Mỹ thuật sưu tầm

Mối liên hệ giữa Cezanne Gauguin và Van Gogh

Cezanne ngược lại cho rằng bản chất của vật thể nằm ở hình khối, chứ không phải màu sắc, vốn là thuộc tính của ánh sáng. Cái đẹp hình khối là cái đẹp lâu dài, không phụ thuộc vào khoảnh khắc chiếu sáng cụ thể, và được thể hiện bởi các hình kỷ hà, bố cục, tỷ lệ v.v…

Tình mẫu tử trong tranh của họa sĩ Pháp

Học vẽ -Tình mẫu tử trong tranh của họa sĩ Pháp nổi tiếng . Những bức tranh của ông hướng đến cái đẹp chân thực. Bouguereau thường sử dụng những câu chuyện thần thoại để thực hiện những bức tranh mang hơi hướng cổ điển, chứa đựng sự cách tân hiện đại khi nhấn mạnh vào vẻ đẹp hình thể người phụ nữ.

Ảnh điêu khắc nước ngoài

Học vẽ - Ảnh điêu khắc nước ngoài.Học vẽ điêu khắc là một nghệ thuật tạo hình, tồn tại trong không gian 3 chiều để thể hiện ý tưởng của tác giả ngôn ngữ của điêu khắc cơ bản là mảng khối. Điêu khắc còn là hình thức đắp nổi hoặc khoét lõm với chiều dài, rộng là thực còn phần nổi mang tính ươc lệ về khối.

Nghệ thuật tạo hình từ thức ăn

Học vẽ - Nghệ thuật tạo hình từ thức ăn làm sao để hấp dẫn món ăn bằng nghệ thuật trang trí thế mạnh của trang trí món ăn Việt Nam là dùng nguyên vật liệu tự nhiên tạo cho món ăn trông ngon mắt hơn. Xu hướng này thể hiện rõ khi nhiều quán ăn, nhà hàng đã luôn có người phụ trách phần lên đĩa. Nhiều người không dám ăn những loại thực phẩm lạ, đặc biệt những con vật có hình thù không mấy dễ nhìn. Vì vậy với những cách tạo hình đầy nghệ thuật của các đầu bếp sẽ mang lại cho người thưởng thức cảm thấy đẹp mắt và ngon miệng hơn

Nghệ thuật vẽ chân dung bằng chữ viết

Học vẽ - nghệ thuật vẽ chân dung bằng chữ viết. ,tác phẩm của họa sĩ người Anh Poole anh đã dùng hàng nghìn mảnh giấy để ghép tạo nên màu sắc độ đậm nhạt rất sáng tạo và có chiều sâu

Hoc ve - Nghệ thuật Mođéc

Hoc ve - Nghệ thuật modec. Những tiền đề của nghệ thuật modec. Giới sử học mỹ thuật thường được coi là nghệ thuật modec khởi đầu từ hội họa ấn tượng ( Impressionnism). Điều đó là đúng nhưng vì mode chính là trào lưu đổi mới, nên cũng cần tìm về danh giới đụng độ giữa cũ và mới, trước hết là trong hội họa phương tây hồi đầu thế kỉ 19. Cũ ở đây là cái gì ? Đó là cách nhìn quen thuộc , khuôn mẫu đơn điệu, là những tiêu chí được đề lên thành quy tắc sáng tác bất di bất dịch. Đó là những mẫu mực ngự trị đầy quyền uy, buộc hội họa phải tuân thủ nghiêm ngặt. Vào đầu thế kỉ 19, chí ít tại Pháp đó là chủ nghĩa Tân cổ điển ( Neo - Classicism) mà đại diện hà khắc là Louis David (1748 - 1825) được Dominique Ingres ( 1748 - 1867) kể nghiệp.Hội họa tân cổ điểm giới hạn nội dung vào những chủ đề cao cả, lẫm liệt. Về hình thức, nó yêu cầu bố cục chính diện với các nhân vật tập trung giữa tranh, phía tiểu cảnh,trên mảng nền tối ( hoặc tranh tối tranh sáng) phía sau, từ tựa như trên sân khấu . Về ngôn ngữ tạo hình, nó coi nhẹ màu sắc, để quy giá trị nghề nghiệp vào đường nét hình họa hoàn mỹ và thủ pháp vờn khối chuẩn mực theo tinh thần điêu khắc Hy lap cổ xưa.Nhưng bao giờ cũng vậy , khi cái cũ áp đặt hà khắc, tất cái mới vùng lên chống lại. Và chủ nghĩa tân cổ điển ở Pháp đã vấp vào " hai tên phản loạn " có tài , là Theodore Gericault ( 1791 - 1824 ) và Eugene Delacroix (1798 - 1863),hai chủ soái của hội họa lãng mạn ( Romantism). Giữa lúc tân cổ điển đề cao những chủ đề uy nghi trang trọng, thì thật bất ngờ, năm 1819, Gericault trưng bày bức tranh đồ sộ chiếc bè của con tàu Meduse ( tên lúc đầu là cảnh đóng tàu). Chủ đề không phải tìm đâu xa xưa , mà là thời sự nóng bỏng, cái chết bi thảm của hàng trăm con người bị bọn chỉ huy tàu Meduse bỏ rơi khi tàu đắm ... Chỉ với một bức tranh , Gericault lật nhào mọi quy tắc bố cục tự do, bằng bảng màu mãnh liệt, bằng rên la quằn quại của những nạn nhân hấp hối, chẳng chút gì là anh hùng. Bức tranh gây xúc động mạnh ấy lập tức đi vào tâm khảm Delacroix. Năm 1822, ông vẽ bức con thuyền của Dante và hai năm sau dựng tác phẩm lớn cuộc thảm sát ở Chois, lần nầy cũng từ một đề tài thời sự chấn động dư luận , quân Thổ Nhĩ Kỳ tàn sát hai vạn dân lành Hy Lạp. Về mặt nghệ thuật Delacroix càng nhấn mạnh theo hướng phá rào của Gericault bố cục phóng túng, bút pháp tung hoành, bảng màu dữ dội , và nhất là chất sống bi tráng, hừng hực. Nhưng đến đây, ta phải tạm lùi lại vài ba năm ghé sang nước Anh, tìm đến John Constable ( 1776- 1837) và William Turner (1775- 1851), hai họa sĩ cũng qua mặt các tiền bối hàn lâm để vẽ theo ý riêng.

Thiết kế  trang phục trong phim Cinderella

Thiết kế trang phục trong phim Cinderella. Bộ phim Disney Cinderella mới ra mắt gây ấn tượng với khán giả bởi rất nhiều bộ cánh yêu kiều, lộng lẫy, khiến trào lưu mặc đầm công chúa lại rầm rộ trong giới sao và tín đồ thời trang. Tất cả trang phục của các nhân vật trong phim được sáng tạo bởi nhà thiết kế người Anh Sandy Powell. Bà năm nay 54 tuổi, từng 10 lần được đề cử Oscar ở hạng mục "Thiết kế trang phục đẹp nhất" và 3 lần giành chiến thắng với phim Shakespeare in Love, The Aviator và The Young Victoria.

Danh họa thế giới Bacon

Danh họa thế giới Bacon, sinh ngày 28 tháng 10 năm 1909 tại Dublin nước Anh, hậu duệ của nhà triết học nổi tiếng Bacon thế kỷ 16- 17. Năm 1926 : mười bẩy tuổi Bacon phải bỏ nhà đi do mâu thuẫn với gia đình. Năm 1928 : Tới Berlin và Paris, rất ngưỡng mộ tranh của N.Poussin, phim của Eienstein. Xem triển lãm tranh Picasso và bắt đầu có thiên hướng hội họa. Năm 1929: Thuê một gara ô tô làm xưởng vẽ ở London, kiếm sống bằng nghề vẽ trang trí nội thất. Năm 1930: Cho in ở tạp chí The Studio một bài về" phong cách nghệ thuật trang trí Anh những năm 30 " trong đó ông tuyên ngôn về khuynh hướng nghệ thuật của mình. Bắt đầu vẽ sơn dầu và bày những tranh được gợi ý từ Picasso. Bức " Đóng đinh trên thánh giá"bày ở Gallery Freddy Mayor được nhà phê bình nổi tiếng Herbert Read quan tâm và ngài M. Sadler mua. Năm 1934 : tự bày tranh ở nhà một người bạn

Hoc vẽ - Hội họa đen trắng ( phần 1 )

Hoc vẽ - Hội họa đen trắng ( phần 1 ). Vương Hoằng Lực là họa sĩ nổi tiếng của Trung Quốc. Là một học giả săn tìm trong ngoài, ngốn ngấu cổ kim, nghiêm khắc việc học. Cũng là một con người say mê lắm thứ. Đối với ông, quả là có cái mùi vị không có gì không tinh , không có gì không thông. Cứ lấy ngôn ngữ mà nói. Ông không những không thông thạo nhiều ngôn ngữ nước ngoài, mà còn tinh thông cả tiếng Khiết Đan ( một bộ tộc ở Trung Quốc ). Ông không những đã viết bộ sách " Nguyên lý hội họa đen trắng" này, mà còn viết " Nói về mỹ thuật tôn giáo" , " Tư liệu phục sức qua các thời đại", Kiểu chữ mỹ thuật ngoại văn , " Kỹ xảo ký họa cơ thể người " ...v..v.v.. Đương nhiên ông còn là tác giả của những bộ tranh liên hoàn có ảnh hưởng rộng lớn như " sói mơ", " mười lăm quê". Có thể thấy ông lội khắp các lĩnh vực nghệ thuật, học thuật. Vương Hoằng Lực là một anh tài, hơn 40 năm trước đã dám tự học , tự cường, từ đất mà lên. Ngày nay cuốn sách " Nguyên lý hội họa đen trắng" mà ông viết, không những là ý nguyện nung nấu mười mấy năm nay của ông, mà còn là sự tập hợp đại thành của mười mấy năm mày mò, thu nhập, chỉnh lý, quy nạp, suy nghĩ và thực tiễn nghệ thuật. Đây là một tác phẩm lý luận mỹ thuật có tính khoa học, tính hệ thống,tính hoàn chỉnh với nôi dung phong phú, trình bày xác thực tỉ mỉ , tranh lời tương ứng, cố gắng hình tượng hóa lý luận nghệ thuật thị giác. Ai là người đi theo con đường nghệ thuật, đã bước trên con đường mỹ thuật, đều có chung một mong muốn là có trong tay một bộ sách như thế này.

0976984729