Họa phẩm sơn dầu trên gỗ "Đức Bà trên núi" (1508)
của Leonardo De Vinci

duc ba 1

Leonardo De Vinci, nhân vật huyền thoại của Ý thời Phục Hưng, sinh năm 1452, được đào tạo bởi nghệ sĩ Verrocchio, người Florence. Vì không thể lấy được mẫu tranh của ông ở Bảo tàng viện, và bút tích của ông rất khó đọc nên kỹ thuật của ông chúng tôi không rõ lắm.

Bức họa “Đức Bà trên núi” có hai bản, một của Bảo tàng viện quốc gia London, còn một của Bảo tàng viện Le Louvre, Paris. Bản của London biết rõ nguồn gốc là của nhà thờ Francesco Grande ở Milano Ý trưng bày năm 1483. Nhưng chính bản ở Le Louvre mới bị nhiều phê bình và xưởng vẽ cũng dự phần sáng tác. Rất có thể như vậy vì một vài lý do, bản ở Bảo tàng Viện là bản thay thế bản trước ở cuối thế kỷ XV, nhưng chưa hề hoàn tất. Mặc dù bản ở London không được coi là xuất xứ từ quê hương Florence và kém hẳn của Paris, nhưng nó đồ sộ và có chiều sâu. Nó còn bị coi là chưa đạt lắm. Vật liệu căn bản mà “Đức Bà trên núi” dùng hình như là một loại sơn dầu mau khô. Dầu hồ đào, và dầu lanh là hai trong những vật liệu mà Leonardo dùng viết ra từ sổ tay của ông, Leonardo rất quan tâm sơn dầu cảu ông vẽ sao cho trong trẻo, và tự tay ông pha chế lấy. Điều không may là khuyết điểm của sự chế biển màu làm khô nứt trên nước sơn ở vài tác phẩm mà bây giờ ta nhận thấy, kể cả “Đức Bà trên núi”.

Dù Leonardo có trong tay phương tiện chế biến phần lớn sắc tố đương thời, hình như ông coi màu sắc là hàng thứ yếu để làm nổi hình vẽ và sáng tối.

Dẫu rằng bức “Đức Bà trên núi” gần đây đã được tẩy rửa, nhiều tác phẩm khác của ông vẫn bị biến dạng bởi nhiều lớp bụi thời gian và vì chất đông, dầu verni, sơn… Kỹ thuật của người nghệ sĩ vẫn còn là điều bí ẩn.

duc ba 2

1. Không thể nói chính xác là Leonardo vẽ ra sao, chỉ biết đại khái là, trước tiên tấm ván được phết một lớp keo gesso.

duc ba 3

2. Rồi ông phác thảo hình vẽ trên đó.

duc ba 4

3. Hình làm nổi bằng màu nâu, phần bóng và sáng.

duc ba 5

4. Ông dùng kết hợp cả bàn tay, ngón tay và bút cọ, nhất là lớp sơn lót. Điều này không có gì lạ với người đương thời.

duc ba 6

Những chi tiết cầu kỳ được vẽ với sự tinh tế và độ chính xác cao độ bằng bút nhỏ giống như ta viết bút lông ngày nay.

duc ba 7

Sự quan tâm về thảo mộc của Leonardo được thể hiện qua nhiều vật liệu. Đây là sự tương đồng giữa hoa ở bức tranh này và ở “Đức Bà trên núi”. Chi tiết đã được vẽ theo bản phác bằng phấn hồng, dùng bút và mực.

duc ba 8

Sự quan tâm của Leonardo về bóng tối và ánh sáng, đã được minh họa bằng màu duy nhất: nâu. Lớp sơn lót bên dưới đã lộ ra ở một vài chỗ vẽ chưa hoàn chỉnh. Thường thì mỗi bức vẽ đều được phác thảo trước và nghiên cứu, nhưng hình như Leonardo không để lại bản nháp nào màu sắc trên nhiều tác phẩm để lại đã phai nhạt với thời gian, xanh lá cây trước kia, nay trở thành màu nâu, xanh dương màu áo bị xỉn đi, sẫm vì bụi và vécni. Màu da có lẽ cũng đã đổi, trông lạnh và giống đá hoa. Có lẽ Leonardo đã tô một màu đen và hồng nhẹ mà nay bị phai đi.

duc ba 9

duc ba 10

Tác phẩm dở dang: “Sự âu yếm của Magi” minh họa bằng chứng Leonardo sơn lót màu nâu là chính, cùng nhiều màu khác.

duc ba 11

duc ba 12

Qua quang tuyến X chứng tỏ đầu Chúa (hình phải) lúc đầu nghiêng về phía trước, ở vị trí tương tự như bức ở Le Louvre. Cả hai hình đầu nhìn thầy vì thuốc chì trắng làm màu da thành trong mờ với X quang, chúng cản quang và làm đen phim chụp.

duc ba 13

duc ba 14

Chi tiết trong bức “Đức Mẹ Chúa hài đồng với hoa cẩm chướng” của Leonardo đánh dầu vết nhăn trên mặt Đức Mẹ. Đó là do kỹ thuật kém. Tác giả hình như đã pha quá nhiều dầu.

duc ba 15

Đầu Đức Mẹ được vẽ cùng kỹ thuật với màu da và đầu Chúa. Trong vùng tối ta thấy rõ vết tay. Qua nếp áo chứng tỏ những lớp sơn lót khá phức tạp. Lớp dưới cùng màu xám, màu xanh chân trời sơn trùng lên rồi mới tới xanh đậm sau chót. Dùng màu xanh thẫm là quy ước của tác giả vì đây là một sắc tố đắt tiền. Màu vàng viền áo tríc từ hợp chất chì thiếc. Nét rạn trên áo là tranh bị khô nứt chưa chắc hào quang là vàng lá.

duc ba 16

Chi tiết đúng cỡ: chi tiết này chứng tỏ cây hoa mọc trên đá, nét bút tế nhị, từng chi tiết như thật, chứng tỏ tác giả nghiên cứu rất kỹ thực vật.

>>> Họa phẩm sơn dầu "Trên sông Seine" (1877) của Alfred Sisley

>>> Họa phẩm "Cây đào ra hoa" (1889) của Vincent Van Gogh

0976984729