Tỷ lệ trong thiết kế đồ gỗ và nội thất
Khi thiết kế và bố cục các sản phẩm chuyên dụng, các tác phẩm hay trong công việc hàng ngày, người thợ đồ gỗ luôn chú trọng cảm nhận về kích thước và hình dáng. Để thực hiện loạt công việc đa dạng này nhất thiết phải có kiến thức chuyên môn.
Các sản phẩm của thợ mộc, và cả của kiến trúc sư phải được đưa ra đánh giá công khai về phương diện thẩm mỹ. Sản phẩm của thợ nghiệp dư thường chỉ tạo ấn tượng mơ hồ, đơn điệu. Nhưng để đánh giá những sản phẩm này cũng cần phải là người có thẩm quyền, có chuyên môn. Về cơ bản, chúng cũng là những tác phẩm kiến trúc, theo đúng các quy tắc thẩm mỹ về hình thức, nội dung cũng như chức năng và sự hữu dụng, và đôi khi cả về tính thẩm mỹ trang trí.
Sự cân xứng kích thước bề mặt, cách bố trí nhịp nhàng thông qua các đường phân chia, bố cục hài hòa, căng chắc, độ căng giữa các cạnh cứng và mềm, giữa mặt phẳng rộng và hẹp, hiệu ứng ánh sáng, màu sắc, cấu trúc gỗ và độ bóng bề mặt cũng như ảnh hưởng qua lại giữa tính năng, hình thức và sự kiến tạo chính là những tiêu chí để đánh giá một vật thể.
Diện phẳng
Thiết kế đồ gỗ trang trí nội thất là một bố cục ba chiều, nhưng khi thể hiện trên bản vẽ chỉ có hai chiều. Bản thân một hình ảnh phối cảnh – bản vẽ, hình ảnh hay giao diện trên võng mạc mắt – chỉ đơn thuần mặt phẳng hai chiều. Sự hình dung sang không gian ba chiều phụ thuộc vào việc nhận biết các mặt phẳng giới hạn trông thấy được và sự kết hợp của nó, nhất là phụ thuộc vào việc suy xét sự hội tụ của các đường song song. Vì vậy, mặt phẳng là yếu tố quan trọng trong kiến trúc và trong việc đánh giá mức độ biểu cảm cũng như sự hài hòa cân xứng của kích thước.
Hình vuông và hình chữ nhật
Thật ra là các hình phụ thuộc vào tư thế thẳng đứng của người so với mặt đất và vị trí nằm ngang của mắt. Phương thẳng đứng hay phương ngang được tính theo phương của mặt đất. Sự mở rộng theo phương thẳng đứng và phương ngang vuông góc với nhau tạo nên hình chữ nhật, hay dạng đặc biệt của hình chữ nhật là hình vuông. (Hình 9).
Hình 9: Hướng mở rộng của hình vuông và hình chữ nhật. Hình vuông mở rộng theo cạnh cân bằng, hình chữ nhật nằm mở rộng theo phương ngang và hình chữ nhật đứng mở rộng theo phương dọc.
Với mặt phẳng hình chữ nhật, ta xác định được sức căng. Hình chữ nhật đứng, có xu hướng vươn lên theo phương dọc, hình chữ nhật nằm, có xu hướng vươn ra theo phương ngang. Hình vuông thì mở rộng đều. Hình vuông tạo cảm giác yên tâm, vững chãi. Sức căng chiều ngang và chiều dọc ở hình vuông là bằng nhau (Hình 10). Sức căng hình chữ nhật có thể biến cách hay thay đổi qua cách bố trí, phân chia cũng như qua sự kết hợp với hình chữ nhật khác. Cho nên sức căng theo chiều ngang của hình chữ nhật nằm ngang sẽ bị hạn chế bởi các cạnh thẳng đứng. Các hình chữ nhật khác với sức căng khác nhau có thể mang lại cảm giác yên tâm và đồng bộ về diện tích chung khi có sự kết hợp tốt.
Hình 10: Thông qua các cạnh trên bề mặt, hướng mở rộng sức căng có thể thay đổi.
Hình 11: Khung bao quanh bề mặt sẽ hạn chế mức độ căng của nó. Một khung rất rộng sẽ tập trung sự chú ý vào diện tích nhỏ bên trong. Hình chữ nhật tô đậm nằm vuông góc bên trong hình chữ nhật lớn bên ngoài có cùng sức căng có thể làm triệt tiêu sức căng chung của chúng.
Kích thước hình chữ nhật
Hình 12: Hình chữ nhật cân đối được hình thành từ hình vuông
Sự cân xứng cả hai kích thước của hình chữ nhật mang tính quyết định đối với tác động thẩm mỹ của bề mặt. Khởi đầu từ hình vuông, sức biểu cảm của bề mặt phụ thuộc vào mức độ mở rộng hay thu hẹp kích thước. Các đường chéo trong bề mặt thể hiện giá trị cân xứng của cặp hình chữ nhật thông qua góc xiên của chúng. Thời kỳ Phục hưng người ta đã tranh cãi rất gay gắt về vấn đề cân xứng. Mười một hình chữ nhật cân đối xuất phát từ thời kỳ này, phát triển từ diện tích cơ sở, hình vuông. Ngày nay, đường chéo và nửa đường chéo trở thành các yếu tố trong xây dựng. Hai cạnh của mười một hình chữ nhật cân đối có tỷ lệ 1:0,685; 1:0,813; 1:0,869; 1:1,118; 1:1,207; 1:1,376; 1:1,414; 1: 1,5; 1:1,618; 1:1,732; 1:2 cạnh dài: cạnh ngắn. Hình chữ nhật có tỷ lệ các cạnh 1:1,414 dùng làm kích thước của giấy tiêu chuẩn (DIN-format). Hình chữ nhật với các cạnh có tỷ lệ 1:1,618 chính là Tỷ lệ vàng. (Hình 12). Tỷ lệ vàng cũng là tỷ lệ được dùng trong phân chia khoảng cách ngày nay, chúng mang lại cảm giác hài hòa và điều này đã được minh chứng qua các nét thẩm mỹ trong tự nhiên. Ở đây tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài bằng với tỷ lệ giữa chiều dài và tổng hai cạnh [m/M = M/(m+M)]. Chiều rộng là tử số, chiều dài là mẫu số, tử số trên mẫu số bằng với mẫu số trên tử số cộng với mẫu số. Dựa trên tỷ lệ này ta xây dựng dãy số Lamesche, bao gồm các số: 3:5:8:13:21:34:55:89… Mỗi cặp số thể hiện một cặp Tỷ lệ trong Tỷ lệ vàng, với các chữ số càng lớn càng chính xác. Cặp tỷ lệ 1: 1,618 là tỷ lệ nằm ở khả năng liên kết các phần khác nhau thành một tổng thể, mỗi phần vẫn giữ được bản sắc riêng của mình đồng thời đóng góp vào tổng thể chung. Đối tượng trang trí của người thợ mộc là các bề mặt như cửa và các vật quan sát từ bên ngoài như đồ gỗ, hoặc các vật quan và vị trí của chúng. Ví dụ: bề mặt hình chữ nhật có thể có Tỷ lệ vàng giữa chiều rộng và chiều dài, hoặc cạnh của các bề mặt khác cũng mang tỷ lệ tương tự. Trong hình ngũ giác, các đường chéo cũng được chia theo Tỷ lệ vàng hay các cạnh của hình ngũ giác cũng có Tỷ lệ vàng với các đường chéo trong hình ngũ giác. Ngoài ra trong hình lục giác cũng có Tỷ lệ vàng trên cặp hình vuông.
Hình 13: Các cạnh có “Tỷ lệ vàng”. 1: Cấu trúc chính; chiều rộng (tử - m_ và chiều dài (mẫu – M) có tỷ lệ bằng “Tỷ lệ vàng” (1:1,618).
Hình 14: Tỷ lệ vàng; 1. Với hình ngũ giác đều; 2. Với hình lục giác do các cặp hình vuông tạo thành.
Các kiến trúc sư rất ưa chuộng sử dụng Tỷ lệ vàng Le Corbusier đã thiết lập một chuẩn trong xây dựng cho riêng mình, dãy đỏ và xanh dương, dựa trên Tỷ lệ vàng. Điểm xuất phát là từ cặp hình vuông và kích thước của người (Hình 15).
Hình 15: Khi vẽ một hình vuông từ trung điểm đường chéo của một cặp hình vuông, thì hai cạnh của diện tích ngoài sẽ tạo thành Tỷ lệ vàng.
Dĩ nhiên là giá trị thẩm mỹ của sự cân xứng không thể hiện rõ ràng. Nhưng cũng giống như sự hòa nhịp giữa các âm sắc trong âm nhạc, người ta cũng cảm nhận được sự hài hòa cân xứng về mặt kích thước trong kiến trúc. (Hình 16 và 17).
Hình 16: Tỷ lệ vàng trong kích thước theo Le Corbusier
Hình 17: Tỷ lệ vàng trong kích thước, liên quan đến kích thước cơ thể người ở các tư thế khác nhau (Le Corbusier).
Pythagoras là một trong những người tiên phong làm thí nghiệm phân biệt âm sắc của các hợp âm dài và ngắn và phát hiện ra độ rung của các hợp âm tạo nên âm sắc, cùng ngân lền hòa nhịp trong tai của chúng ta. Thí nghiệm này là tiền đề cho thí nghiệm tiếp sau. Một dây kéo căng qua hai thanh dẫn với một dây dài khác tạo thành âm chủ. Độ dài này được thu gọn theo tỷ lệ fi, là âm quãng tám cao hơn âm chủ, bằng 2/3 quãng năm và bằng fi quãng bốn cao hơn âm chủ.
Hợp âm trong 3 bộ dây chia theo các tỷ lệ sau: âm chủ: quãng 12 là 3:2:1; âm chủ: quãng bốn: quãng tám là 4:3:2; âm chủ: quãng ba trưởng: quãng sáu trưởng là 5:4:3; âm trưởng: quãng ba thứ: bộ năm là 6:5:4 và bằng với quãng ba thứ. (Hình 18).
Hình 18: Mối liên quan giữa tỷ lệ kích thước và sự hòa hợp về âm sắc
Đây không phải là chỉ số biểu đạt mức độ hài hòa, mà là một kiến thức đáng kinh ngạc về tỷ lệ phân đoạn của bộ dây trong tự nhiên mang đến sự hòa hợp về cảm giác. Đặc biệt là ở đây có mối liên hệ giữa tần số dao đọng và độ ngân dài, cũng như giữa trị số âm học và quang học. Nhưng vẫn còn một điều chưa chắc chắn, rằng sự cân bằng toán học có ý nghĩa trong trang trí kiến trúc hay không và sức ảnh hưởng này là như thế nào đến cảm nhận của con người, và nó có mang tính quyết định trong việc tìm kiếm cái đẹp hay không.
>>> Tầm quan trọng của thiết kế đồ gỗ và nội thất
>>> Không gian trong thiết kế đồ gỗ và nội thất
>>> Bố cục bề mặt trong thiết kế đồ gỗ và nội thất