Họa phẩm “Nhịp đập mùa thu” của họa sỹ Jackson Pollock
Từ năm 1947, Jackson Pollock, bắt đầu tạo nên một loạt tranh trên vải đan chen nhau lối sơn nhỏ giọt, từng tia, từng vũng, Willem de Kooming gọi đó là “Đập nước đá”, là chính cái đang trở nên Biểu hiện - Trừu tượng. Thời gian trước đó, tác phẩm của Pollock là hình dung, tượng trưng, thần bí. Năm 1946, sau khi Pollock đã lãnh giáo với Jung - nhà phân tâm học, thì thần bí lại có nghĩa là thiên nhiên thôi. Qua tác phẩm của mình Pollock muốn nói lên sự ý thức trong tiến trình cấu tạo nên tranh còn đi trước cả kết quả. Chính là vào giai đoạn này mà tác giả cảm thấy cần nên vẽ cởi mở hơn, chính vì muốn vẽ cả ngoài tầm với mà bỏ lối giá vẽ lôi thôi. Bằng cách trải vải xuống sàn nhà hay tường, dùng kỹ thuật nhỏ giọt và dùng những dụng cụ, cọ khô cứng, que và bay thợ nề. Pollock quan sát ở thế đứng và cách khoảng. Vì đi “nhiều” quanh tranh, nên ông vẽ được mọi góc cạnh, nhịp bước trở nên rộng rãi, tay cọ cũng phóng mạnh hơn. Pollock tuyên bố vào năm 1951: “Lối vẽ của tôi là trực tiếp… Phương pháp vẽ tức là nhu cầu tự nhiên cứ thế mà nảy nở. Kỹ thuật chỉ là một phương tiện để diễn tả. Khi vẽ là tôi đang có trong đầu một khái niệm tổng quát: đang làm gì đây? Tôi có thể kiểm soát dòng sơn. Không có gì đột ngột, như vậy chẳng có bắt đầu (thủy) mà làm gì có chấm hết (chung). Kỹ thuật là một giải pháp không cưỡng lại được đối với Pollock, để tìm kiếm cách tự diễn tả với mình và phương pháp cùng đề tài đã đầy đủ trong bài phát biểu năm 1948: Vẽ của tôi không xuất phát từ giá vẽ. Ít khi nào tôi căng vải ra trước khi vẽ. Tôi thích đính vải không căng trên sàn hay tường, vì cần có một mặt cứng để dựa. Trên sàn nhà tôi cảm thấy thoải mái hơn, gần gũi hơn, chính tôi là một phần của tác phẩm vì có thể đi chung quanh từ bốn phía để vẽ đó mới thực là thành phần của tác phẩm theo nghĩa đen… vẫn để xa những dụng cụ vẽ thường dùng, mà thích que, bay thợ nề, dao và sơn nhỏ giọt impaston (sơn đặc) xuống cát, vụn kính cùng một vài vật liệu lạ lùng… tác phẩm cũng có đời sống riêng của nó, tôi cố thể hiện giùm nó.
1. Vải không hồ keo, trải trên sàn hay đính trên tường.
2. Pollock sơn màu đen có men, bóng, bằng lối vung tay đập, nhỏ giọt.
3. Nâu nhạt là màu chủ lực để vẩy, chấm, còn trắng cũng dùng như đen. Xanh để kẻ
4. Kéo lê cọ thành một đường mỏng, qua vùng khô và trơn, làm dày lên bằng cách kéo từ vùng còn ướt qua.
5. Vùng trống trên vải coi như màu trung tính để làm nổi bật phần còn lại.
6. Cạnh mép ít sơn hơn do đó ít họa tiết.
7. Khuôn khổ của bức tranh chỉ được định khi tiến trình đã hoàn thành. Lúc đó mới căng vải ra.
Những màu sau đây được dùng cho tranh: “sơn dầu trắng” đen men bóng, sơn mài, nâu nhạt 4 xanh (dương) cũng để kẻ.
“Nhịp đập mùa thu” 1950 đã cho thấy kỹ thuật nhỏ giọt của Pollock quả thanh lịch. Đứng vẽ từ mọi phía, vải không hồ, mỗi phần đều quan tâm như nhau nhưng với cách khác nhau. Những chấm phá đơn giản thực hiện theo những phương pháp khác nhau. Phần giờ đây là trên tranh, đen và nâu đỏ tràn xuống vải và vảy, nhưng vật sơn vẫn rõ ràng là có định hướng. Dọc xuống mép dưới, nâu và đen có vẻ như tràn lan, ngoài tầm của cây cọ hay cái que, thành nét cong hay gợn sóng. Nhiều chỗ sơn đọng lại từng vũng, lúc khô kết thành vẩy, sơn có thể vẽ, cũng có khi nguyên can cho nhỏ xuống thành giọt một cách thận trọng.
Những bức tranh nào chỉ dài một khuỷu tay không chịu nổi phương pháp Pollock, dùng cọ khô cứng, bay, que, vẽ là chuyển động toàn thân, cẩn thận nhưng để cho tùy hứng ngẫu nhiên. Sức rơi và độ lỏng của sơn cùng với sự lựa tay của tác giả tạo nên những nét bất ngờ. Sự kiêm soát kỳ lạ làm nên tranh, một người bạn được thấy ông vẽ đã phải thốt lên: sơn chảy mạnh mà ông vẫn vẽ được nét mỏng nhỏ, thật là một khả năng kỳ lạ, nét là một động tác đơn giản nhất... Có lúc ông để chảy mạnh...
Bốn màu được dùng trong “Nhịp đập mùa thu”. Độ nhầy của sơn cũng quyết định tranh vẽ ra sao. Bắt đầu ông vẽ bằng sơn mài đen làm nền, cơn lốc giữa như đường đan nhau, làm tấm nhỏ giọt là một vài màu khác.
Chi tiết bằng thực. Chi tiết hàng trên bên trái mép của “Nhịp đập mùa thu” rõ đã minh họa kỹ thuật cách tân bắn giọt của Pollock. Phương pháp này đã hoàn thành một cách ngẫu hứng của “hiệu ứng chảy”. Sơn được bắn ra, vẩy và nhỏ trên bề mặt. Tuy có vẻ phết lên thoải mái, tùy hứng nhưng thật ra vẫn được kiểm soát và định hướng. Sơn mài được dùng một cách rộng rãi để tạo hình ảnh sống động trong khi màu nâu nhòe ra là m nền. Đường dệt của vải không có hồ để thấm sơn cũng là một phần tử tác động. Bức vẽ cố ý kéo ra ngoài để tác động thêm ngoài lề.
>>> Ngôn ngữ hội họa qua sắc thái của Jackson Pollock
>>> Chất và sự biểu hiện về chất trong hội họa
>>> Họa phẩm sơn dầu "Trên sông Seine" (1877) của Alfred Sisley