Bóng của các khối hình học cơ bản

1. Bóng của các khối hộp:

Trong trường hợp cả khối hộp chỉ đổ bóng lên mặt đất – Hình 5-22 (bóng đổ loại 1 – đổ lên mặt phẳng hình chiếu bằng P­2), để tìm bóng của cả khối hộp, ta chỉ cần đổ bóng của một điểm A thuộc mặt nắp trên của hộp và áp dụng hệ quả của nguyên tắc 1 (bóng đổ của mặt nắp trên hộp có diện tích và hình dạng giống với chính nó). Sau khi có bóng đổ của nắp hộp, ta nối các đỉnh của bóng nắp hộp về các điểm chân hộp và lấy đường viền ngoài của bóng ta có toàn bộ bóng cần tìm.

bong 1

Hình 5-22

Trong trường hợp khối hộp đổ bóng cùng lúc lên mặt đất và vách tường nằm ngang phía sau – Hình 5-23 (bóng đổ loại 1 – đổ lên mặt phẳng hình chiếu P1 và mặt phẳng hình chiếu bằng P2), để tìm bóng của cả khối hộp, ta chỉ cần đổ bóng của các điểm A, B, C thuộc mặt nắp trên của hộp. Áp dụng thêm nguyên tắc 1 cho các đoạn hẳng đổ bóng lên mặt phẳng song song với chúng ta có được bóng cần tìm.

bong 2

Hình 5-23

- Trong trường hợp khối hộp đổ bóng cùng lúc lên mặt đất và mặt phẳng nằm nghiêng phía sau – Hình 5-24 (bóng đổ loại 1 và loại 3 – đổ lên mặt phẳng hình chiếu bằng P2 và mặt phẳng nghiêng bất kỳ), để tìm bóng của cả khối hộp, ta cũng tìm bóng của các điểm A, B, C thuộc mặt nắp trên của hộp trên mặt phẳng nghiêng. Áp dụng nguyên tắc 5 cho các đoạn thẳng chiếu bằng đi qua các điểm A, B, C ta có bóng của khối hộp trên hình chiếu bằng. Từ vị trí các giao điểm của cạnh viền bóng C2CP2b và A2AP2b với vết bằng V2P, gióng lên trục x và nối về CP1b và AP1b ta có bóng của khối hộp trên hình chiếu đứng.

bong 3

Hình 5-24

2. Bóng của khối trụ:

- Trong trường hợp cả khối trụ chỉ đổ bóng lên mặt đất – Hình 5-25 (bóng đổ loại 1 – đổ lên mặt phẳng hình chiều bằng P2), để tìm bóng của cả khối trụ, ta chỉ cần đổ bóng của một điểm O là tâm của mặt nắp trên của khối trụ và áp dụng hệ quả của nguyên tắc 1 (bóng đổ của mặt nắp trên khối trụ có diện tích và hình dạng giống với chính nó).

bong 4

Hình 5-25

Sau khi có bóng đổ của nắp trụ, ta vẽ hai đường thẳng tiếp xúc từ bóng nắp trụ về đáy trụ và lấy đường viền ngoài của bóng ta có toàn bộ bóng đổ cần tìm.

Tại vị trí các tiếp điểm chân bóng của đáy trụ trên hình chiếu bằng, gióng vuông góc lên hình chiếu đứng ta được hai đường bao bóng bản thân của khối trụ. Nhận xét là vị trí các tiếp điểm này nằm trên đường thẳng nghiêng 450 so với x và vuông góc với hướng tia sáng tới.

bong 5

Hình 5-26

Trong trường hợp khối trụ đổ bóng cùng lúc lên mặt đất và vách tường nằm ngang phía sau – Hình 5-26 (bóng đổ loại 1 – đổ lên mặt phẳng hình chiếu đứng P1 và mặt phẳng hình chiếu bằng P2), để tìm bóng của cả khối trụ, trước tiền ta cần xác định lại các đường bao bóng bản thân của khối trụ. Trên hình chiếu bằng, qua tâm O­2 vẽ đường thẳng nghiêng 450 so với x và vuông góc với hướng tia sáng tới. Đường thẳng này cắt đường tròn đáy trụ tại 2 tiếp điểm 12 và 32. Từ các tiếp điểm này, gióng vuông góc lên hình chiếu đứng ta có các đường bao bóng bản thân của khối trụ có đỉnh là 11 và 31. Chọn thêm một điểm 2 (21 22) thuộc mặt nắp trụ như hình vẽ. Đổ bóng (loại 1) cả ba điểm 1, 2, 3 lên mặt vách và nối lại ta có phần bóng phía trên của mặt trụ là một cung elip. Theo nguyên tắc 1, tại vị trí 11b và 31b, ta có bóng của mặt trụ là 32, ta có bóng của mặt trụ là hai đường nghiêng 450 so với x.

Trong trường hợp khối trụ đổ bóng cùng lúc lên mặt đất và mặt phẳng nằm nghiêng phía sau – Hình 5-27 (bóng đổ loại 1 và loại 3 – đổ lên mặt phẳng hình chiếu P2 và mặt phẳng nghiêng bất kỳ), để tìm bóng của cả khối trụ, trước tiên ta cũng cần xác định các đường bao bóng bản thân đi qua điểm 1 và 3 của khối trụ và chọn thêm một điểm 2 (21 22) thuộc mặt nắp trụ như hình vẽ. Đổ bóng (loại 3) cả ba điểm 1, 2, 3 lên mặt vách nghiêng và nối lại ta có phần bóng phía trên của mặt trụ là một cung elip.

Theo nguyên tắc 5, trên hình chiếu bằng, nối các điểm 121Q2b và 32 3Q2b, ta có đường bao bóng đổ của mặt trụ là hai đường nghiêng 450 so với x.

Từ vị trí cắt nhau của các đường bóng 121Q2b và 323Q2b với vết V2Q, gióng lên x và nối về các điểm bóng tương ứng trên hình chiếu đứng là 1Q1b và 3Q1b ta được toàn bộ bóng đổ và bóng bản thân cần tìm của khối trụ.

bong 6

Hình 5-27

3. Bóng của khối nón:

bong 7

Hình 5-28

Trong trường hợp cả khối nón chỉ đổ bóng lên mặt đất – Hình 5-28 (bóng đổ loại 1 – đổ lên mặt phẳng hình chiếu bằng P2), để tìm bóng đổ của cả khối nón, ta chỉ cần đổ bóng của đỉnh nón S. Kẻ các đường tiếp xúc từ điểm bóng của đỉnh nón S2b về đáy nón ta được bóng đổ của khối nón trên hình chiếu bằng.

Từ hai vị trí tiếp điểm vừa tìm của đường bao bóng đổ với đáy nón trên hình chiếu bằng, gióng lên trục x và nối về đỉnh nón S1 trên hình chiếu đứng ta có được đường bao bóng bản thân của khối nón.

Lưu ý: Tùy vào góc nghiêng α của đường sinh mặt nón với mặt phẳng hình chiếu bằng P2 mà ta có phần bóng đổ và bóng bản thân của mặt nón thay đổi theo.
- Nếu α < theta : Toàn bộ mặt nón được chiếu sáng và không có bóng (Hình 5-29a).
- Nếu α = theta: Ta quy ước bóng của đỉnh nón rơi ngay trên đáy nón (mặt nón không có bóng đổ) và đường bao bóng bản thân của khối nón là một đường kẻ duy nhất từ đỉnh nón S về điểm bóng Sb trên đáy nón – Hình 5-29b. Mặt nón này còn có tên gọi là mặt nón giới hạn, vì các mặt nón có góc α > : sẽ bắt đầu có bóng đổ.
- Nếu α = 450: Mặt nón có các đường bao bóng đổ và bóng bản thân là những đường thẳng nằm ngang và vuông góc x và chắc đúng một phần tư đường tư (phần tư phía trên bên phải của mặt nón trên hình chiếu bằng) – Hình 5-29c.

bong 8

Hình 5-29

Trong trường hợp mặt nón úp ngược, phần bóng bản thân của những mặt nón có góc nghiêng α > sẽ ngược lại với phần bóng của bản thân của mặt nón bình thường (Hình 5-30).

bong 9

Hình 5-30

Trong trường hợp cả khối nón đổ bóng cùng lúc lên mặt đất và vách tường nằm ngang phía sau – Hình 5-31 (bóng đổ loại 1 – đổ lên mặt phẳng hình chiếu đứng P1 và mặt phẳng hình chiếu bằng P2), để tìm bóng đổ của cả khối nón, ta cần tìm bóng đổ thật của đỉnh nón S1b rớt trên mặt phẳng P1 và bóng đổ ảo S2b (ảo) của đỉnh nón rớt trên mặt phẳng P2.

Trên hình chiếu bằng, nối các đường bao bóng đổ của khối nón từ đỉnh S2b (ảo) về tiếp xúc đáy nón. Từ các điểm này, gióng vuông góc lên x và nối về đỉnh S1 ta được các đường bao bóng bản thân của khối nón trên hình chiếu đứng.

Trên hình chiếu bằng, từ các vị trí các giao điểm của hai đường bao bóng đổ của mặt nón với trục hình chiếu x, nối về đỉnh bóng thật S1b trên hình chiếu đứng ta được phần bóng đổ còn lại của khối nón.

bong 10

Hình 5-31

Trong trường hợp khối nón đổ bóng cùng lúc lên mặt đất và mặt phẳng nằm nghiêng phía sau – hình 5-32 (bóng đổ loại 1 và loại 3 – đổ lên mặt phẳng hình chiếu bằng P2 và mặt phẳng nghiêng bất kỳ), để tìm bóng của cả khối nón, trước tiên ta cũng cần xác định bóng đổ thật của hình nón SQb (SQ1b SQ2b) rớt trên mặt phẳng nghiêng Q (loại 3) và bóng đổ ảo S2b (ảo) (loại 1) của đỉnh nón rớt trên mặt phẳng P2.

Trên hình chiếu bằng, nối các đường bao bóng đổ của khối nón từ đỉnh S2b (ảo) về tiếp xúc đáy nón. Từ các tiếp điểm này, gióng vuông góc lên x và nối về đỉnh S1 ta được các đường bao bóng bản thân của khối nón trên hình chiều đứng.

Trên hình chiếu bằng, từ vị trí các giao điểm của hai đường bao bóng đổ của mặt nón với vết V2Q2, nối về đỉnh bóng thật SQ2b ta được phần bóng đổ của khối nón trên hình chiếu bằng. Cũng từ vị trí các giao điểm của hai đường bao bóng đổ của mặt nón với vết V2Q, gióng vuông góc lên trục hình chiếu x và nối về đỉnh bóng thật SQ1b ta được phần bóng đổ của khối nón trên hình chiếu đứng.

bong 11

Hình 5-32

4. Bóng của khối cầu:

Trong trường hợp cả khối cầu chỉ đổ bóng lên mặt đất – Hình 5-33 (bóng đổ loại 1 – đổ lên mặt phẳng hình chiếu bằng P2). Ta có thể xem bóng đổ của mặt cầu là giao tuyến của mặt trụ tia sáng (bao quanh mặt cầu) với mặt phẳng hình chiếu bằng P2. Như vậy, giao tuyến bóng đổ này là một elip eb.

Mặt trụ tia sáng bao quanh mặt cầu sẽ tiếp xúc với mặt cầu theo một đường tròn, đường tròn này cũng chính là đường bao bóng bản thân của mặt cầu e.

Để xác định các đường bao bóng bản thân e và đường bao bóng đổ eb của mặt cầu được dễ dàng, ta thực hiện phép thay mặt phẳng hính chiếu đứng sao cho P1 song song với hướng tia sáng – Hình 5-34. Như vậy, trong hệ thống mới này, tia sáng sẽ là những đường thẳng mặt và nghiêng với trục x một góc theta.

bong 12

Hình 5-33

bong 13

Hình 5-34

Bóng đổ e2b của mặt cầu là một elip có tâm O2b là bóng (loại 1) của tâm cầu, có trục ngắn CD vuông góc với hướng tia sáng tới và có độ dài bằng hai lần bán kính r của mặt cầu. Trục dài AB của elip trùng với hướng tia sáng tới.

Từ hình chiều đứng mới của mặt cầu, bằng liên thuộc ta cũng xác định được lần lượt các đường bao bóng bản thân của mặt cầu là e2 trên hình chiếu bằng và e1 trên hình chiếu đứng.

Ta sẽ chứng minh các đầu mút trục ngắn và trục dài của elip bóng đổ khi nối lại sẽ tạo thành các tam giác đều.

Ta có cách vẽ bóng đổ của mặt cầu gọn hơn như sau: Xác định bóng của tâm cầu O2b (hoặc O1b cho trường hợp mặt cầu đổ bóng lên P1). Qua O2b dựng trục ngắn elip vuông góc hướng tia sáng và có độ dài bằng 2r. Để xác định trục dài của elip, từ 2 đầu mút của trục ngắn, ta dựng các góc 600 của tam giác đều đến cắt trục dài tại vị trí các đầu mút còn lại cần tìm.

Đối với các đường bao bóng bản thân e1, e2 của mặt cầu. Tương tự như trên, người ta cũng chứng minh được các đầu mút trục ngắn và trục dài của elip bóng bản thân sẽ tạo thành các tam giác đều và cách xác định nhanh các đường bóng này hoàn toàn giống cách xác định đường bao bóng đổ của mặt cầu.

Ta sẽ ứng dụng cách xác định nhanh bóng của mặt cầu như trên vào trường hợp mặt cầu đổ bóng cùng lúc lên mặt đất và mặt phẳng nằm ngang phía sau – Hình 5-35 (bóng đổ loại 1 – đổ lên mặt phẳng hình chiếu đứng P1 và mặt phẳng hình chiếu bằng P2).

Trước tiên ta cần xác định O2b thật và O1b (ảo) là bóng của tâm mặt cầu.

bong 14

Hình 5-35

Để vẽ bóng đổ của mặt cầu trên hình chiếu bằng, qua tâm O2b, ta dựng trục ngắn của elip vuông góc hướng tia sáng và có độ dài bằng 2r.

Dựng trục dài elip qua tâm O2b theo hướng tia sáng và có các đầu mút được xác định bằng góc 600 của các tam giác đều như hình vẽ. Dựng elip bóng đổ của mặt cầu qua các đầu mút của trục dài và trục ngắn.

Với cách làm tương tự cho bóng đổ của mặt cầu trên hình chiếu đứng, ta xác định được elip với tâm O1b (ảo). Hai elip bóng đổ của mặt cầu trên các hình chiếu giao nhau tại hai điểm trên trục hình chiếu x. Tổng hợp phần bóng chung của 2 elip như trên hình vẽ ta được toàn bộ bóng đổ của mặt cầu lên trên các mặt phẳng hình chiếu.

Để xác định các elip bóng bản thân của mặt cầu trên hình chiếu đứng và hình chiếu bằng, ta cũng áp dụng cách làm tương tự của elip bóng đổ với lưu ý rằng ta có trục dài của elip trước tiên, sau đó vận dụng một nửa góc 600 của tam giác đều (góc 300) để đi tìm 2 điểm đầu mút trên trục ngắn. Ngoài ra ta cũng có thể tìm thêm 4 điểm phụ trợ thuộc elip bằng các đường gióng đứng và ngang từ 2 điểm đầu mút trục dài elip đến giao với trục đứng và ngang của mặt cầu. Cách trình bày được chỉ rõ như trên Hình 5-35.

>>> Kỹ thuật đổ bóng bằng màu nước

>>> Bóng tối và ánh sáng trong tranh

>>> Các bước đánh bóng khối

0976984729