Bố cục bề mặt trong thiết kế đồ gỗ và nội thất

Một diện phẳng luôn được giới hạn chính xác chiều rộng và chiều dài, nhưng hai chiều này ảnh hưởng rất ít đến sự cân xứng. Bề mặt diện tích chịu ảnh hưởng về thẩm mỹ chủ yếu thông qua các cách phân chia và bố cục của các thành phần bên trong nó.

Sự phân chia diện phẳng thể hiện qua sự bố trí bên ngoài đồ gỗ, ví dụ như cửa, ngăn kéo hoặc thể hiện ở các đồ gỗ lắp ráp qua sự phân chia giữa phần trên và phần dưới, hoặc ở mặt giữa và mặt bên. Sự bố cục bề mặt có thể là đối xứng đồng đều, cân bằng và ít biến dạng hoặc trở nên không đối xứng, không đều, không cân bằng và dễ biến dạng. Nếu phân chia bề mặt hợp lý, các trường hình chữ nhật sẽ tạo được cảm giác hài hòa dễ hịu. Để giải quyết vấn đề về thiết kế, có thể áp dụng các nguyên tắc của 11 hình chữ nhật cân đối, Tỷ lệ vàng hoặc các chuân vuông góc.

Đối với phân chia hình vuông bằng chuẩn vuông góc, ta có thể chia hình vuông cơ sở thành nhiều hình vuông khác. Ta vẽ các đường phân chia, sao cho thấy rõ các hình vuông nhỏ bên trong. Đôi khi việc phân chia hình vuông chỉ để tìm các cạnh ngang và dọc khác. (Hình 19, 20, 21).

hinh 19

be mat 19-2
Hình 19: Sử dụng chuẩn vuông góc để thiết kế hệ thống đồ gỗ hình vuông

be mat 20
Hình 20: Kết quả: phần trên và dưới cửa tủ có chuẩn vuông góc rõ ràng

be mat 21

Hình 21: Hệ thống thiết kế đồ gỗ “Reolsystem NS 90” của
công ty Niels Smidt, DK-Storvorde, phác hoạ chỉ dùng chuẩn vuông góc

Thay vì chuẩn vuông góc, ta có thể phân chia bề mặt để tạo hình chữ nhật cân đối.

Các đường phụ để phân chia đối với các hình chữ nhật cân đối – được vẽ đúng quy tắc. Ngoài ra, khởi điểm cũng có thể là hình vuông, hay là cặp hình vuông đối với đồ gỗ nội thất có chiều cao. (Hình 22, 23).

be mat 22
Hình 22: Sử dụng Tỷ lệ vàng

be mat 23
Hình 23: Tác phẩm của Willi Freeke, Vechta, được thiết kế theo Tỷ lệ vàng (BM-Bild: Frank Herrmann)

Trong việc phân chia bề mặt diện tích ta cũng có thể áp dụng Tỷ lệ vàng. Ví dụ: khi bố trí đồ nội thất, ta có thể chia tỷ lệ phần trên và phần dưới của một cái tủ hay phần thân và chân một chiếc ghế theo Tỷ lệ vàng. Đối với bề mặt rộng, như trang trí tường, ta có thể xác định trước bề ngang, sao cho chiều cao trang trí tổng thể được chia theo Tỷ lệ vàng. Khi diện phẳng được bố trí nhịp nhàng, ta có thể chia tỷ lệ giữa diện phẳng lớn và nhỏ theo Tỷ lệ vàng. Đối với diện phẳng nhỏ, ta cũng chia đường chéo mở rộng diện phẳng theo Tỷ lệ vàng thông thường (Hình 24, 25, 26, 27).

be mat 24
Hình 24: Áp dụng Tỷ lệ vàng để phác họa tủ đựng bát đĩa (M = mẫu; m = tử)

be mat 25

Hình 25: Áp dụng Tỷ lệ vàng để phác họa tủ đựng bát đĩa (M = mẫu, m = tử)

Mặc dù nhiều công trình kiến trúc từ xưa đến nay tuân theo cùng một nguyên tắc, nhưng các bản phác họa vẫn dựa vào chuẩn mực xác định của một kiến trúc sư. Các nhà thiết kế chỉ làm việc theo cảm xúc tạo hình của riêng họ mà không quan tâm đến mô hình xây dựng toán học. Mặc dù vậy, những mẫu phác hoạ này vẫn được trình bày để cho ta thấy cấu trúc tỷ lệ của bề mặt. Cũng cần phải lưu ý xem người phác họa chuyên nghiệp có tuân theo cùng nguyên tắc về sự hài hòa và có thường xuyên sử dụng tính trực quan hay không. Thực chất các kiến trúc sư nổi tiếng, ví dụ như Le Corbusier, đều tuân theo một chuẩn nhất định do họ phát triển nên. Chuẩn thiết kế của Le Corbusier được xây dựng dựa trên kích thước con người (chiều cao 1,83m và tầm với là 2,26m), trong đó đưa ra giá trị cân xứng của Tỷ lệ vàng trong cặp hình vuông là 1,13 x 2,26m. Kiến trúc sư có kinh nghiệm hiểu rằng, sự phân biệt khi phác họa ý tưởng có thể sẽ mang lại những kết quả khác nhau. Ví dụ: nếu đặt bệ hay chân đế thụt vào thấp hơn tầm mắt, kích thước của chúng trông sẽ nhỏ hơn. Hiệu ứng ánh sáng và bóng tối có thể làm sai lệch tỷ lệ chuẩn về mặt quang học.

be mat 26
Hình 26: Tủ kính có kích thước bên ngoài được chia theo Tỷ lệ vàng

be mat 27

Hình 27: Gerhard Markert, Gerolzhofen phác họa tác phẩm của mình theo
Tỷ lệ vàng xuất phát từ cặp hình vuông. Đường chéo của các ô cửa cũng được
chia độ cao theo Tỷ lệ vàng (BM-Bild: Frank Herrmann)

>>> Nguyên lý thiết kế đồ gỗ và nội thất (Phần 1)

>>> Không gian trong thiết kế đồ gỗ và nội thất

>>> Tầm quan trọng của thiết kế đồ gỗ và nội thất

0976984729