Phương pháp luyện vẽ các khối hình học (Phần 1)

I. Dụng cụ và cách sử dụng dụng cụ:

1. Chọn giấy: Giấy dùng vẽ mỹ thuật nói chung có bề mặt dày dặn, chất giấy bền, như vậy nếu dùng tẩy sẽ không xát mặt giấy. Người mới học vẽ chỉ cần chọn loại giấy dùng cho vẽ bút chì là được, lí do là vì lúc thi đa phần dùng giấy để vẽ bút chì, nên dùng như vậy lúc vào thì sẽ quen.

2. Sử dụng bút chì: Phàm tất cả các loại vật liệu có thể tạo ra vết tích đều có thể dùng làm bút để vẽ họa, nhưng khi thi cử chỉ nên dùng bút chì. Bút chì chia ra các loại mềm cứng khác nhau: bút chì ký hiệu B là thuộc nhóm mềm, số B càng lớn càng mềm, bút chì ký hiệu H thuộc nhóm cứng, số H càng cao càng cứng. Khi chúng ta vẽ không nhất thiết phải có đủ loại, chỉ cần chuẩn bị các loại  2H, HB, 2B, 4B, 6B là đủ. Muốn sắc độ đậm thì dùng bút mềm, tốt nhất 2B và 4B. Vì thời gian thi vẽ ngắn, cho nên phải tận lượng để vẽ ra hiệu quả nhanh, nếu vẽ chưa đầy đủ, có thể dùng bút cứng tô thêm; ngược lại, nếu đầu tiên dùng loại bút cứng này, khi dùng bút mềm tô đậm thêm sẽ bị trơn trượt, khó đạt được độ đậm, mà dù dùng thời gian rất lâu, vẽ vẫn không mang lại hiệu quả như mong muốn, sẽ ảnh hưởng đến tinh thần. Ngoài ra, cũng có họa sĩ quen dùng hai loại bút vẽ kí họa, do kí họa không phải là vẽ kỹ thuật, không nhất thiết vẽ đến đoạn nào thì phải dùng loại bút tương thích, mà còn tùy thuộc vào nhận thức và tình cảm, có thể vẽ liền một mạch. Cho nên thậm chí có thể dùng một loại bút vẽ để vẽ các loại sắc độ. Vẽ có lúc không chỉ dùng bút và tay, mà quan trọng hơn là dùng đầu để vẽ, nếu lí giải được điểm này, đối với người mới học sẽ cực kì quan trọng.

3. Công đoạn của tẩy: Tẩy không chỉ dùng để chữa những chỗ sai. Nếu dùng bút chì cứng thì tẩy tương đương với việc dùng một cái bút chì mềm. Nó có thể giúp đỡ chúng ta đạt được hiệu quả mà bút chì không làm được. Giống như dao để khắc gỗ, đầu panhxô của sơn dầu, dao gọt của điêu khắc, tẩy có thể có những hiệu quả tương tự. Khi cầm tẩy bạn nên có ý thức rằng: nó cúng giống như màu sắc của bột màu, có thể có tác dụng tăng độ sáng và là vật môi giới trong lúc vẽ. Tẩy thường dùng là tẩy chì, làm bằng cao su, không dùng tẩy mực, dễ làm xây xát mặt giấy.

hinh hoc 1

Hình 1.2. Tư thế cầm bút chì - Hình 1.3

hinh hoc 2

Hình 1.4. Cách đo chiều rộng - Hình 1.5. Cách đo chiều cao và chiều rộng

4. Bản vẽ hoặc cặp vẽ: Cần một chiếc bảng vẽ (kích cỡ A2) hoặc một chiếc cặp vẽ (khổ A3), một con dao, 4 chiếc cặp sắt hoặc một số đinh mũ kèm theo.

5. Cách cầm bút chì: Khi dùng chì dựng khung tranh, căn bút chì nên nằm trong lòng bàn tay (hình 1.2), khi bắt đầu vẽ kỹ, cầm bút vẽ tương tự cầm bút viết.

6. Cách gọt bút chì: Bút chì có thể gọt nhọn, hơi dài, tiện cho việc tô bóng. Tường bên ngoài phòng, cửa sổ, cửa đi, lúc vẽ có thể gọt vát chéo, có hình đầu cái rìu, khi vẽ tính khẳng định sẽ cao, lúc kí họa bên ngoài nhà sẽ dùng, (hình 1.3).

7. Cách đo để vẽ: Chúng ta vẽ đường bao khung, sườn xong để cho đo vẽ được chính xác hay không, đầu tiên nên đo bề rộng vật vẽ, sau đó dùng chiều rộng để đo chiều cao của nó, xem xem bằng một phần hai hay một phần ba v.v... khi đã biết tỉ lệ chiều cao trên chiều rộng, sẽ rất dễ dàng vẽ ra hình ảnh một cách chính xác, như ở hình 1.4 và hình 1.5.

II. Phối cảnh:

1. Phối cảnh và các loại hình phối cảnh: Cần phải nắm được phối cảnh là vấn đề đau đầu nhất đối với người vẽ, nhưng mặc dù như vậy, nguyên lí phối cảnh có thể giúp đỡ chúng ta giải quyết dần dần các vấn đề khó khăn. Hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy đều là hình ảnh thị giác tiếp nhận từ một góc độ nào đó, là hình ảnh đã trải qua sự tăng giảm độ xa gần, sau khi biến đổi hình thức mà thành, lúc đó không phải là hình nguyên bản, chúng ta nhận thức và vẽ một vật thể là lấy căn cứ từ hình ảnh thị giác, cho nên nhận thức và vẽ một hình tượng không tách khỏi phối cảnh, cho dù đó là vẽ một con muỗi hay vẽ một cái đinh.

(1) Đường nhìn ngang (đường chân trời, đường tầm mắt)

Tuyến song song với mắt người nhìn gọi là đường nhìn ngang (còn gọi là đường thủy bình, đường mặt đất)

(2) Tiêu điểm (điểm tụ)

Vật thể từ lớn đến nhỏ: từ gần đến xa, trên đường nằm ngang đều biến đi ở một điểm. Vật thể có một tiêu điểm sẽ có phối cảnh song song, vật thể có hai tiêu điểm sẽ có phối cảnh góc.

(3) Tâm điểm

Điểm đối diện thẳng với mắt người, tất nhiên nó sẽ biến mất trên đường chân trời.

(4) Phôi cảnh song song

Cả hai mặt song song với đường nhìn ngang (hoặc có một chùm tuyến có hai tuyến trở lên), ta có phối cảnh song song. Đường thăng góc của nó luôn luôn là thẳng góc, không có biến hóa phối cảnh nhưng có biến hóa ngắn dài, cách điểm nhìn gần thì xa, xa thì gần.

(5) Phôi cảnh góc

Phối cảnh tạo thành bởi góc độ mà không phải bới các mặt không song song với đường tầm mắt gọi là phối cảnh góc. Phối cảnh góc có hai điểm tụ, đường thẳng góc luôn luôn thẳng góc, nhưng có sự thay đổi về dài ngắn.

(6) Phôi cảnh nghiêng

Điểm tụ giao nhau ở cao điểm trên không hay ở hai điểm phải trả ngoài cùng của mặt đất mà không ở đường tầm mắt, ví dụ có thể thấy trong các vật hình chữ thập, cầu cống, bậc cấp, mái v.v... Mặt vật thể và đường tầm mắt không song song, mà hình thành một góc nghiêng, phối cảnh như vậy gọi là phối cảnh nghiêng.

Từ ví dụ phối cảnh của các đường vòng tròn có thể thấy được, cách đường tầm mắt càng xa, mặt nhìn thấy của vòng trong càng rộng, cách đường tầm mắt càng gần, mặt phối cảnh của vòng trong càng hẹp.

hinh hoc 3

Hình 1.6. Ví dụ vẽ phối cảnh song song

hinh hoc 4

Hình 1.7. Ví dụ vẽ phối cảnh song song nội thất

hinh hoc 5

Hình 1.8. Ví dụ vẽ phối cảnh góc

hinh hoc 6

Hình 1.9. Ví dụ vẽ phối cảnh góc nghiêng

hinh hoc 7

Hình 1.10. Ví dụ vẽ phối cảnh hình tròn bằng đường chéo góc

hinh hoc 8

Hình 1.11. Ví dụ vẽ phối cảnh hình tròn

Từ hình 1.11 có thể thấy, trên những hình vuông có thể làm ra phối cảnh của hình tròn. Các đường nối chéo góc của hình vuông giao nhau ở một điểm, đó là trung tâm của hình vuông. Qua điểm đó vẽ các đường trung tuyến và cả hai đường trung tuyến này giao cắt với hình vuông ở bốn điểm, chia đều các cạnh, đoạn nối từ bốn điểm đó đến tâm vòng tròn, chính là bán kính của hình tròn. Dùng bốn điểm đó làm căn cứ, hình vuông trong bất kì tình huống biến đổi nào, cũng có thể làm ra các hình tròn tương ứng.

Phía bên trái của hình 1.12 là hai khối trụ đặt thẳng đứng, vì ở về bên trái của tâm điểm, cho nên đường cong vẽ ra trông hơi vênh, nhất là đường cong ở bên dưới, nói chung nhìn không rõ. Hai hình trụ ở phía bên phải, do mặt của nó và mặt tranh song song, gần thì lớn, xa thì nhỏ, tâm điểm của hai khối trụ đều nằm trên tâm điểm, nếu nối hai cạnh lại với nhau, ta có cách vẽ các khối trụ nằm.

2. Hai loại phong cách cơ bản nhất của vẽ nỹ thuật - vẽ mang tính tái hiện và vẽ mang tính biểu hiện.

hinh hoc 9

Hình 1.12. Ví dụ vẽ phối cảnh các khối trụ

Từ khi nghệ thuật vẽ mỹ thuật phát triển đã hình thành nhiều loại phong cách, nhưng quy nạp lại có thể khái quát thành hai loại: một là vẽ mỹ thuật tả chân mang tính tái hiện, một là vẽ mỹ thuật có hình ảnh ý tưởng mang tính biểu hiện. Thật ra, hai cách này không thể tách ra mà nói, vì trong biểu hiện có tái hiện, trong tái hiện có biểu hiện. Chúng ta đem cách vẽ mỹ thuật mang tính tái hiện để huấn luyện cho “cách nhìn” thể hiện, đem cách vẽ mỹ thật mang tính biểu hiện để huấn luyện cho “cách nghĩ” thể hiện, nếu chúng ta học hiểu được năng lực “xem, nhìn”, chúng ta sẽ có thể giải quyết bất cứ vấn đề mới lạ gặp phải nào. Do vẽ mỹ thuật mang tính biểu hiện không nằm trong phạm vi khám phá của cuốn sách này cho nên cúng ta chỉ bàn đến phương pháp vẽ mỹ thuật tả thực mang tính tái hiện.

3. Kỹ xảo cơ bản của vẽ khối hình học - phương pháp phần tích hình học: Các hình khối hình học là cơ sở của sự tổng hợp và phân tích kết cấu hình khối của bất cứ hình thể phức tạp nào, cũng ví như những nét chữ trong chữ Hán của Trung Hoa và các chữ cái của ngữ văn các nước, chỉ làm rõ các nét chữ mới hiểu được Trung văn: làm rõ các chữ cái mới hiểu được tiếng các nước điều đó cũng tương tự như việc xem bất cứ các hình khối phức tạp nào cũng là tổ hợp và sự thay đổi của các hình khối hình học.

Thông thường đối với các thí sinh thi mỹ thuật, việc nghiên cứu các hình khối hình học đối với họ dường như không thật quan trọng và cũng không muốn tốn nhiều thời gian đi nghiên cứu chúng, lí do là vì thi mỹ thuật kiến trúc không lấy việc vẽ các hình khối hình học làm đề thi, hơn nữa thí sinh còn cho đó là chuyện giản đơn, coi thường tác dụng của chúng trong cơ sở vẽ mỹ thuật, cho nên thông thường khi vẽ bỏ qua giai đoạn này và quá trình sớm đi tìm tòi kết quả của bức vẽ, làm như vậy, rất khó đạt được năng lực tạo hình thẩm mỹ thực sự.

Học tập vẽ mỹ thật phải đề cập một cuốn sách sát sao đến kiên thức của nhiều phương diện, nhưng phương thức chủ yếu để lí giải sự cấu thành hình khối, lại là phương pháp phân tích hình học. Nó có thể giúp chúng ta thông qua những biểu tượng phức tạp để nắm vững cốt lõi của vấn đề. Trong khi phân cắt không gian, xác định phương hướng và kích thước dài ngắn và trong khi lí giải sự biến hóa phối cảnh của không gian vật thể, luôn luôn phải có sự giúp đỡ của các loại hình dáng hình học, các đường thẳng đứng và đường nằm ngang để tiến hành phân tích, bởi vì phương pháp phân tích hình học là phương pháp cơ bản để khái quát hình khối, cấu tạo hình khối, cần được sự coi trọng của những người mới học.

Vẽ mỹ thuật cần phải làm rõ phương thức bố cục các bộ phận, khi bắt đầu cần phải xem xét đối tượng như là một tổng thể hữu cơ để phân tích, khi tìm tòi kết cấu hình thể thì phân tích không phải là khởi điểm của nhận thức hình ảnh vật thể, mà nên lấy sự tổng hợp làm khởi điểm của sự nhận thức.

III. Vẽ các khối xuyên vào nhau

1. Thế nào là vẽ các khối xuyên vào nhau: Vẽ kỹ thuật các khối xuyên vào nhau cũng có nghĩa là vẽ kết cấu cấu trúc. Công việc này nhằm mục đích nghiên cứu và biểu hiện kết cấu thể, dùng các tuyến cấu trúc kết cấu để biểu hiện cấu tạo và sự xuyên cắt vào nhau của các hình thể phức tạp. Những hình thể giản đơn không tồn tại vấn đề kết cấu, vì nó không có những chỗ khớp nối, không có sự xuyên cắt vào nhau. Cách vẽ này nhằm đạt mục đích diễn tả kết cấu bản thân vật thể một cách đơn giản, dễ hiểu, tận lượng loại bỏ hoặc giảm nhỏ sự biến đổi của bóng, dựa vào nguyên lí phối cảnh hình khối, đếm kết cấu của bản chất không đổi còn gọi là kết cấu bên trong của vật thể biểu hiện ra bằng những nét đơn, cái hay của phương pháp biểu hiện loại này là, bắt học sinh phải thay đổi phương pháp nhìn sự vật theo tập quán phiến diện của mình để quan sát sự ăn nhập vào nhau của các vật thể, tạo điều kiện lí giải sâu sắc các biến đổi của phối cảnh.

hinh hoc 10

hinh hoc 11

Hình 1.14.

hinh hoc 12

Hình 1.15.

2. Ví dụ cách vẽ sai

hinh hoc 13

Hình 1.16

IV. Cách vẽ sáng tối

1. Thế nào là cách vẽ sáng tối: Cách vẽ sáng tối (đậm nhạt) bao gồm 3 mức độ ý nghĩa:

  1. Chỉ phần sáng và phần tối của vật thể khi ánh sáng chiếu vào.
  2. Chỉ cũng cùng một bộ phận đó chịu ánh sáng mức độ khác nhau mà bề mặt có độ đậm nhạt khác nhau.
  3. Chỉ màu sắc bản thân vật thể có.

2.Nhân tố ảnh hưởng đến việc vẽ sắc độ sáng tối: Nhân tố ảnh hưởng đến việc vẽ sắc độ sáng tối khác nhau bao gồm các mặt sau đây:

  1. Sự khác biệt của kết cấu bản thân vật thể tạo ra sự to nhỏ khác nhau của bề mặt vật thể.
  2. Hướng chiếu sáng, độ lồi lõm, ánh sáng buổi sớm, ánh sáng buổi chiều, núi phía xa, ngược bóng và những cảnh vật mờ ảo.
  3. Điều quan trọng nhất là: không có ánh sáng, một mảng tối đặc, không biết vẽ bắt đầu từ đâu. Nếu ánh sáng mạnh chiếu từ bốn mặt tới, sự lồi lõm gập ghềnh của bề mặt vật thể sẽ biến mất, cũng không biết bắt đầu vẽ từ đâu. Cho nên có ánh sáng không chưa đủ, còn phải có một nguồn sáng chính, mới có thể sinh ra sắc độ sáng tối rõ nét.

3. Ưu điểm và nhược điểm của cách vẽ sáng tối

(1) Ưu điểm của cách vẽ sáng tối

  1. Có thể biểu hiện trên cùng của một bình diện các vật thể có hình gãy khúc có biến hóa lồi lõm nhỏ.
  2. Có thể miêu tả các hình ảnh không rõ nét, ví dụ ánh sáng buổi sớm, rặng chiều, núi phía xa, ngược sáng và cảnh vật mờ ảo.
  3. Có thể biểu hiện rõ chất cảm, như chất cảm của kim loại, pha lê, đồ dệt bông, gốm sứ v.v...

(2) Nhược điểm của cách vẽ sáng tối

  1. Không rõ ràng cụ thể như vẽ nét.
  2. Khó biểu hiện trọng lượng, thể tích lớn nhỏ, khó thể hiện các vật có ngoại hình không rõ nét, ví dụ như nước lọc, rượu trắng, dầu xăng v.v... mà phải mượn các loại vật chất khác nhau để phù trợ việc vẽ chúng.
  3. Kí họa chì không thể hiện được tướng mạo màu sắc, chỉ có thể thể hiện độ sáng.

4. Ba diện và năm sắc độ

(1) Ba diện

Trong trong bàn luận hội họa thường nói đến việc phân chia ra ba bình diện, đó tức là nói, khi có ba diện, cảm giác lập thể sẽ được biểu đạt. Có thể dùng sáng tối để biểu hiện, trên ba mặt lớn đó là mặt sáng, mặt xám và mặt tối.

(2) Năm sắc độ

Chỉ năm mức độ của sáng tối, tức là phần sáng, phần trung gian, phần giao diện, phần phản quang và phần bóng đổ.

  1. Phần sáng (kể cả ánh sánh mạnh): nguồn sáng nhắm chính vào vật thể, ánh sánh đầy đủ, độ sáng mạnh, đều gọi là phần sáng.
  2. Phần trung gian: là phần không hướng về ánh sáng cũng không ngược sáng gọi là phần trung gian. Mặt vật thể vì hướng về phía ánh sáng khác nhau nên cũng khác nhau, nhưng về độ sáng không bằng phần sáng, phần tối không quá tối, ở vào phần giữa của sáng và tối.
  3. Phần giao diện: những chỗ nào tối nhất, vì không nhận được ánh sáng, lại không phản xạ ánh sáng, nên người ta thường bắt đầu bắt tay vào tô bóng ở những chỗ này.
  4. Phần phản quang: sinh ra do tác dụng phản xạ của vật thể. Đó là do mặt tiếp nhận ánh sáng của vật thể phản xạ lên trên đối tượng. Độ mạnh yếu của phản quang sẽ khác nhau do sự khác nhau về chất cảm của đối tượng phản quang và đối tượng tiếp thu ánh sáng. Nói chung độ sáng phản quang không vượt quá phần tối, ngoại trừ bình lọ bằng pha lê.
  5. Bóng đổ: chỉ các đối tượng vẽ có phần cao lên trên hoặc nhô ra che lấp nguồn sáng, tạo ra các bóng đổ ở trên các vị trí, bộ phận khác nhau độ sáng của bóng đổ sẽ khác nhau tùy theo sự khác nhau của độ cao thấp của vật chắn ánh sáng, độ mạnh yếu của nguồn sáng và độ xa gần của bề mặt bóng đổ v.v...

5. Phân tích ví dụ

Người ta thường dùng ba góc độ của khối lập phương để phân tích. Như các hình 1.17a,  1.17b,  1.17c.

hinh hoc 14

Hình 1.17a

hinh hoc 15

Hình 1.17b

hinh hoc 16

Hình 1.17c

  1. Nhiệm vụ chủ yếu
  1. Học tập quy luật phối cảnh
  2. Nghiên cứu sự biến hóa gây nên do mối quan hệ tương phản vì phản quang hoặc vì sắc độ.
  1. Những mấu chốt về kỹ pháp
  1. Không gian ba chiều khó thể hiện độ sâu, khó vẽ chính xác những mặt thu nhỏ trong bối cảnh.
  2. Những tuyến có độ dài lớn khó vẽ thẳng.
  3. Khó lí giải được nhân tố cấu thành một số phối cảnh.
  1. Phương pháp giải quyết

1) Bằng cảm giác vẽ ra đường bao ngoài của vật thể dùng bút chì đo tỉ lệ giữa chiều cao và chiều rộng và mặt nghiêng của phối cảnh.

2) Bài tập ở nhà chú ý luyện tập vẽ các tuyến có độ dài lớn

3) Tìm hiểu phối cảnh góc và phối cảnh song song.

Điểm chú ý 1: Dùng đường thằng xác định rõ trên giấy vẽ vị trí tổng thể bố cục trên, dưới, trước, sau và chú ý mối quan hệ vị trí với bốn cạnh bản vẽ, tiếp theo là vẽ ra tỉ lệ giữa độ cao và bề rộng của khối lập thể, hình 1.18a.

hinh hoc 17

Hình 1.18a

Điểm chú ý 2: Bắt đầu từ các đường phân giải sáng tối, vẽ ra mối quan hệ sáng tối một cách đại thể, như hình 1.18b.

hinh hoc 18

Hình 1.18b

Điểm chú ý 3: Tô đậm thêm một bước và vẽ ra mối quan hệ tổng thể không gian, như hình 1.18c.

hinh hoc 19

Hình 1.18c

Điểm chú ý 4: Khắc họa sâu mối quan hệ hình thể - không gian, chú ý sự quá độ giữa sắc độ trung gian, như hình 1.18d.

hinh hoc 20

Hình 1.18d

Điểm chú ý 5: Nhấn mạnh việc biểu đạt sáng tối của các đường phân giới giữa các mặt phẳng và biểu đạt chất cảm của thạch cao, làm nổi bật vị trí của hình khối trong không gian, thể hiện rõ nguyên tắc sắc độ gần mạnh xa yếu, như hình 1.18e.

hinh hoc 21

Hình 1.18e

V. Bố cục

1. Ý nghĩa và vai trò của bố cục: Dùng lời nói thông thường để diễn đạt, đó là sự “kinh doanh vị trí”. Đem cảnh vật tự nhiên thông qua việc suy nghĩ và lựa chọn, sắp xếp một vị trí thích hợp, công việc này được gọi là bố cục.

Cái hay dở của một tác phẩm quyết định trước tiên ở sự thành công của bố cục, một nhà đi-dai nếu không có một năng lực bố cục cao siêu, thì sẽ không được coi là một người có một kỹ năng hội họa tốt. Bởi vì nghệ thuật tạo hình đầu tiên tác động vào con người bằng hình thức bố cục mỹ cảm, sau đó mới là thực chất kỹ xảo nội dung.

Một số người mới học về sau khi vẽ một thời gian, tự cảm thấy đã biết kí họa, biết vẽ đầu tượng thạch cao, nhưng cũng có người nhận ra rằng đường nét mình vẽ không linh hoạt, mặt tranh cứng nhắc v.v... Điều đó có nghĩa ngoài việc giải phẫu, kết cấu, sáng tối, còn có một vấn đề quan trọng khác nữa, đó là việc nghiên cứu bố cục còn thiếu sót. Cùng với sự tích lũy không ngừng về hội họa, nên biết rằng còn cần một số kinh nghiệm, chẳng hạn việc làm rõ các tầng lớp của mặt tranh, sắp xếp bố cục sao cho hoàn chỉnh, công việc mỹ thuật sẽ thuận lợi hơn nhiều.

Hình thức cấu thành của kí họa thật ra chính là quy luật của sự cấu thành đen, trắng và xám, còn có hình thức cấu thành của hội họa lại là quy luật cấu thành của điểm, tuyến, diện. Bố cục thật ra là sự thống nhất đối lập giữa sự đổ vỡ (một bố cục) hay sự xác lập (một bố cục), quá trình của hội họa là quá trình tạo lập mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn, nó thông qua các thủ pháp đen và trắng, sáng và tối, thô và mảnh, cong và thẳng, thưa và dày để đạt được sự hài hòa, các họa sĩ giỏi có thể dùng các mâu thuẫn đó để đạt được sự hòa hợp về mặt tình cảm, các họa sĩ thường thường bị các nhân tố đó chi phối. Trình độ của kỹ pháp ngôn ngữ hội họa quyết định trình độ cao thấp của bức tranh, rất nhiều người học vẽ về sau còn phải luôn xem lại tác phẩm của mình, nâng cao khả năng xem xét và tu dưỡng, tăng cường năng lực bố cục tạo hình.

2. Ba loại phương pháp tô nét tạo sắc độ sáng tối

Sau khi hoàn thành việc kí họa các vật bằng nét đơn, sẽ tiếp tục biểu hiện bằng việc dùng sáng tối, phương pháp sử dụng các mảnh sáng tối để vẽ mỹ thuật gọi là phương pháp tô nét. Phương pháp tô nét để diễn tả sáng tối mới xem thì có vẻ nhiều loại và đa dạng, nhưng phân tích kỹ ra thì chỉ có ba loại: một là loại giao thoa hình thành một mạng, hai là loại tô đi tô lại bằng những nét nằm ngang, ba là loại hỗn hợp.

hinh hoc 21

Hình 1.19

(1) Loại tô giao thoa hình thành một mạng

Do có sự khác nhau giữa chuyên ngành kiến trúc và chuyên ngành mỹ thuật nên phương pháp tô của hai ngành cũng có yêu cầu khác nhau, yêu cầu thi mỹ thuật cho ngành kiến trúc thường bắt buộc dùng cách tô nét giao thoa tạo thành mạng. Cách này sử dụng các đường nét đan vào nhau tạo thành mạng như vẩy cá (hình 1.19). Khi vẽ tùy theo sự thuận tay mà tô từ trên xuống dưới, tô xong một mảng, hơi đổi góc độ một chút tức là tô một mảng khác bằng một chùm nét khác nhau, nếu chưa đủ thì tăng thêm độ đậm.

  1. Khi tô nên có sự phân biệt to nhỏ, đậm nhạt, nặng nhẹ, đặc. Phần tối dùng nét nên đậm mà thưa, phần sáng dùng nét nên nhạt mà dày. Sắc độ tối phải trong, sắc độ sáng phải rõ ràng.
  2. Việc sắp xếp các đường nét tô, nên lấy việc yêu cầu tập trung biểu hiện đối tượng làm chuẩn, nếu xa rời đối tượng cụ thể thì nét tô không còn ý nghĩa, điều này rất cần thiết đối với người mới học. Nhìn chung mà nói, các vật thể phẳng như mặt bàn, mặt khối thạch cao nên tô kiểu rõ ràng, các mặt nghiêng hoặc vật thể vận động nên tô nét vẽ nghiêng chéo; đó là nói một cách tương đối, thật ra không có quy tắc tuyệt đối.

(2) Loại tô đi tô lại bằng những nét nằm ngang

Đó là chỉ việc để bút chì nằm nghiêng xuống tô những nét nằm ngang, để khiến cho việc tô những mảng lớn của vật thể được hoàn chỉnh và gọn ghẽ; có họa sĩ đã ưa dùng bút chì mềm (4B và 5B), với cách vẽ như vậy, phần đầu của nét bút nơi giao tiếp của các vật thể sẽ không có cảm giác cứng nhắc, mà những sắc độ chính lập tức xuất hiện, vẽ ra được những hình ảnh cho mặt tranh có tình cảm và động. Lúc sắp hoàn thành (hoặc ở quá trình vẽ kỹ để hoàn thiện) lại dùng loại bút chì cứng để tô, phương pháp này yêu cầu tập trung tinh thần để nắm vững hình tượng, không quá lãng phí thời gian cho quá trình tô đậm.

(3) Loại tô hỗn hợp

Trên cơ sở dùng hai cách vẽ trên tổng hợp thành một cách vẽ thứ ba, dùng ngón tay, giấy và tẩy, có thể đầu tiên gia công sắc độ bằng cách chà, xát, mài v.v... làm cho nét vẽ mờ đi, hoặc làm mờ vân giấy, tô thành một mảng nét màu xám.

(4)  Các việc cần chú ý

Bất luận dùng một phương pháp nào trong ba phương pháp ở trên, đều phải chú ý ba điểm sau đây:

Một là phải phân rõ các mức độ đậm nhạt, hai là phải phân biệt mối quan hệ ranh giới giao tiếp giữa các mặt với nhau, ba là phải giải quyết rõ mảng của sắc độ

(5) Bài tập luyện ngoại khóa

  1. Vẽ bài tập như hình 1.20, cách vẽ từ nhạt đến đậm, bài tập này tạo cơ sở tốt cho việc tô sắc độ sáng tối sau này. Phương pháp vẽ là hai đầu của nét nhẹ, ở giũa nét mạnh, lúc mới đặt bút và lúc kết thúc nét bút nhẹ, giao thoa hình mạng.
  2. Như hình 1.21, cách vẽ từ đậm đến nhạt, để đều nét có thể tô thuận xong lại tô ngược.

hinh hoc 22

Hình 1.20 - Hình 1.21

3. Tác dụng của năm sắc độ: Vẽ dùng hình dạng của ba sắc độ sáng, xám và tối, đối tượng vẽ sẽ nổi bật lên, gây cảm giác vật thể, nếu lại thêm vào ánh phản quang sẽ có cảm giác lập thể.

Nếu là vật thể hình tròn, mà thêm bóng đổ, khối tròn sẽ có cảm giác nhẹ đi. Nếu chiếu ánh sáng mạnh thì sẽ có thể biểu hiện rõ chất cảm của vật liệu.

4. Mấu chốt của việc phân biệt độ mạnh yếu sáng tối

  1. Độ mạnh yếu và độ xa gần của nguồn sáng, với các vật thể cùng một phương hướng, cách nguồn sáng càng gần thì sáng, tương phản đen trắng mạnh, cách nguồn sáng càng xa thì tối, tương phản đen trắng yếu. Vật thể và nguồn sáng hình thành góc nghiêng càng lớn, độ sáng tối ít biến thành màu xám.
  2. Màu sắc khác nhau của đối tượng: các bộ phận có màu sắc đậm, có sắc độ tối tương phản yếu, các bộ phận có màu sắc nhạt và nhẹ nhàng, sắc độ sáng, độ tương phản mạnh.
  3. Khoảng cách giũa vật thể và người vẽ: vật thể càng cách người vẽ càng gần, sự tương phản sáng tối càng mạnh, cảm giác rõ ràng khúc triết, ngược lại sẽ là mơ hồ, mờ nhạt.
  4. Sự khác nhau của màu sắc bối cảnh: màu sắc bối cảnh đối chọi mãnh liệt, sắc độ sáng tối càng rõ nét, ngược lại, màu sắc bối cảnh đối chọi với vật thể một cách ôn hòa, sắc độ sáng tối có độ trầm lớn.

5. Kỹ xảo khai quát sáng tối

Vật thể của giới tự nhiên, sắc độ sáng tối của chúng thường rất phức tạp, lại rất tinh tế. Ví dụ với một khối trụ tròn, nếu lấy một độ làm đơn vị để phân chia khối đó ra nhiều mức độ, các mức độ sáng tối trên khối trụ tròn đó sẽ thay đổi dần dần, chia ra bao nhiêu mức độ đều được. Về mặt lí luận mà nói, một khối trụ tròn có thể chia ra 360 mức độ, nếu tính khi vẽ nhìn thấy một nửa, thì sẽ có 180 mức độ. Với sắc độ phức tạp như vậy, mắt thường cũng không nhận biết được hết chứ chưa nói gì đến sự biểu đạt vô cùng đó. Ngoài ra những người mới học vẽ cần được nhắc nhở rằng: nghệ thuật biểu hiện không phải là càng tỉ mỉ càng tốt, mà với sự sắp xếp của năm sắc độ, thực tế đã tạo thành năm mức độ khái quát cơ bản và cũng đã lập được tình huống lập thể.

Nhưng cũng có khi nói, không phải cứ càng khái quát càng tốt, khái quát nhiều hay ít, đầu tiên phải xem yêu cầu vẽ bài luyện tập, thứ hai phải xem có thể biểu đạt chính xác cấu trúc hình thể hay không, thứ ba phải xem khoảng cách đến đối tượng xa hay gần, gần thì cụ thể, xa thì khái quát; thứ tư phải xem yêu cầu chủ yếu thứ yếu, thành phần chủ yếu phải cụ thể, thành phần thứ yếu thì khái quát. Nói một cách đơn giản, khái quát nhưng không được làm thay đổi hình ảnh, cụ thể thì không mắc phải lỗi vụn vặt và bình quân.

>>> Bóng của các khối hình học cơ bản

>>> Phân tích hình học trong thiết kế tạo hình

>>> Vẽ vật thực khối hình học

0976984729