Họa cụ và chất liệu trong bản vẽ kiến trúc

Giới thiệu các loại bút chì và bút mực cần thiết để vẽ đường nét – các công cụ có thể dùng để dẫn hướng cho mắt và tay trong khi vẽ - và các bề mặt phù hợp để vẽ đường nét trên đó. Trong khi công nghệ Kỹ thuật số tiếp tục phát triển và ngày càng nâng cao hơn nữa bộ công cụ vẽ truyền thống này, thao tác vẽ tay với bút chì hoặc bút mực vẫn là cách thức trực tiếp và linh hoạt nhất để học ngôn ngữ của đồ họa kiến trúc.

1. Các loại bút chì:

Bút chì tương đối rẻ, khá linh hoạt và tạo ra các hiệu ứng khác nhau theo lực tay khi vẽ.

a. Bút chì bấm:

hoa cu va chat lieu ve 1

Bút chì bấm Bút chì bấm có lõi chì tiêu chuẩn 2 mm - Thao tác bấm đầu nút của khớp ly hợp cho phép điều chỉnh độ dài đầu chì hoặc rút lõi chì ra khi không dùng. Đầu chì có thể vẽ đường nét ở các độ dày khác nhau và cần được giữ nhọn bằng đồ chuốt chì.

b. Bút chì kỹ thuật:

hoa cu va chat lieu ve 2

- Bút chì kỹ thuật sử dụng các lõi chì 0,3 mm, 0,5 mm, 0,7 mm và 0,9 mm. - Cơ chế bấm đầu nút tự động đẩy lõi chì qua một ngòi dẫn bằng kim loại. Ngòi dẫn này đủ dài nhằm giúp thấy rõ phần cạnh của các thước tam giác và thước thẳng khi vẽ.

- Lõi của bút chì kỹ thuật tương đối nhỏ nên không cần chuốt nhọn.

- Bút chì 0,3 mm tạo nét rất mảnh, nhưng đầu chì nhỏ này dễ bị gãy nếu bị ấn quá mạnh khi vẽ.

- Bút chì 0,5 mm là phổ biến nhất cho các mục đích vẽ thông thường.

- Bút chì 0,7 mm và 0,9 mm phù hợp cho việc vẽ phác và viết chữ; không nên dùng các bút chì này để vẽ đường nét có độ dày lớn.

hoa cu va chat lieu ve 4

c. Bút chì thân gỗ:

hoa cu va chat lieu ve 3

Bút chì thân gỗ thường được dùng để vẽ tay tự do và phác thảo. Khi dùng để vẽ, cần phải chuốt phần gỗ để lộ ra 20 mm [chiều dài] lõi chì, rồi có thể dùng giấy nhám hoặc đồ chuốt chì mài cho nhọn đầu. Cả ba loại bút chì này đều có thể tạo ra các bản vẽ với đường nét thỏa yêu cầu. Khi thử dùng từng loại bút, bạn sẽ dần hình thành sở thích bởi cảm giác, độ đậm nhạt và độ êm riêng biệt của mỗi loại trong lúc vẽ.

* Các cấp độ graphite khuyên dùng:

- Chì graphite: Các cấp độ của chì graphite dành cho việc vẽ trên bề mặt giấy nằm trong khoảng từ 94 (rất cứng) đến 6B (rất mềm). Với lực tay như nhau, chì cứng hơn tạo ra các đường nhạt hơn và mảnh hơn, trong khi chì mềm hơn tạo ra các đường đậm hơn và dày hơn.

+ 4H: Loại chì cứng này thích hợp nhất để đánh dấu và bố cục các đường dựng hình mảnh; Các nét mảnh, nhật thường khó đọc và sao chép, vì vậy, không được khuyên dùng cho việc hoàn thiện 2H bản vẽ; Khi dùng lực vẽ quá mạnh, loại chì cứng này có thể in hằn lên bề mặt giấy và bìa vẽ, lưu lại các vết rất khó tẩy xoá.

+ 2H: Loại chì có độ cứng trung bình này cũng được dùng để bố cục bản vẽ và là chì có độ cứng nhất được dùng trong các bản vẽ hoàn thiện; Các nét 2H khó tẩy xóa nếu được vẽ mạnh tay.

+ F and H: Đây là những loại chì vẽ dành cho nhiều mục đích, phù hợp để bố cục, hoàn thiện bản vẽ và chữ viết tay.

+ HB: Loại chì tương đối mềm này có khả năng làm dày nét vẽ và chữ viết tay; Nét vẽ HB dễ tẩy xóa và sao chụp, nhưng có khuynh hướng dễ bị lem. B; Cần có kinh nghiệm và kỹ thuật tốt để kiểm soát chất lượng của nét vẽ HB.

+ B: Loại chì mềm này được sử dụng cho các nét vẽ và chữ viết tay rất đậm. Cấu trúc và độ đặc mịn của bề mặt bản vẽ ảnh hưởng đến cảm nhận cứng hay mềm của bút chì. Bề mặt càng có nhiều gân sọc hoặc sần thì nên dùng chì càng cứng; khi cấu trúc bề mặt càng đặc mịn thì cảm giác chì càng mềm hơn.

- Chì xanh không bắt ảnh: Chì xanh không bắt ảnh—nonphoto blue lead được dùng để vẽ các đường dựng hình vì sắc xanh dương của chì sẽ không được máy photocopy chụp được. Tuy nhiên, các máy quét kỹ thuật số có thể nhận biết các nét màu xanh dương nhạt, các đường này có thể xóa được bằng phần mềm chỉnh sửa hình ảnh.

- Chì dẻo: Chì dẻo bằng polymer được chế tạo đặc biệt để vẽ phác thảo trên giấy mỏng. Các cấp độ của chì dẻo từ EO, NO, hoặc PO (mềm) đến E5, N5 hoặc P5 (cứng). Chữ cái E, N và P là ký hiệu của nhà sản xuất; các số từ 0 đến 5 đề cập đến độ cứng.

2. Các loại bút vẽ:

a. Bút kỹ thuật:

hoa cu va chat lieu ve 5

Các loại bút kỹ thuật có khả năng tạo ra những đường về mục chính xác, nhất quán mà không cần dùng lực. Giống như bút chì bấm và bút chì kỹ thuật, bút kỹ thuật cũng có đa dạng về hình thức và cơ chế hoạt động từ các nhà sản xuất khác nhau. Loại bút kỹ thuật truyền thống dùng dây tóc điều hòa dòng mực bên trong ngòi bút hình trụ, có kích thước đường kính quyết định độ dày của nét mực.

Hiện có chín cỡ đầu bút, từ cực kỳ mảnh (0,13 mm) đến rất dày (2 mm). Một bộ bút khởi đầu nên bao gồm bốn độ dày nét tiêu chuẩn – 0,25 mm, 0,35 mm, 0,5 mm và 0,70 mm – được định bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO).

hoa cu va chat lieu ve 6

Ngòi bút hình trụ phải đủ dài để thấy rõ được bề dày của thước tam giác và thước thẳng;  Dùng loại mực vẽ đen nhanh khô, không lem nước, và không đóng cặn; Giữ các đầu bút được vặn chặt để ngăn bị rỉ mực; Sau mỗi lần sử dụng, đậy nắp bút lại chắc chắn để tránh khô mực; Đặt bút nằm ngang khi không dùng.

hoa cu va chat lieu ve 7

Từ khi các công cụ kỹ thuật số làm giảm nhu cầu vẽ bằng tay, nhiều loại bút kỹ thuật rẻ hơn và tiện bảo quản đã được phát triển. Mang ngòi bút hình trụ với loại mực gốc dầu không hoà tan và không lem nước, loại bút này thích hợp để viết, phác thảo tự do, cũng như vẽ với các loại thước. Các cỡ đầu bút có sẵn nằm trong khoảng từ 0,03 mm đến 1,0 mm. Một số bút có thể nạp lại mực và có ngòi thay thế.

hoa cu va chat lieu ve 8

b. Bút máy:

hoa cu va chat lieu ve 9

Bút máy thường bao gồm một bộ phận chứa mực - ống mực dùng một lần hoặc - ống có pít-tông bên trong - chứa mực gốc nước được cung cấp đến ngòi kim loại bằng cơ chế mao dẫn. Mặc dù không thích hợp để vẽ, bút máy lại rất lý tưởng để viết và phác thảo tự do bởi chúng dễ dàng vẽ ra các đường nét uyển chuyển, sắc bén, và thường truyền cảm mà không cần lực nhấn bút. 

hoa cu va chat lieu ve 10

Ngòi bút máy có các cỡ siêu mảnh, mảnh, trung bình và rộng; còn có dạng ngòi đầu phẳng để tạo nét nghiêng và xiên. Một số ngòi có độ linh hoạt nhất định, thích ứng theo lối vẽ và lực nhấn bút riêng của người dùng.

c. Các bút vẽ khác:

hoa cu va chat lieu ve 11

 

hoa cu va chat lieu ve 12

Bút gel sử dụng mực đặc, đục, có sắc tố lơ lửng trong gel gốc nước; còn loại bút bi mực sử dụng mực lỏng gốc nước. Cả hai đều có chất lượng tương tự như bút máy - có tính năng tạo ra dòng mực đều và các đường nét êm mà ít cần lực nhấn bút hơn so với các loại bút bi thông thường.

d. Bút kỹ thuật số:

hoa cu va chat lieu 13

Loại bút kỹ thuật số (có đặc tính)  tương đương với bút mực và bút chì là bút cảm ứng. Được dùng kết hợp với máy tính bảng tương thích và phần mềm phù hợp, nó thay thế chuột máy tính và cho phép người dùng vẽ một cách tự do. Một số chủng loại (bút cảm ứng) và phần mềm có khả năng nhận biết và phản ứng với lực bàn tay khi vẽ nhằm nhại lại cảm giác thật như khi vẽ bằng các bằng các phương tiện truyền thống.

 

3. Các công cụ đo vẽ:

a. Thước trượt vuông góc chữ T:

hoa cu va chat lieu 14

Thước trượt vuông góc chữ T (thước T) là loại thước cạnh thẳng, có hình chữ thập ngắn ở một đầu. Đầu này trượt dọc theo cạnh của bảng vẽ tạo đường dẫn để dựng và vẽ các đường thẳng song song. Thước T có giá tương đối thấp và tiện mang theo bên người, nhưng nó cần một cạnh (bàn thẳng làm chuẩn để đầu thuộc có thể trượt tới lui

- Đầu này của thước I dễ bị dịch chuyển.

- Thước T có sẵn ở các độ dài 45 cm, 60 cm, 75 cm, 90 cm, 1,0 m và 1,2 m. Độ dài 1,0 m hoặc 1,2 m được khuyên dùng.

- Biên bảng vẽ có thể được bọc thép góc để tạo một cạnh chuẩn

- Sử dụng đoạn chiều dài này của cạnh thẳng.

- Không nên dùng các loại thước T với cạnh thẳng bằng mica trong để tựa dao cắt, mà nên dùng thước T bằng kim loại.

hoa cu va chat lieu 15

Con lăn cho phép thước dây trượt (lên- xuống) tự do trên bề mặt bản vẽ. Nên sử dụng thước có các cạnh bằng mica trong suốt để dễ thấy hơn khi vẽ đường nét. Một số loại có các cạnh bằng kim loại để cắt.

b. Thước trượt song song:

Các thước trượt song song (thước dây) được lắp thông qua hệ dây và ròng rọc, ràng buộc cạnh thẳng chỉ di chuyển song song trên bảng vẽ. Thước dây đắt hơn và khó mang theo hơn so với thước T, nhưng có thể giúp vẽ nhanh hơn và chính xác hơn.

Thước dây có sẵn ở các độ dài 75 cm, 90 cm 1,0 m, 1,2 m, 1,3 m và 1,5 m. Thước dài 1,0 m hoặc 1,2 m được khuyên dùng.

c. Thước ê-ke:

hoa cu va chat lieu 16

Thước ê-ke (thước tam giác) là công cụ hỗ trợ vẽ, dùng để vẽ các đường thẳng đứng và đường thẳng ở các góc xác định. Thước có một góc vuông và hai góc 45° hoặc một góc 30° và một góc 60°.

- Độ dài thước từ 10 cm đến 60 cm.

- Độ dài thước 20 cm đến 25 cm được khuyên dùng.

- Thước ê-ke nhỏ phù hợp để tô nét đan chéo các vùng nhỏ và làm đường dẫn ghi chữ.

- Thước ê-ke lớn hơn phù hợp để dựng hình phối cảnh.

- Thước ê-ke 450– 450 và 300 - 60° có thể được dùng kết hợp để tạo ra các góc có độ lớn là bội số của 15.

- Các thước ê-ke được làm bằng mica trong, chống xước, không ố vàng để giúp đọc được nội dung phía dưới một cách rõ ràng, không bị biến dạng. Loại bằng mica màu cam huỳnh quang còn giúp hiển thị tốt hơn trên bề mặt bản vẽ.

- Các cạnh bên nên được chà nhẵn để có độ chính xác và giúp vẽ dễ dàng hơn. Một số thước ê-ke còn có các cạnh kênh lên khỏi bề mặt bản về dành khi vẽ bằng bút mực kỹ thuật.

- Các cạnh phía trong có khi được vát để dùng ngón tay nhấc lên.

- Giữ cho thước ê-ke sạch sẽ bằng cách rửa với xà phòng dịu nhẹ và nước.

- Thước ê-ke không nên dùng làm cạnh (tựa dao) để cắt vật liệu.

d. Thước ê-ke có thể điều chỉnh:

hoa cu va chat lieu 17

Thước ê-ke có thể điều chỉnh có một cạnh xoay được, sẽ nằm cố định nhờ vào một núm vặn kết hợp một thang chia độ để đo góc. Công cụ này hữu ích để vẽ các đường nghiêng như độ dốc của cầu thang hoặc mái.

e. Com-pa:

hoa cu va chat lieu 18

Com-pa rất cần thiết để vẽ các hình tròn lớn cũng như các hình tròn có bán kính tự do.

- Khó ấn mạnh đầu bút khi sử dụng com-pa. Do đó, loại chì quá cứng có thể dẫn đến đường vẽ quá nhạt. Loại chì mềm hơn, đầu được vát hình mũi đục, thường sẽ tạo ra đường vẽ sắc nét nhất mà không cần lực mạnh. Tuy nhiên, đầu chì hình mũi đục dễ bị cùn và cần được vát nhọn thường xuyên.

- Bộ phận gắn thêm để sử dụng bút kỹ thuật cùng với com-pa.

- Còn có thể vẽ các hình tròn lớn hơn bằng cách lắp thêm một nhánh nối dài hoặc sử dụng loại com-pa đòn.

f. Thước cong kiểu Pháp:

hoa cu va chat lieu 19

- Có nhiều chủng loại thước cong kiểu Pháp được sản xuất để vẽ các đường cong bất quy tắc.

- Các đường cong được xác định hình dạng bằng tay và giữ yên cố định để tựa vẽ một đường cong chính xác đi qua a nhiều điểm.

g. Thước đo góc:

hoa cu va chat lieu 20

Thước đo góc là dụng cụ có hình bán nguyệt dùng để đo và vẽ các góc.

h. Thước khuôn – Template:

hoa cu va chat lieu 21

Thước khuôn  khuôn có các ô cắt theo hình định sẵn để vẽ theo

- Các thước khuôn hình tròn có một loạt ô hình tròn được sắp xếp theo thứ tự - thường dựa trên bội số và ước số của O1 inch/ 2,5 cm. Cũng có sẵn loại có kích thước theo hệ mét. Kích thước thực của mẫu cắt khác với kích thuộc được vẽ ra do độ dày của ruột chì hoặc đầu bút.

- Một số thước có các núm nhỏ để kênh lên khỏi bề mặt bản vẽ khi vẽ mực. ảnh

Ngoài ra, còn có sẵn nhiều chủng loại thước khuôn để vẽ các hình dạng hình học khác, như hình ê-lip và đa giác, cũng như bộ ký hiệu của thiết bị vệ sinh và vật dụng ở nhiều tỷ lệ khác nhau.

i. Vẽ bằng kỹ thuật số:

hoa cu va chat lieu 22

Tương tự như các dụng cụ vẽ tay truyền thống, khả năng phần mềm hiện cho ra đời nhiều chương trình vẽ vec to 2D, dụng đường nét - hành phần thiết yếu của hình vẽ dưới dạng các vec to toán học.

- Một đoạn thẳng có thể được tạo bằng cách nhấp vào hai điểm đầu cuối.

- Độ đậm của nét có thể được tùy chọn từ bảng trình đơn hoặc bằng cách chỉ định chiều rộng theo các số tuyệt đối (mi-li-mét, phân số của inch, hoặc số point với mỗi point = 1/72 inch =0,35 mm).

k. Công cụ đo vẽ kỹ thuật số:

Các chương trình vẽ thường có các lệnh giúp kiểm soát vị trí của điểm và đường để dựng chính xác [một đường thẳng theo phương ngang, dọc, hoặc chéo. Lưới và đường dẫn, cùng với các lệnh bắt điểm, hỗ trợ thêm trong việc vẽ các đường thẳng và hình dạng một cách chính xác.

- Các đường thẳng song song có thể được vẽ bằng cách sao chép và di chuyển một đường có trước theo khoảng cách và hướng xác định.

- Các đường thẳng vuông góc có thể được vẽ bằng cách xoay 90° một đường thẳng có trước.

- Các đường dẫn có thể được thiết lập trước để vẽ các đường thẳng xiên góc 30°, 45, 60° hoặc bất kỳ theo dụng ý.

- Các đường độ dốc hoặc nghiêng có thể được vẽ bằng cách xoay một đường có trước theo một số đo góc mang muốn.

- Đường dẫn cũng có thể được thiết lập để canh theo hoặc cung cấp các trung điểm, cạnh trái hay phải, đỉnh hay đáy của những đoạn thẳng.

l. Hình mẫu được dựng sẵn:

Các chương trình vẽ 2D và vẽ với sự hỗ trợ của máy tính (CAD) có lưu trước nhiều hình mẫu dựng sẵn, bao gồm hình dạng hình học, đồ nội thất, thiết bị... và cũng cho phép người vẽ tùy nghi bổ sung. Cho dù hình mẫu được vẽ bằng thước khuôn hay kỹ thuật số, mục đích của nó vẫn như nhau - tiết kiệm thời gian khi vẽ các chi tiết lặp lại.

4. Một số dụng cụ hỗ trợ vẽ:

a. Tẩy:

hoa cu va chat lieu 23

Một trong những ưu điểm của việc vẽ bằng bút chì là có thể xóa các vết chì dễ dàng. Nên sử dụng. loại tẩy mềm nhất tùy hợp với chất liệu và bề mặt bản vẽ. Tránh sử dụng loại tẩy mực dễ gây xước.

- Tẩy gôm vinyl hoặc PVC không gây xước và không lưu vết hay làm hằn bề mặt bản vẽ.

- Một số loại tẩy được thẩm chất tẩy lỏng để xoá nét mực trên giấy thường và giấy can.

- Dung dịch tẩy có thể xoá các vết bút chì và mực trên giấy can.

hoa cu va chat lieu 24

Loại tẩy điện rất hiệu quả để xóa những vùng có diện tích lớn và đường vẽ mực. Dòng máy nhỏ chạy bằng pin đặc biệt tiện dụng.

b. Tấm chắn tẩy: Tấm chắn tẩy có các lỗ cắt ở nhiều hình dạng và kích thước khác nhau để giới hạn khu vực của hình vẽ cần bị xóa. Các tấm lá chắn mỏng, bằng thép không gỉ này đặc biệt hiệu quả trong việc bảo vệ bề mặt bản vẽ khi sử dụng tẩy điện. Loại có lỗ cắt hình vuông cho phép xóa các diện tích chính xác trên bản vẽ

Một số dụng cụ hỗ trợ khác:

hoa cu va chat lieu 25

- Chổi bàn vẽ giúp giữ bề mặt bản vẽ sạch các vụn và các hạt gồm tẩy xóa khác.

- Còn có loại bột (làm sạch bản vẽ) dạng hạt, mềm, tạo một lớp phủ bảo vệ tạm thời trên bản vẽ trong quá trình thực hiện, loại bỏ bụi chì và giữ cho bề mặt bản vẽ luôn sạch sẽ. Nếu sử dụng quá nhiều, bột có thể khiến các đường kẻ không in xuống bản vẽ, nên chỉ sử dụng khi thật cần thiết.

- Bột phấn (chống lem mực) có thể được dùng để chuẩn bị cho bề mặt bản vẽ trước khi đổ mực.

- Nguồn: Theo sách Bản vẽ Kiến trúc của Francis D.K. Ching
(phiên bản tiếng Việt) -

>>> Hiểu và sử dụng tỷ lệ bản vẽ trong kiến trúc nội thất

>>> Gợi ý cho các bản vẽ kỹ thuật kiến trúc được tốt hơn

>>> Đặc và rỗng trong kiến trúc