Họa phẩm “Người thanh niên dựa gốc cây giữa khóm hồng”
(1588) của Nicholas Hilliard

Nicholas Hilliard 1

Đầu tiên Nicholas Hilliard học nghề kim hoàn cho nên ông có đức tính tỉ mỉ. Sau một thời gian đi lính đóng bên Pháp, cho Quận công xứ Anjou. Ông nổi lên là một họa sĩ từ cuối những năm 1570 của thế kỷ XVI, trong khi là thợ làm đồ trang sức hoàng gia của nữ hoàng Elizabeth I và sau đó dưới triều vua James I, ông tự nhận là đồ đệ của Holbein và là người vẽ chân dung cho triều đình Pháp. Ông nổi tiếng nhờ những tác phẩm chân dung thu nhỏ, do ông làm nên một cách tinh tế với tài nghệ đặc biệt. Phong cách trong đường nét của ông, tôn trọng tính thực và kiểu cách của tác phẩm đã được nữ hoàng đặc biệt sủng ái, ông vẽ chân dung cho bà năm 1572.

Tác phẩm “Bàn về nghệ thuật chân dung” là một cuốn sách nói về nghệ thuật Tiểu Họa căn cứ trên kinh nghiệm và phương pháp riêng. Chân dung thu nhỏ “Limning” là từ đương thời chỉ nghệ thuật này và vẽ trên da bê. Kỹ thuật có liên hệ mật thiết đến nghệ thuật vẽ chữ nhỏ cổ truyền.

Hilliard vẽ trên da bê thuộc, nhỏ bằng quân bài và vẽ bằng bột màu. Ông không dùng bút lông quá nhỏ vào một mặt gồ ghề khiến cho nét thành chấm, đầu mảnh quá không thấm được màu. Ông không bao giờ dùng kính lúp vì nó làm méo hình ảnh và nét hóa đậm. Luôn vẽ với mẫu thực chứ không qua mẫu ảnh. Màu ông dùng thường lấy trong thiên nhiên, xay trong một cối bằng pha lê rồi được hòa với nước cất và nhựa cây. Để cho màu đỏ và đen đậm dẻo dai, ông pha một chút đường. Ông khuyên đừng nên dùng màu bùn. Những màu ưa thích của ông là đen, trắng, đỏ, xanh, lục, vàng và tím đỏ. Ông dùng ba sắc tố trắng, trắng chì vẽ màu da, màu vải và màu trắng bóng – satin, màu da mặt và ba loại đen: màu mun bóng là màu ông ưa thích, nhất là để vẽ mắt.

 

Nicholas Hilliard 2

1. Hilliard dùng một cây bài cắt thành hình trái xoan bằng da bê nhúng a dao nhuộm màu xám. Ông thích vẽ theo mẫu thật chứ không theo bản phác thảo.

 

Nicholas Hilliard 3

2. Không có bản nháp, ông vẽ trên nền màu sáng.

 

Nicholas Hilliard 4

3. Trên nhiều màu lỏng, để có màu trung gian, màu sẽ được làm nổi bằng màu da xám.

 

Nicholas Hilliard 5

4. Vì mặt da mỏng manh khó sửa chữa. Hilliard dùng một bút chì nhúng nước màu để vạch những nét chính sẽ tô sau.

 

Nicholas Hilliard 6

5. Để trắc nghiệm xem đủ chất nhựa cây trong sơn, Hilliard phơi ra nắng để xem có bị cong hay tróc không.

 

Nicholas Hilliard 7

6. Hilliard thêm vào bản vẽ những nét tô, chuốt nhỏ.

 

Nicholas Hilliard 8

Tác giả dùng một số màu hạn chế và tránh màu bùn và thích xanh đậm! Venise (1), đỏ (2), lục (3), vàng (4), murrey đỏ tía (5) và 3 loại trắng, một cho da mặt sáng, một cho vải và bóng satin, thứ ba gọi là trắng chì dùng cho thân người. Ba loại đen: mun cho mắt là màu ông ưa. Ông nghiền sắc tố trên khối pha lên rồi pha với nước cất và nhựa cây.

Để tạo ra màu trung gian, Hilliard sơn nhiều lớp màu mỏng rồi nhúng cọ bằng những nhát ngắn hay chấm. Ông không vẽ nền bởi bề mặt da bê mỏng manh khó chỉnh và khuyên nên dùng bút chì ướt để tô.

 

Nicholas Hilliard 9

Chi tiết bằng thật. Phần lớn tranh chân dung của Hilliard chỉ vẽ phần đầu và vai người ngồi. Đây là một trong số vài bức toàn thân. Người ngồi có lẽ là Robert Devereux, ông Quận công xấu số của đất Essex, người sủng ái của nữ hoàng Elizabeth I, và bị xử tử năm 1601 vì tội phản quốc. Hilliard ngâm da bê trong màu xám nước. Lúc khô, sơn trở nên trong suốt và màu da bê phản chiếu cho màu sơn sáng tươi, da bê tăng cường cho sắc tố và đồng hóa với nó. Tầm vóc của những tác phẩm Hilliard, thường là đề tài chưa khai thác, có ý nghĩa thoáng qua chứ không rườm rà – chiaroscuro – kiểu dáng là cốt yếu. Ông ít dùng bóng và nổi làm như chủ đề đứng giữa trời vậy. Hilliard dùng nét và họa tiết để bao phủ và chống lại cái phẳng phiu gây ra bởi ít tô nổi, họa tiết cũng trang trí thêm cho tác phẩm. Hilliard vẽ bông hồng dại để tạo nên một kiểu dáng phong phú, giống như trang sức để phá sự phẳng phiu của cái áo choàng màu sẫm. Mặt, cổ áo và áo đều có mẫu riêng để làm rõ nhân vật. Hilliard đặt nặng cách tô da sao cho bắt màu. Ông vẽ tóc bằng những lọn móc dính vào nhau. Để tạo nét công phu, Hilliard đi đường sơn dày – lúc khô nét nổi gồ lên thành bóng.

 

Nicholas Hilliard 10

Để diễn tả khuy áo choàng, Hilliard tạo ra một “cảm tưởng” bằng sơn bạc, chung quanh là giọt xi “cirage” – hay sáp.

Nicholas Hilliard 11

Nicholas Hilliard 12

Nicholas Hilliard 13

Tác giả tô những nét nhỏ để tạo bóng ở chân. Màu lục nhạt cho lá và cỏ. Lục là màu mau phai như ta thấy ở những chỗ loang lổ thành xanh và xanh cũng phai ở cái chân giơ lên.

>>> Tác phẩm "Mục tiêu bốn mặt" của Jasper Johns

>>> Tác phẩm "Mùa thu ở Argenteunil", (1873)

>>> Tác phẩm "Rơm mùa thu" của Jean Francois Millet

0976984729