Thiết kế nội thất

Nguyên lý TK đồ gỗ và nội thất (Phần 4)

Một thiết kế được xem là tốt nếu thể hiện được những ý tưởng của chính nó và cũng thể hiện dấu ấn đặc trưng của nhà thiết kế. Đối với các sản phẩm như cửa, bục, tủ, ngăn kéo đều có thể xác định trước phần phụ kiện. Thường thì chúng ta không thấy điều này là khó khăn vì đã có hàng loạt các nhà sản xuất cung cấp phụ kiện.

Bố cục bề mặt trong TK đồ gỗ và nội thất

Sự phân chia diện phẳng thể hiện qua sự bố trí bên ngoài đồ gỗ, ví dụ như cửa, ngăn kéo hoặc thể hiện ở các đồ gỗ lắp ráp qua sự phân chia giữa phần trên và phần dưới, hoặc ở mặt giữa và mặt bên. Sự bố cục bề mặt có thể là đối xứng đồng đều, cân bằng và ít biến dạng hoặc trở nên không đối xứng, không đều, không cân bằng và dễ biến dạng.

Cách thiết kế giường bằng gỗ

Đối với mọi người, giường là chỗ ngủ, là công cụ thư giãn đa chức năng. Không có đồ nội thất nào đáp ứng nhiều ý nghĩa cũng như chức năng như vậy. Vì vậy, trong kinh doanh, người ta không chỉ giới thiệu về giường, mà còn về những vật dụng đi kèm theo giường, hệ thống giường hoặc điều kiện thư giãn và cả khu vực tiện nghi. Hệ thống giường ngủ bao gồm cả bàn ăn tối, tủ ngăn kéo, đèn và thiết bị điều khiển từ xa cho dàn âm thanh và TV.

Tỷ lệ trong thiết kế đồ gỗ và nội thất

Khi thiết kế và bố cục các sản phẩm chuyên dụng, các tác phẩm hay trong công việc hàng ngày, người thợ đồ gỗ luôn chú trọng cảm nhận về kích thước và hình dáng. Để thực hiện loạt công việc đa dạng này nhất thiết phải có kiến thức chuyên môn.

Cách trang trí tranh treo tường

Điều đầu tiên khi xem xét một bức tranh chính là nội dung của nó. Nó có thể là một bức tranh hiện đại, trừu tượng, nhiều màu sắc, hoặc là đã cũ, sinh động và gây xúc cảm. Quan điểm và sở thích nghệ thuật của chủ nhà sẽ được khẳng định qua nội dung, chủ đề và ấn tượng của tranh ảnh. Kỹ thuật thể hiện bức tranh chính là yếu tố quan trọng tiếp theo, cần phải quan tâm điều này khi trang trí với tranh ảnh.

Cách thiết kế cửa tủ và ngăn kéo

Thiết kế quyết định cấu trúc, hay cấu trúc quyết định thiết kế? Cả hai đều không phải. Như đã đề cập từ bài trước, các tính năng thẩm mỹ, kỹ thuật và cấu trúc phải được kết hợp thống nhất. Ngay cả một thiết kế táo bạo nhất cũng cần phải có cấu trúc phù hợp với mục đích sử dụng, đúng vật liệu và kết cấu thanh nhã mới đáp ứng được các yêu cầu về công năng. Trong một thiết kế tốt, cấu trúc tổng thể và các giải pháp chi tiết cần phải được lưu ý như nhau.

Cách thiết kế bàn viết (Phần 1)

Đồ nội thất được đề cập ở đây là những vật dành cho cá nhân gồm các đồ nội thất độc lập nhỏ gọn như: bàn viết thường, bàn viết mặt nghiêng, và bàn viết có ngăn kéo. Tài liệu sẽ đưa ra vài phương pháp thiết kế tinh tế, cần chú ý điều chỉnh cho phù hợp với quá trình gia công mẫu sản phẩm.

Cách thiết kế bàn viết (Phần 2)

Bàn viết gia đình hầu hết có kích thước nhỏ, mảnh và nhẹ hơn bàn viết trong văn phòng. Nhưng chúng phải đủ chắc chắn, để người ta có thể đặt màn hình máy tính lên mặt bàn. Thông thường, mặt bàn viết có hình chữ nhật nhưng mặt bàn cũng có thể hình vòng cung hoặc uốn lượn.

Cách thiết kế tủ phòng khách

Tủ phòng khách là đồ nội thất dùng để chứa các vật dụng gia đình, tập sách và chén đĩa, hoặc các đồ lưu niệm. Nó cũng có thể nằm trong một bộ đồ nội thất, bao gồm nhiều món nội thất riêng lẻ và được bài trí phối hợp cùng nhau. Tùy theo kiểu tủ mà có nhiều cách trang trí khác nhau.

Cách thiết kế tủ trưng bày

Là tủ đứng riêng, bên ngoài được làm bằng kính, đồ vật bên trong được giữ vệ sinh và có thể nhìn xuyên suốt. Tủ thường được dùng để trưng bày đồ cổ, đồ mỹ nghệ hoặc các bộ sưu tập. Có thể là đồ sứ, đồ thủy tinh, nhạc cụ, sách, búp bê, cúp, huy chương, công cụ hay dụng cụ cổ xưa, khoáng vật quý hiếm và nhiều thứ khác.

Cách thiết kế bàn viết (Phần cuối)

Bàn viết kiểu bục chiếm không gian làm việc nhỏ nhất. Người dùng phải đứng khi viết hoặc đọc với mặt bàn hơi nghiêng. Khi viết ở bục viết cần dùng sức nhiều hơn khi ngồi viết tại bàn. Với bục viết, ta có thể di chuyển nhiều hơn, đôi khi có thể thả lỏng chân và “giải mỏi” trong tư thế đứng.

Lịch sử ngành KTNT qua 12 bức tranh

Ánh sáng xung quanh nội thất trong phòng khách thời kỳ Ba-rốc được phóng đại thêm (bằng cách tạo thêm ánh sáng nhân tạo từ đèn và lò sưởi) nhằm tạo ra cảm giác ánh sáng có sự chuyển động và để khắc họa mọi thứ trở nên to lớn.

Cách thiết kế tủ ngăn kéo

Tủ ngăn kéo là vật dụng nội thất lâu đời, tưởng chừng đã bị quên lãng. Trước đây tủ thường được đặt trong phòng ngủ và có vai trò nhất định trong việc bài trí phòng ngủ cùng với giường, tủ quần áo, tủ đầu giường v.v… Trong các tòa nhà lớn, tủ ngăn kéo có thể được đặt ở tiền sảnh. Phần chính của tủ là các ngăn kéo, chứa đồ đạc.

Cách thiết kế tủ búp-phê

Tủ búp-phê (tiếng Anh là sizeboard hoặc credenza) là tủ dùng để chứa đồ dùng ăn uống như chén bát, ly, khăn trải bàn và bộ dao nĩa. Và tủ cũng được dùng để bày biện thức ăn trước khi bày ra đĩa tiếp đãi khách.

Không gian trong TK nội thất (Phần 1)

Không gian là chất liệu số một trong gam màu của người thiết kế và là yếu tố cơ bản trong thiết kế nội thất. Trong không gian, chúng ta không chỉ có cảm xúc mà còn phân biệt hình khối, nghe tiếng động, cảm thấy dễ chịu với luồng gió nhẹ và ánh nắng ấm áp của mặt trời, hương thơm của hoa. Không gian là sự thừa hưởng thuộc tính giác quan và đặc thù thẩm mỹ của những yếu tố trong phạm vi lĩnh vực của chúng.

0976984729