Họa phẩm “Tắm ở Asnière (1883-1884) của Georges Seurat
Seurat là học trò đứng đầu về môn phác họa của Lehmann và Ingres. Những bức vẽ đầu tiên theo tính cách như của Holbein, Poussin và Ingres đều là điều cốt yếu trong sự chín muồi của Seurat. Ông chuyên tâm vẽ đến năm 1882, khéo khai thác tông đối chọi của bút chì trên giấy. Sở thích khoa học về lý thuyết màu sắc của Seurat bắt đầu vào đầSeurat nghiên cứu vẽ sơn dầu ngoài trời vào đầu năm 1880. Một mặt ông phân tích mô hình, mặt khác, ông quan sát màu sắc trong thiên nhiên. Hơn nữa, ông chịu ảnh hưởng của tác phẩm phái Ấn tượng, tự tạo cá tính đan xen về màu sắc của mình.
Seurat nghiên cứu vẽ sơn dầu ngoài trời vào đầu năm 1880. Một mặt ông phân tích mô hình, mặt khác, ông quan sát màu sắc trong thiên nhiên. Hơn nữa, ông chịu ảnh hưởng của tác phẩm phái Ấn tượng, tự tạo cá tính đan xen về màu sắc của mình.
Từ năm 1884, Seurat chấp nhận bảng màu “lăng kính” gồm mười một màu xếp theo thứ tự trong quang phổ, gồm: vàng, chanh, đỏ, đỏ tía thiên thảo, tím cô ban, xanh nước biển và xanh cô ban, xanh viridian và hai sắc xanh lá cây. Riêng với màu trắng ông cũng như Monet, lấy đó làm màu chủ yếu để pha với các màu làm tăng độ phản chiếu và tạo ánh sáng tự nhiên. Thế nên màu mờ đục rất quan trọng làm lớp phủ mặt tranh mà không cần quang dầu. Vẽ xong, cần lồng vào khung kính để làm dịu màu quang dầu, làm lớp bảo về tranh theo truyền thống.
Năm 1885, Seurat mô tả cách vẽ chấm phân điểm. Sử dụng kỹ thuật này, bảng pha màu được giới hạn được các sắc tố liền kế nhau trên vòng sắc quang phổ. Các mảng màu đối chọi như cam và xanh da trời sẽ nâng tác dụng khi đặt cạnh nhau. Pha màu quang học của Seurat, những chấm phân cách trong màu chủ như xanh da trời và vàng được “hòa” trong mắt thành xanh lá cây, để tạo ra màu xám sỉn bởi vì màu hòa như vậy là sắc chứ không phải là ánh sáng.
Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải:
1. Khung vải sơn lót trắng mỏng hay trắng nhờ - nhằm làm các màu tăng sắc độ.
2. Những mảng màu rộng tô vào, hình dạng người cảnh vẽ phác bằng sơn.
3. Lớp sơn phủ dần theo lối sơn ướt trên sơn khô, để giữ thuần sắc màu.
4. Dùng sơn nguyên chất có độ bền, màu pha trắng bắt ánh sáng.
5. Hình người và quần áo ở tiền ảnh tô dậm sơn mờ đục; ở hậu cảnh tô mỏng, nhạt và mịn hơn.
6. Nét dặm (chấm) phân điểm đặt đối chọi vào năm 1887.
Bảng màu trong tác phẩm này, Seurat dùng các màu sau: (1) cam pha, (2) hung đỏ, (3) đỏ alizarih, (4) xanh nước biển, (5) xanh cô ban, (6) tím (pha đỏ và xanh), (7) đỏ vermilion, (8) xanh ngọc, (9) xanh viridian, (10) vàng chanh, (11) vàng đất, (12) xanh cerulean là màu có lẽ Seurat sử dụng.
Bãi cỏ vẽ màu nguyên, đánh bóng, nhái theo cỏ mọc. Quần áo được tả bằng nét cọ rộng bản gợi lên lực đè xuống của vải vóc. Nét bút lượn theo nếp gấp và đường cuốn trên cái mũ. Bóng tối màu trong suốt dưới đống quần áo, chỉ thấy ở góc này.
Khung tranh to nặng, sơn lót nền màu đất lợt, mỏng để khai thác khung cảnh mờ nhạt, gợi ra không khí ấm cúng. Nét vẽ đa dạng, mô tả bề mặt và dáng vẻ dị biệt trong không gian được bố cục. Những vạch chắn ngang dùng để phân biệt bờ nước, nét dọc cho cây cỏ. Vết quét rộng theo hình, dạng gợi lên sức nặng của vật chất. Mặt trời giữa trưa chiếu từ phải sang trái, kéo bóng đen dài bằng dạng người, vật, tạo sự cân bằng tĩnh tại trong bố cục. Phần lớn sơn vẽ xuống là ướt trên khô để duy trì màu nguyên chất. Sơn sánh đắp lên một lớp trong mờ, mỏng ở cục bộ để bổ sung bóng theo hình.
Đây là điểm chứng tỏ sự hiểu biết của Seurat về màu đối chọi. Để tách khuôn mặt khỏi hậu cảnh thì hậu quả tự nhiên của ánh sáng và bóng tối sẽ thay đổi, là phóng đại sáng và tối. Cách tái tạo này Seurat đã quen biết qua luật quang học trong sự tương phản của màu sắc. Ví dụ màu nước lợt soi sáng sau lưng và màu da lưng sậm lại khi bắt sáng để tách chúng ra.
Lại ở đây, màu tương phản cũng được làm rõ. Dưới cằm cậu bé, bóng màu da sậm lại để nhấn mạnh trong khi nước hóa lợt đi, để phân biệt hình dáng ở hậu ảnh. Sau này các chấm thêm vào trên cái mũ và trên làn nước được rõ nét.
Chi tiết bằng thật. Chi tiết điển hình này xuất hiện trong nhiều tác phẩm của Seurat. Ông sửa chữa ngay trong quá trình vẽ tranh, ví dụ hình người chèo thuyền thêm vào ở giai đoạn sau, ngay chỗ màu nước xanh vẽ thêm vào như vậy, màu vẽ nước đan ken vẽ kỹ thuật ướt trên ướt. Seurat có thể dùng màu xanh cô ban pha trắng ở đây. Ở đầu góc trái, ta thấy rõ nét màu vàng. Chi tiết này cũng cho thấy có vệt bẩn tụ lại vì mặt vải có vết nứt.
>>> Họa phẩm sơn dầu "Trên sông Seine" (1877) của Alfred Sisley
>>> Những chiều sâu ẩn giấu trong sơn dầu
>>> Học vẽ tranh sơn dầu (Phần 1 - David Sanmiguel)