Bạc được trưng bày trong nhà để phô trương sự giàu có và địa vị của gia chủ. Ngoài ra, giá trị của bạc là lâu dài, đồ bạc cổ cũng có thể bán được với giá cao. Giống như các bộ môn nghệ thuật trang trí khác, bạc thay đổi theo từng giai đoạn - từ chiếc tách đựng nước do người thợ bạc nổi tiếng Paul Revere thiết kế cho đến những món đồ hiện đại được bán tại Tiffany & Co. Bạc đóng một vai trò quan trọng trong thiết kế và văn hóa Mỹ. Hãy đọc để khám phá lịch sử phát triển và giá trị nghệ thuật của vật liệu quý giá này.

Họa phẩm Bà Cézanne ngồi trên ghế

Hình nhân vật và ghế nghiêng cùng một góc so với khung. Tuy nhiên, chiếc ghế có trục xoay ở dưới cùng của bức tranh và do đó nghiêng về bên trái, trong khi trục của hình mẫu là đầu nhân vật, nghiêng về bên phải. Đầu được neo đậu chắc chắn trên phương thẳng đứng ở trung tâm. Trọng tâm khác của bố cục, đôi tay, hơi đẩy về phía trước theo thái độ hoạt động tiềm năng.

Thời trang cảm hứng từ dân gian

Họa tiết luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong thời trang, hoa hồng rực rỡ, hoa bồ công anh nhẹ nhàng hay hoa lưu ly thanh lịch đều đã từng góp mặt trên những sàn diễn thời trang lớn nhỏ. Thế nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên họa tiết hoa được biến tấu từ chi tiết “quạt lông công” trong tranh Hàng Trống được đưa lên trang phục. Hiện đại hơn, sang trọng hơn là điều mà họa tiết này mang đến cho bộ trang phục.

Họa phẩm “Tắm ở Asnière (1883-1884) của Georges Seurat

Seurat là học trò đứng đầu về môn phác họa của Lehmann và Ingres. Những bức vẽ đầu tiên theo tính cách như của Holbein, Poussin và Ingres đều là điều cốt yếu trong sự chín muồi của Seurat. Ông chuyên tâm vẽ đến năm 1882, khéo khai thác tông đối chọi của bút chì trên giấy.

Họa phẩm “Nhịp đập mùa thu”

Qua tác phẩm của mình Pollock muốn nói lên sự ý thức trong tiến trình cấu tạo nên tranh còn đi trước cả kết quả. Chính là vào giai đoạn này mà tác giả cảm thấy cần nên vẽ cởi mở hơn, chính vì muốn vẽ cả ngoài tầm với mà bỏ lối giá vẽ lôi thôi. Bằng cách trải vải xuống sàn nhà hay tường, dùng kỹ thuật nhỏ giọt và dùng những dụng cụ, cọ khô cứng, que và bay thợ nề. Pollock quan sát ở thế đứng và cách khoảng. Vì đi “nhiều” quanh tranh, nên ông vẽ được mọi góc cạnh, nhịp bước trở nên rộng rãi, tay cọ cũng phóng mạnh hơn.

Minh họa 1000 tư thế trong thời trang

Để tạo ra được những dáng người, tư thế cơ bản trong thiết kế thời trang bạn phải cần có một quá trình học tập và rèn luyện trong thời gian dài. Giúp bạn trau dồi thêm khả năng sáng tạo và truyền tải được nội dung, ý tưởng của những bộ trang phục của mình. Bên cạnh đó, việc chọn lựa các dáng người bạn muốn phác thảo cũng rất cần thiết. Bạn có thể vẽ các dáng như đi bộ, ngồi hay các tư thế uốn cong. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới học phác thảo dáng người trong thiết kế thời trang thì bạn nên lựa chọn những dáng nào tương đối đơn cơ bản và đơn giản như đứng hoặc đi bộ thôi để thể hiện dễ dàng hơn.

Origami Việt Nam – Chuyện của giấy

Mẫu origami có thể đơn giản như chiếc thuyền hay máy bay giấy chúng ta thường gặp, nhưng cũng có thể hết sức phức tạp như hình rồng, phượng, tháp Eiffel. Những mẫu origami phức tạp có thể dùng lá kim loại mỏng thay vì giấy thường để có thể giảm độ dày của mẫu gập. Origami hiện đại thay đổi rất nhiều, các mẫu thường được gấp khi ướt (gấp ướt) hoặc sử dụng vật liệu ngoài giấy và lá kim loại. Người Nhật xem origami như một phần văn hóa và truyền thống đất nước hơn là một hình thức nghệ thuật.

Họa phẩm Hái táo ở Eragny-sur-Epte (1888) của Camille Pissaro

Nét cọ ở đây nhỏ hơn và gần với chấm Điểm sắc hơn là bố cục vẽ năm 1886. Tuy nhiên, chấm ở đây vẫn chưa đúng là chấm tròn. Màu được phân thành những mảng ấm nhạt tương phản với chủ yếu mảng tối, mát. Màu ấm như cam, vàng xen kẽ trong mảng tối của bóng cây xanh diễn tả những đốm nắng trong bóng mát.

HP “Ad Parnassum” 1932 của Paul Klee

Ad Parnassum là một bức tranh khổ lớn vào thời Klee vẽ, trước năm 1937, theo nhiều cách, nó gồm thâu những thành tựu trước đó của tác giả. Màu sắc sắp xếp sao cho “di chuyển” từ tối đến sáng, giữa cam, xanh của hai lần sơn lót khác nhau. Ba phần tử chính trong tranh, lưới màu xám được sơn trước, lượt sơn lót phủ lên nhau thành miếng chắp, đường kẻ sơn đi sau chót.

0976984729