Cách trang trí tranh treo tường
Tranh ảnh là vật dụng trang trí cho căn phòng. Chúng thể hiện cá tính, phong cách và lối sống của chủ nhà.
Khi sản xuất ra các sản phẩm nội thất, người thiết kế vật dụng nội thất thường kiêm luôn vai trò của một nhà tư vấn thiết kế tổng thể. Ngay từ trong phác họa, các tranh ảnh hiện có và đồ trang trí cần phải được sắp xếp kỹ lưỡng và mang lại nhiều cảm xúc.
Xin vui lòng không nên!
Hình 230: Những bức tranh nhỏ không nên được bố trí ngẫu nhiên trên tường.
Hơn nữa, bức tranh bên phải lại treo quá cao
Hình 231: Tốt hơn là nên kết hợp các bức tranh thành một nhóm.
Ta treo cả ba bức tranh ở cùng độ cao và ghép đi cùng nhau
Hình 232: Đây là một nhóm các bức tranh bố trí không cân xứng.
Qua đó, không gian tổng thể lại được cân bằng
Điều đầu tiên khi xem xét một bức tranh chính là nội dung của nó. Nó có thể là một bức tranh hiện đại, trừu tượng, nhiều màu sắc, hoặc là đã cũ, sinh động và gây xúc cảm. Quan điểm và sở thích nghệ thuật của chủ nhà sẽ được khẳng định qua nội dung, chủ đề và ấn tượng của tranh ảnh. Kỹ thuật thể hiện bức tranh chính là yếu tố quan trọng tiếp theo, cần phải quan tâm điều này khi trang trí với tranh ảnh. Tranh màu nước, các bức phác họa, ảnh chụp, tranh in lụa, ảnh in đều đòi hỏi phải làm khung lồng kính. Lồng kính giúp gia tăng hiệu quả của hình ảnh, được làm từ kim loại, gỗ hoặc nhựa. Những bức tranh sơn dầu hoặc sơn acrylic cũng được treo nhưng không cần khung hoặc chỉ đóng nẹp khung rất mỏng. Những tuyệt tác cổ điển thường dùng khung treo rộng lớn, đôi khi được trang trí rất công phu và dát vàng.
Hình 233: Tranh lớn có thể đặt ở vị trí trung tâm. Thông thường không nên xếp thêm một bức tranh khác bên cạnh. Bức tranh sẽ chiếm vị trí nổi bật trên diện tích này.
Mỗi bức tranh có một vị trí thích hợp trong một không gian phù hợp. Điều quan trọng là hình ảnh bức tranh phải tạo được ấn tượng tốt. Không nên treo chúng phía trên một vật quá sặc sỡ hoặc trên một mặt giấy dán tường quá nổi bật. Tranh ảnh, đặc biệt là những bức có kích thước nhỏ, sẽ bị hình nền “nuốt chửng”. Ta cũng không nên bố trí ngẫu nhiên các bức tranh trên tường trống (Hình 230). Sẽ tốt hơn nếu tập hợp các bức tranh nhỏ, treo tự do và riêng lẻ trong phòng thành một nhóm (Hình 231 và 232). Trong việc bố trí tranh ảnh, ta nên xem xét chọn điểm chuẩn cũng như cần xác định mốc ngang và mốc đứng, các chuẩn đã được xác định trước thông qua kiến trúc của căn phòng, của đồ trang trí hoặc là của các đồ dùng nội thất.
Hình 234: Trang trí không đối xứng, kết hợp giữa bức tranh ở trên với những vật dụng trang trí khác đặt trên tủ thấp. Qua đó cân bằng diện tích tổng thể.
Trong một số trường hợp, việc chọn độ cao cho tranh cũng gây nhiều tranh cãi. Thông thường, tranh treo không nên quá cao. Theo công thức thực nghiệm, ta có thể áp dụng: 1/3 chiều cao từ trên xuống của bức tranh sẽ nằm ngang tầm mắt của người quan sát (khoảng 1,60m). Tranh trong phòng khách hoặc trong các phòng sinh hoạt chủ yếu ở tư thế ngồi thì nên treo thấp hơn. Công thức thực nghiệm trên chỉ thích hợp cho tranh treo ở hành lang, lối đi và ở các phòng mà tranh ảnh thường được thưởng thức khi đứng. Đối với những tranh khổ lớn, chiếm nhiều diện tích, ta nên bố trí cho nó một khoảng tường rộng riêng (Hình 233). Ngược lại, những bức tranh nhỏ sẽ được kết hợp thành nhóm hai hay ba bức. Tranh hay một nhóm các bức tranh không bắt buộc phải treo ở ngay trung tâm hay đối xứng trên tường. Trong nhiều trường hợp, một sự sắp đặt không cân xứng lại lôi cuốn hơn, đặc biệt là khi tranh ảnh được sử dụng làm đối trọng quang học với những vật dụng trong phòng (Hình 232). Khi có số lượng tranh lớn, ta có thể xếp chúng thành một dãy. Cạnh dưới của các bức tranh nằm cùng một độ cao thích hợp (Hình 237). Với số lượng tranh nhiều hơn nữa, ta có thể mở rộng dãy tranh thành một nhóm. Trong trường hợp này, các cạnh trên và dưới của khung tranh tạo nên mốc trên và dưới (Hình 238). Nếu ở giữa cửa sổ và cửa chính là một khoảng tường trống, ta có thể treo ở đây một hoặc vài bức tranh theo nhóm. Đối với số lượng tranh nhiều hơn và diện tích rộng hơn, cần xếp các bức tranh theo một đường trục chuẩn định hướng theo cạnh khung phải và trái của tranh (Hình 239). Giữa các đồ nội thất có thể còn trống một khoảng tường, ở vị trí này ta có thể bố trí một bức tranh. Nhiều bức tranh có hình dạng khác nhau có thể bố trí theo đường chuẩn hình chữ thập (Hình 241).
Hình 235: Một nhóm hai bức tranh cùng kích thước được treo không cân xứng dưới góc nhìn từ mặt trước của tủ thấp. Đèn bàn mang lại cho không gian tổng thể một sự cân bằng.
Ở cầu thang, các nhóm tranh sẽ được xếp xiên theo bậc thang. Ở cầu thang có tay vịn, tranh ảnh phải được treo ở chiều cao thích hợp để khi dùng tay vịn, người dùng sẽ không làm hỏng các bức tranh (Hình 242).
Hình 236: Sắp xếp các bức tranh theo một dãy. Cạnh trên của khung tranh được chọn làm đường chuẩn, dãy tranh như được treo trên một xà ngang. Sắp xếp này không được hợp lý lắm.
Những góc tranh trọng thích hợp với các nhóm bức tranh nhỏ, ví dụ như một nhóm các bức ảnh của ông bà hoặc là một tập hợp nhiều dạng tranh nhỏ hơn, như là các bức tiểu họa (Hình 240).
Hình 237: Tốt hơn là nên sắp xếp các bức tranh theo dãy như hình vẽ này. Đường chuẩn là cạnh dưới của khung tranh.
Trước khi gắn các bức tranh, cần cân nhắc việc bố trí và kết hợp các bức tranh với nhau cho hợp lý. Động tác nhỏ này có thể mang lại hữu ích trong nhiều trường hợp.
Hình 238: Dãy tranh được mở rộng thành một nhóm tranh. Ở đây có cả đường chuẩn trên và dưới.
Hình 239: Ở phần diện tích tường khoảng giữa cửa sổ và cửa chính, tranh ảnh được sắp xếp treo theo hàng dọc. Đường chuẩn là đường thẳng đứng chạy theo cạnh tranh.
Hình 240: Ở khu vực riêng tư hoặc trang trọng nên xếp nhiều bức tranh nhỏ, ví dụ như các bức tiểu họa hoặc là “nhóm các bức ảnh của ông bà”.
Hình 241: Giữa các đồ nội thất kết hợp có trống một khoảng tường để treo tranh. Khi xếp các bức tranh lớn nhỏ khác nhau hoặc có dạng riêng biệt thì nên xếp theo dạng đường chuẩn hình chữ thập.
Hình 242: Khi treo các bức tranh gần cầu thang, nhóm tranh phải được sắp xếp phù hợp với bậc thang. Về phần tay vịn, cần có một khoảng không gian vừa đủ để khi vịn không bị cản trở.
Hình 243: Một số ví dụ về cách xếp tranh ở khoảng diện tích eo hẹp giữa hai cánh cửa, kết hợp thành nhiều nhóm liên tiếp hoặc thành các nhóm lớn.
>>> Lịch sử nghệ thuật trang trí
>>> Nguyên lý thiết kế đồ gỗ và nội thất (Phần 1)