Không gian trong thiết kế đồ gỗ và nội thất
Không gian được cảm nhận từ môi trường ba chiều, các hiệu ứng tạo ra từ các diện bề mặt bao quanh không gian và mối tương quan giữa chúng phải được cân nhắc kỹ khi thiết kế nội thất.
Yếu tố mang tính quyết định đầu tiên ảnh hưởng đến không gian là hình dạng của nó, các bề mặt bao quanh cũng như kích thước của chúng. Vì vậy, cần pahir quan tâm đến kích thước toàn bộ các bề mặt này, chẳng hạn như tường, sàn và trần nhà.
Có nhiều ràng buộc khi trang trí một căn phòng,v í dụ như vị trí của các cửa số và cửa lớn, mái vòm, cột, thế đứng của cột, ống khói, cầu thang, v.v…
Ta cũng có thể thay đổi ấn tượng của không gian. Trong một căn phòng màu trắng và sáng, tất cả các bề mặt xung quanh đều được trang trí màu trắng sáng, sẽ tạo cảm giác sai lệch về kích thước căn phòng. Căn phòng trông sẽ rộng và không có giới hạn. Nếu trần nhà hoặc sàn nhà màu tối thì căn phòng sẽ có một giới hạn rõ ràng.
Trần nhà màu tối tạo cảm giác nặng nề và làm cho căn phòng có vẻ thấp hơn. Các gờ tường áp mái kéo thấp, đường gờ xoay, hoặc bề mặt trên của dầm cửa trên tường cũng làm ảnh hưởng đến chiều cao căn phòng.
Sàn nhà màu tối tạo cảm giác chắc chắn và vững bước. Sàn nhà màu sáng tạo cảm giác trơn và kích thích.
Tường nhà màu tối với gam màu nóng làm cho căn phòng trông chật hẹp hơn. Tường màu sáng làm căn phòng trông rộng hơn. Cấu trúc ấn tượng sẽ phóng đại chiều rộng của các bức tường.
Các bức tường đối diện trong căn phòng hình chữ nhật nếu có màu sơn hoặc cách trang trí giống nhau sẽ tạo cảm giác phân cực (Hình 44).
Vị trí của các đường bờ tường cũng có thể thay đổi ấn tượng về căn phòng, tạo cảm giác tập trung hoặc phân tán, cao, rộng, dài hơn hoặc ngắn hơn. Các cấu trúc có góc cạnh trên tường phải cân bằng với các cấu trúc còn lại, nếu không sẽ gây cảm giác không chắc chắn do sự sai lệch.
Thông qua các bức vách, đèn chùm, tủ kính, đế cột, tấm lát trần, v.v… ánh sáng cũng sẽ được phân tán (Hình 45, 46).
Hình 44: Tác động của các bề mặt lên không gian phòng
Hiệu ứng trung hòa của tường-trần-sàn, giới hạn căn phòng không rõ ràng.
Trần nhà màu đậm tạo cảm giác chật hẹp
Sơn màu đậm bức tường chính diện, làm căn phòng trở nên ngắn lại
Sơn màu đậm các bức tường bên, trần và sàn nhà, tạo cảm giác có chiều sâu
Trần và sàn nhà màu đậm, tường màu sáng: căn phòng trở nên thấp và rộng hơn
Sơn màu dậm hai bức tường bên đối diện nhau, căn phòng trở nên cao và có chiều sâu hơn
Sơn màu đậm tất cả tường, trần và sàn tạo cảm giác chật chội
Sơn màu đậm một bức tượng chỉ tác động một bên của căn phòng
Trần, tường chính diện và sàn nhà màu đậm: căn phòng trở nên cao và nhỏ hơn
Sơn màu đậm hai tường bên và tường chính diện làm căn phòng trở nên hẹp hơn
Sơn màu đậm hai tường cạnh nhau phá vỡ cấu trúc hình học của căn phòng, tạo hiệu ứng chéo góc mạnh mẽ
Sơn màu đậm các bức tường ngược với giới hạn căn phòng, phá vỡ cấu trúc hình học
của căn phòng và tạo cảm giác không chắc chắn cho người ở.
Hình 45: Tác động của đường thẳng trong không gian
Trung hòa không có sự trang trí nào
Đường dọc trên tường chính diện làm nổi bật trục chính căn phòng, tường chính diện trông sẽ rộng hơn
Các đường ngang trên trần, tường chính diện và sàn nhà: Căn phòng trông thấp và rộng hơn
Thêm các đường dọc trên trần và các tường bên: tạo cảm giác về chiều sâu, hiệu ứng đường hầm
Thêm các đường dọc tạo cảm giác mở rộng và…
… làm nổi bật tường chính diện, căn phòng trông cao hơn
Các đường dọc trên tường chính diện và các đường chạy vào trong ở trên trần…
… và trên sàn: căn phòng trông sâu và hẹp hơn
Các đường ngang…
… làm tăng chiều rộng của căn phòng
Các đường ngang trên tường bên và tường chính diện: căn phòng sẽ sâu và hẹp hơn ở phía trước.
Các đường trên tường chính diện khác phương với các đường trên trần và sàn tạo cảm giác khó chịu.
Các đường ngang trên các tường bên: căn phòng trông sâu và rộng hơn
Các đường chạy vào trong trên trần và sàn: căn phòng trông rộng và thấp hơn.
Bố trí cân bằng trên tất cả các bề mặt tạo cảm giác thiếu an toàn, làm mờ các đường giới hạn căn phòng.
Các đường chạy vào trong trên trần, sàn nhà và các tường bên: tạo hiệu ứng hình ống.
Các đường ngang trên trần và sàn làm tăng chiều rộng căn phòng.
Giống như hình bên trái, nhưng ở đây giới hạn căn phòng trên tường đối diện.
Căn phòng trông rộng và sâu hơn, làm nổi bật trục chính của phòng.
Các đường dọc trên tường bên và tường đối diện nối các bức tường với nhau, căn phòng trông cao và sâu hơn
Các đường ngang và dọc đan nhau trên cả hai tường bên tạo sự cân xứng và sự phân cực.
Hình nối trong cấu trúc tường. Làm rõ giới hạn chiều sâu của căn phòng
Các đường dọc trên trần và tường cho hiệu ứng đường hầm,
đường ngang trên tường đối diện tạo cảm giác mạnh mẽ.
Hình 46: Phân bố ánh sáng bằng…
tủ kính hoặc tấm ngăn phòng…
…hàng hoa và đèn treo
… rèm
… giá hoặc tấm ngăn phòng
… thay đổi chất liệu và kích thước phòng
… xây bệ, đôn và áp mái
>>> Nguyên lý thiết kế đồ gỗ nội thất (Phần 1)
>>> Hiểu và sử dụng tỷ lệ bản vẽ trong kiến trúc nội thất
>>> Nội thất bên trong công trình trong vẽ truyện tranh