Họa phẩm Hái táo ở Eragny-sur-Epte (1888) của Camille Pissaro

hai tao 12

Chân dung Camille Pissaro

Năm 1884, Pissaro chuyển từ địa bàn Paris sang Eragny-sur-Epte phía tây bắc thủ đô và chỉ cách họa thất Monet ở Giverny khoảng dăm ba cây số về phía Đông. Khác hẳn thái độ Renoir “xét lại” cái mới và quay ngược về nghệ thuật cổ điển, Pissaro rất cởi mở đón chào những tư tưởng mới của thế hệ họa sỹ trẻ, và chẳng bao lâu sau, ông đã tiếp nhận lối vẽ Điểm sắc. Giữa thập niên 1880, ông hội ngộ Seurat và Paul Signac (1863-1935), tìm hiểu nguyên tắc vẽ của Tân Ấn tượng và nhiệt thành ca ngợi lối hòa màu Điểm sắc. Monet và Renoir thì tỏ ra kỳ thị đám trẻ, không triển lãm chung với Signac và Seurat. Tuy nhiên, sự bất đồng quan điểm nghệ thuật giữa Pissaro với Monet và Renoir không hề dẫn đến bất hòa vì họ vẫn thường gặp nhau đàm đạo, ăn cơm tối ở café kịch – Paris.

Pissaro giải thích và thuyết phục nhà sưu tầm Durand – Ruel về vai trò chủ đạo của Seurat trong phái Tân Ấn tượng và lý thuyết Điểm sắc. Theo ông, lối điểm màu quang sắc của Seurat có ưu điểm hơn lối pha màu cổ điển, bởi các màu pha bằng điểm tách bạch sẽ tránh hẳn được những màu tối và bẩn. Dĩ nhiên màu tranh toàn thể sẽ tươi sáng rực rỡ khác thường. Những nhà lý thuyết về quang học và quang sắc có ảnh hưởng quyết định đến tư tưởng và đường hướng hội họa của Seurat, phải kể đến Chevreul, gia đình Scot Maxwell và lý thuyết gia người Mỹ - Ogden Rood. Họ đều nhận định rằng màu hòa quang sắc bao giờ cũng tươi sáng hơn chất màu pha trộn sẵn trên bảng hòa màu.

Nét cọ trong tranh Tân Ấn tượng được coi như yếu tố tạo hình rất quan trọng. Theo Pissaro: “Tính độc đáo của tác phẩm nằm ở đặc tính của hình họa và nhãn quan độc đáo của mỗi nghệ sỹ”. Tuy nhiên những nét cọ phóng khoáng của Ấn tượng, đối với họa sỹ Điểm sắc, lại bị coi như phóng túng, “lãng mạn”. Seurat và nhất là những người mô phỏng đường lối Điểm sắc của ông, tự coi là một trường phái “hiện thực” đề cao tính khoa học, khách quan, vô ngã. Chính cái “vô ngã” tràn ngập trên những bức họa Điểm sắc của môn đệ theo phái vô chính phủ đương thời khiến Seurat tỏ ra e ngại. “Vô ngã” có thể là thiếu hoặc mất “bản sắc”, hai khái niệm đó chỉ cách nhau một đường tơ kẽ tóc. Nói một cách triết lí, tính khách quan vô ngã có thể dẫn đến chỗ “phi nhân”.

Nhưng, về mặt kĩ thuật hội họa, trăm ngàn điểm màu đặt kế cận nhau là một phương cách lí tưởng để tạo ra mặt tranh màu rực rỡ, không phải lo ngại về những màu pha xấu, bẩn vì màu đa tạp quá độ, thường xảy ra khi pha trộn màu theo lối xưa.

Ở tranh điểm sắc, có những vết cọ khá to, và có tranh gồm toàn những chấm tròn. Trong mọi trường hợp, các điểm màu vừa tạo tác dụng hòa quang sắc trong thị giác, vừa tạo ấn tượng bầu khí trong quang cảnh thiên nhiên. Cũng có những điểm vuông vắn như những vụn gạch li ti kết cấu thành hình thể sự vật, như ở bức “Hái táo”. Mặc dù phái điểm sắc, trên lí thuyết, không muốn dùng chấm màu để tả hình thể, nhưng ngay ở bức “Chiều chủ nhật trên đảo La Grande Jatte” (1884 - 86), các vết màu đa dạng và biến thiên đủ chiều hướng, hiển nhiên là có cách mô tả, cả về hình thể và chất liệu của sự vật. Trong bức “Hái táo”, Pissaro cũng dùng vệt bút sọc để mô tả thân cây, trong khi bãi cỏ được tả bằng những phẩy màu lăn tăn. Còn ở thân người, Pissaro dùng nét cong uốn lượn theo thân hình từng nhật.

Tranh Tân Ấn tượng thường phải mất khá lâu công và tỉ mỉ, vì họa sĩ phải chờ lớp màu trước khô hẳn rồi mới có thể “lợp” thêm đợt chấm màu kế tiếp. Họ cốt ý tạo nên sự thuần khiết cho từng màu, từng điểm cá biệt. Họ bỏ hẳn lối dậm màu ướt lên mặt sơn ướt hoặc phất màu này lướt trên màu kia theo lối Ấn tượng trước đây.

Sơn nền của tranh Tân Ấn tượng thường là màu trắng để hở lỗ chỗ để hòa hợp với các lớp chấm màu kế tục. Bảng màu của họ còn giản lược hơn cả Ấn tượng, và thường dùng màu nguyên bóp từ ống màu ra, đặc biệt là những màu xanh lá cây - như ta thường thấy ở màu bãi cỏ - màu xanh lá xen lẫn tím và xanh da trời phản chiếu ánh sắc trời xanh. Đôi chỗ lác đác chấm vàng cam của nắng.

hai tao 1

hai tao 2

Từ trái qua phải từ trên xuống dưới:

- Dạng trang trí của cây phấn mạnh đường cong chân trời

- Cành cong phản ánh đường cong chân trời, một cách của Cezanne, và của Monet trong bức “Antibes” (1888)

- Ánh nắng đỏ “trộn lẫn” với hình người.

- Từng chấm màu tương phản xanh lá với đỏ, rất linh động.

- Nét cọ dọc nhấn vào thân cây.

- Nét viền tế nhị trên thân người.

- Mảng màu trong bóng mát tạo nền tảng vững chãi cho bố cục toàn cảnh và cả chỗ đững thoải mái cho các nhân vật trong tranh.

Lối vẽ duy nhiên của Pissaro vào thập niên 1870 đã có tín hiệu dẫn đường sang lối kiểu - thức hóa trong bố cục và tạo dáng hình thể. Tuy nhiên, so với kiểu thức của Seurat, mà Pissaro đang mô phỏng, thì tranh ông vẫn nặng dấu vết mô tả cảnh tự nhiên, nhất là ở bức “Hái táo” này. Khổ tranh tiêu chuẩn Nº 20 dành cho tranh Phong cảnh.

hai tao 4

Màu sắc nhạt ở tiền cảnh rắc sang hậu cảnh để cân đối và hợp nhất toàn cảnh, đồng thời tạo cảm giác về chiều sâu. Nét cọ ở đây hiện rõ tính mô tả hình thể.

hai tao 5

Màu kết hợp để gợi hình. Nét cọ đan chồng chéo cũng để tạo hình ảnh. Màu vàng phủ mảng nắng, xanh da trời trong bóng cây phản ánh sắc trời. Vàng cam nằm giữa đường biên giữa nắng và bóng hình.

 

hai tao 3

Bảng màu Pissaro dùng trong tranh này gồm:

(1) Trắng chì hay (2, 3) trắng kẽm, vàng cadmium, (4) đỏ son (5) đỏ đất, (6) tím côban (7) xanh nước biển (8) xanh côban, (9) xanh cerulean (10) xanh ngọc lục bảo (11) xanh đen (12) xanh chrone

Mỗi đặc điểm của ánh sáng và màu đều được ghi nhận và biểu hiện bằng những chấm màu dị biệt, tạo bầu khí toàn cảnh rực rỡ.

Giữa thập niên 1880, Pissaro gắn bó chặt chẽ với những chi tiết trên, nhưng vào cuối thập niên 80, ông thấy lối vẽ này quá chậm chạp, vừa tốn thời giờ, vừa ngăn trở sự biểu hiện cá nhân - Pissaro từ bỏ trường phái Điểm sắc và tiếp tục tìm tòi cái mới. Sự thay đổi lập trường đó khiến đời sống kinh tế của ông đang khó khắn lại càng thêm khốn đốn, vì cả Durand -Rule và quần chúng, nói chung, đều không thưởng thức được cái mới của ông. Những nhà sưu tập tranh Pissaro từ đầu thập niên 1880 đến nay không thể nào theo kịp bước ngoặt khi ông bỏ phái Điểm sắc quay sang hướng khác.

hai tao 6

Họa sĩ Tân ấn tượng thích loại vải lót nền trắng tinh. Họ thường dùng hồ pha trắng thay sơn trắng, vì nó lút dầu và tạo mặt sơn sáng hơn. Chỗ hở nền trắng hòa quang sắc với mạng lưới màu trên nó rực sáng hẳn lên. Ở đây, Pissaro chỉ pha những cặp màu tương cận nên ông tránh thoát mọi màu trung tính buồn tẻ.

hai tao 7

hai tao 8

Nét cọ ở đây nhỏ hơn và gần với chấm Điểm sắc hơn là bố cục vẽ năm 1886. Tuy nhiên, chấm ở đây vẫn chưa đúng là chấm tròn. Màu được phân thành những mảng ấm nhạt tương phản với chủ yếu mảng tối, mát. Màu ấm như cam, vàng xen kẽ trong mảng tối của bóng cây xanh diễn tả những đốm nắng trong bóng mát.

hai tao 9

Chi tiết cỡ thật

Những màu đỏ và xanh linh hoạt ở nhân vật cũng là màu chủ yếu của một bố cục giản dị mà duyên dáng. Đề tài của Pissaro và sự bình dị của nó vang vọng ảnh hưởng lối diện thức của Millet: ông thường vẽ nông dân làm việc đồng áng hoặc công nhân nhà máy ở ngoại ô xa xăm (thập niên 1860 - 70). Sang thập niên 1880, ông tiếp tục vẽ quang cảnh những người có những người phụ nữ làm việc đồng ruộng, vườn tược. Những điểm màu tụ thành những mảng màu tương phản, sáng rực những vàng, cam đỏ, pha trắng nổi bật cạnh bóng mát đầy những chấm màu xanh dương, lá cây, và tím. Đôi chỗ được nhấn mạnh bằng đường viền quanh hình thể.

hai tao 9

>>> Họa phẩm sơn dầu "Trên sông Sein" (1877) của Alfred Sisley

>>> Họa phẩm "Đức Bà trên núi" của Leonardo De Vinci

>>> Phương pháp vẽ sơn dầu nhiều lớp

0976984729