Nội thất bên trong công trình trong vẽ truyện tranh
* Làm quen với mặt bằng bố trí nội thất:
Mặt bằng là bản vẽ kỹ thuật thể hiện một vật thể được nhìn từ trên xuống. Sử dụng mặt bằng là cách làm việc chính xác và hiệu quả bởi họa sĩ có thể kiểm soát được kích thước của không gian, số lượng, vị trí và kích thước các vật thể được kê đặt trong không gian đó. Việc hiểu thêm về các kỹ năng sắp xếp, bố trí không gian còn có thể giúp họa sĩ tự tạo ra các bối cảnh để phục vụ cho ý tưởng truyện của riêng mình.
* Một số chú ý khi vẽ nội thất:
Cửa đi thường cao 2m-2m3. Cửa đi mở được vẽ với một đường tròn trên mặt sàn có bán kính là chiều rộng cửa. Cửa là một chi tiết thường được vẽ sơ sài với một hình chữ nhật trong khi cửa có rất nhiều loại hình đa dạng, việc cửa được làm bằng chất liệu gì quyết định đến các chi tiết cấu tạo: gỗ đặc, chớp, nhựa, cuốn, sắt…
Thang dốc thông thường là ứng dụng của công thức vẽ đường chéo, thang xoáy là ứng dụng của công thức vẽ hình tròn.
* Vẽ phối cảnh nội thất:
Bước 1: Xây dựng hệ thống đường gióng với đường tầm mắt nằm cách mặt đất khoảng 1m6, xác định diện tích chân đế của các đồ vật trên mặt đất.
Bước 2: Tạo các khối tích chứa vật thể bên trong từ diện tích chân đế, chiều cao của các đồ vật đều được chiếu lên các mặt phẳng tường để có tỷ lệ tương ứng với chiều cao cơ thể người (được xác định bằng đường tầm mắt cao khoảng 1m6).
Bước 6: Hoàn thiện các chi tiết cấu tạo, chất liệu, ánh sáng.
Chú ý: Các nét miêu tả gạch thường được vẽ bằng cảm giác. Tuy nhiên, việc ước lượng khoảng cách giữa các nét là rất mơ hồ, khó chính xác, gây ra cảm giác sai về sàn. Để có được cách vẽ gạch lát tốt, nên sử dụng công thức chia đôi để chia nhỏ các phần sàn, từ đó mới vẽ gạch lát có tỷ lệ phù hợp. Các cửa sổ thường được xây cách mặt sàn 80-90cm, cao hơn 5-15cm so với mặt bàn tiêu chuẩn, cửa sổ phần lớn các công trình thấp tầng đều có hao sắt chống trộm, đây là chi tiết thường bị bỏ quên. Tranh là một chi tiết tạo nên cảm giác về bức tường sau nhân vật rất cụ thể, tranh thường được treo với tầm tranh nằm đúng tầm cao mắt nhìn. Trần nhà cổ điển thường có phào trang trí, đây là chi tiết cũng thường bị bỏ quên. Các trần hiện đại thường sử dụng thạch cao, có nhiều cấp, cách đặt đèn khác nhau, ngoài ra còn nhiều dạng trần phức tạp khác cần thể hiện kỹ càng như trần các công trình cổ, trần không gian lớn như nhà ga, sân bay…
>>> Phối cảnh bên ngoài công trình trong vẽ truyện tranh
>>> Tản mạn lịch sử truyện tranh (Phần 1)
>>> Phương pháp vẽ dạng khối khớp trong vẽ truyện tranh