Vẽ vật thực khối hình học
* Yếu tố cơ bản:
Yếu tố có bản của vẽ vật thực phác họa có thể chia thành ba mặt lớn, năm sắc điệu. Ba mặt lớn, năm sắc điệu trong phác họa là phương pháp phân tích tổng hợp khi tiến hành phân tích sắc điệu đối với vật thể, nó thích hợp cho tất cả mô tả vật thể phương pháp sáng tối. Ba mặt lớn là nhìn từ trên tầng lớp chuyển ngoặt của mặt sắc điệu, từ phần sáng, tầng lớp trung gian hình thành khu sắc điệu đen và khu sắc điệu xám, đường ranh giới, phản quang và bóng hình thành khu sắc điệu đen gọi là ba mặt lớn đen, trắng, xám. Năm đường nét là tính tương đối khi thể hiện vật thể khách quan dựa trên hội họa. Chúng ta quy nạp mối liên quan sáng tối vật thể thành năm loại đường nét cơ bản: phần sáng, tầng lớp trung gian, đường ranh giới sáng tối, phản quang và bóng. Trong đó, phần sáng và tầng lớp trung gian thuộc phận nhận ánh sáng (mặt sáng), đường ranh giới sáng tối, phản quang, bóng thuộc phần khuất ánh sáng (mặt tối), cơ bản cấu thành hai hệ thống sáng tối lớn. Đường ranh giới sáng tối là chỗ giao nhau phần nhận ánh sáng và khuất ánh sáng của vật thể, chỗ này là phần nhận ánh sáng ít nhất cũng là phần tối nhất của vật thể, trong phác họa, đi sâu vào khắc họa của đường ranh giới sáng tối đối với thể tích, kết cấu của vật thể và thể hiện khái quát cho thấy tác dụng quan trọng.
Lớp màu: vẽ phác họa phải căn cứ lên xuống của vật thể, từ sáng nhất đến đậm nhất phải vẽ ra sự biến hóa sắc điệu của tầng lớp khác nhau, trong phác họa gọi là lớp màu. Sau khi sắp xếp thích hợp sự biến hóa lớp màu, như vậy hình tượng của vật thể được thể hiện mới cụ thể, tầng lớp bức tranh mới phong phú chuẩn xác, biến hóa quá ít sẽ thấy đơn điệu, cũng không nên biến hóa quá nhiều, dễ dẫn đến tương tự và hỗn loạn.
Vài cách vẽ thông thường:
Cách vẽ chi điểm ngang
Cách vẽ chi điểm dọc
Cách vẽ treo lơ lửng ngang
* Cách quan sát chỉnh thể, so sánh:
Nhận thức đúng về đối tượng thể hiện là cơ sở tạo hình của hội họa, nâng cao khả năng quan sát là yêu cầu cơ bản bước vào hội họa. Trước khi vẽ tiến hành quan sát, so sánh chỉnh thể đối với đối tượng thể hiện khắc phục trong quá trình vẽ, thực hiện tiền đề phân tích lý tính. Người mới bắt đầu học luôn luôn không xem trọng quá trình này, chỉ chăm chăm vào một cục bộ, vẽ một vật thể cục bộ một cách cô lập, cho đến khi vẽ xong rồi chuyển vào vật thể bên cạnh. Cách vẽ này, hậu quả luôn luôn được cái này mất cái kia, không thể nắm bắt được tỷ lệ và mối liên quan về mặt thực ảo không gian, lớp màu sáng tối, đặc trưng hình thể, tỷ lệ lớn nhỏ giữa các vật thể. So sánh và quan sát chỉnh thể là xem xét toàn diện trước sau, trái phải, trên dưới của đối tượng, và tiến hành so sánh đối chiếu, đưa ra kết quả phán đoán. Khi so sánh, quan sát chỉnh thể, nheo mắt nhìn vật thể, có thể loại trừ sự quấy nhiễu của chi tiết cục bộ, dễ dàng xem được chỉnh thể, mối liên quan lớn. So sánh, quan sát chỉnh thể không những là nhiệm vụ chưa chắc hoàn thành được trước khi vẽ, mà còn phải xuyên suốt cả quá trình vẽ, chỉ có như vậy mới trước sau duy trì thống nhất nhịp nhàng và chuẩn xác mối liên quan chỉnh thể bức tranh.
* Phác họa:
Một tác phẩm tốt tất nhiên có hình thức phác họa tốt, như vậy mới có thể để người ta thưởng thức cái đẹp. Khi sắp xếp hình thức phác họa bức tranh, trước tiên phải xác định vị trí vật thể chính bức tranh (vật thể chính đa số là vật thể có thể tích lớn), sau đó sắp xếp các vật thể khác từ lớn đến nhỏ, khi bố trí vật thể thứ yếu phải làm cho đồng nhất xen kẽ nhau (kể cả trước sau, trái phải xen kẽ nhau), thưa khít xen kẽ nhau (vật thể khi chặt khi lỏng, hình thành mối liên quan so sánh vị trí vật thể rõ ràng), lớn nhỏ xen kẽ nhau (cố gắng tránh để các vật thể có thể tích tương đương chung với nhau). Cuối cùng bố trí vải nền, vải nền tồn tại là để làm tôn thêm vật thể bức tranh, nó có thể làm cho vật thể nổi bật, và kết nối các vật thể rời rạc lại với nhau, tận dụng bản chất mềm dịu của vải nền làm tôn thêm bản chất rắn chắc khối hình học, còn phải chú ý mối liên quan trên không gian vải nền. Đối với việc thi vẽ vật thực khối hình học, tuy rằng vị trí vật thể đã được xác định, nhưng điều chỉnh vị trí vật thể không lý tưởng vị trí cá biệt một cách thích đáng sẽ làm cho bức tranh càng có sức cảm nhiều hơn. Hình thức phác họa thường gặp nhất gồm có: phác họa hình tam giác, phác họa hình tròn và phác họa hình “S”.
1. Phác họa hình tam giác: đây là hình thức phác họa thường gặp nhất và ổn định nhất, bức tranh kiểu phác họa này ổn định, nổi bật chủ thể, tầng lớp rõ ràng, đồng nhất xen kẽ nhau.
Phác họa hình tam giác
2. Phác họa hình tròn: nó có thể làm cho bức tranh cân bằng hơn, phác họa đầy đặn hơn, mối liên quan vật thể chặt chẽ.
Phác họa hình tròn
3. Phác họa hình “S”: kiểu phác họa này có thể kéo dài mối liên quan không gian bức tranh, làm nổi bật vật thể chính, và phong phú sinh động hơn.
Phác họa hình “S”
* Quy tắc phác họa:
Cách gọt bút dễ và thực dụng nhất
Cân bằng bức tranh: phác họa phải “trên chặt dưới lỏng”, trọng tâm bức tranh phải hơi lệch trên, vật thể chính nắm vững trọng tâm, vị trí vật thể không được lệch quá một bên nào, trọng tâm bức tranh phải vững.
Chia rõ chủ thứ: đối tượng chính cần thể hiện hay vật thể có thể lượng lớn là vật thể chính, còn lại là thứ yếu hay kèm theo. Vật thể chính phải khắc họa tinh tế, hình thành trung tâm thị giác, phải phân rõ mối liên quan chủ thứ, phải chia rõ hình thể lớn nhỏ.
Tỷ lệ nhịp nhàng: vật thể tổ hợp cần phân biệt lớn nhỏ, cao thấp, vuông tròn, thưa khít, nhiều ít; trạng thái đặt để hình dạng gồm có sự biến hóa như đứng, nằm, động tĩnh; đậm nhạt sắc điệu vật thể phải kết hợp, làm tôn lẫn nhau; che chắn, chồng chất của vật thể phải có “ẩn”, có “hiện”.
Phối hợp với nhau: phối hợp là giữa các vật thể có mối liên quan, có phối hợp với nhau, mới hình thành hiệu quả thống nhất chỉnh thể.
Phác họa kết cấu:
Đường nét sai
Đường nét đúng
Phác họa kết cấu là với mục đích nghiên cứu và thể hiện kết cấu hình thể của vật thể, bằng phương pháp quan sát vật thể thông suốt, và hội họa được thể hiện với cách vẽ thủ pháp tạo hình bằng đường nét là chính. Khi vẽ phải tiến hành xử lý khái quát đối với vật thể, khái quát vật thể thành khối hình học tiêu chuẩn, như hình vuông, hình trụ, hình cầu, đi sâu vào so sánh nhiều lần lớn nhỏ, cao thấp, trước sau, chủ thứ, thấu thị, thực ảo của vật thể. Người vẽ cố gắng loại trừ sự quấy nhiễu của tia sáng, cố gắng làm cho đường nét đơn giản mà khái quát, để mỗi một nhóm đường nét đều có sức thể hiện mạnh mẽ. Thông qua việc tận dụng thực ảo của đường nét để thể hiện thực ảo của hình thể. Trong tình huống thông thường, khi thể hiện đường ranh giới sáng tối, phần chuyển ngoặt, vật thể phía trước, vật thể màu đậm, vật thể chính, phần nhận ánh sáng, đường biên ngoài phải ra sức nhấn mạnh, thể hiện hiệu quả nghệ thuật “thực” bằng đường nét trang nghiêm, màu đậm. Ngược lại, đường nét như phản quang, bóng, vật thể thứ yếu, vật thể màu nhạt, vật thể ở xa, kết cấu bên trong phải nhẹ và ảo.
Cách vẽ phác họa kết cấu để thể hiện hình dạng ngoài của vật thể, kết cấu bên trong là điểm cuối cùng. Nó chỉ có thể thể hiện mối liên quan vị trí, mối liên quan lớn nhỏ, mối liên quan không gian, mối liên quan kết cấu của vật thể, không thể như cách vẽ sáng tối có thể tận dụng tác dụng ánh sáng trong hội họa để thể hiện chi tiết, sáng tối, bản chất của vật thể. Trong giai đoạn sơ cấp mới bước vào hội họa, phải sắp xếp tập luyện nhiều phác họa kết cấu, giúp người mới bắt đầu học thoát khỏi chi tiết vụn vặt trong tĩnh vật để đi sâu vào hiểu về mối liên quan khối và cấu tạo vật thể, mới không phạm phải tạo hình không đúng chỗ, sắc điệu không chuẩn xác trong cách vẽ sáng tối.
* Một số kiểu tạo hình khối hình học sai mà thường gặp:
Phần đáy không thấu thị
Nguyên nhân: Không nhìn thấu kết cấu bên trong của khối hình học, thiếu nhận thức về chuyển ngoặt mặt cô lập hình.
Cách cải chính: Lật lại khối hình học, xem chuyển ngoặt phần đáy, để đường nét phần đáy và mặt đứng kết nối nhu hòa hơn.
Mối liên quan thấu thị sai
Nguyên nhân: Không hiểu hay không nắm bắt lý luận thấu thị, không thể vận dụng lý luận thấu thị vào trong hội họa khối hình học.
Cách cải chính: Đi sâu vào học tập quy luật thấu thị, phân tích lý tính khối hình học.
Hình thể không đối xứng
Nguyên nhân: Không có đường bổ trợ, hay không xem trọng đường bổ trợ.
Cách cải chính: Tìm ra đường bổ trợ đứng, cũng như đường ngang thẳng góc với đường bổ trợ, hình thể khối hình học được triển khai từ đây.
Mối liên quan tỷ lệ sai
Nguyên nhân: Không có phân tích mối liên quan, tỷ lệ chiều sâu, chiều rộng, chiều cao khối hình học. Thiếu phân tích về độ nghiêng và độ dài đường nét.
Cách cải chính: So sánh tỉ mỉ, phân tích lý tính.
>>> Bài tập Khối hình học (Phần 1)
>>> Bài tập Khối hình học (Phần 2)
>>> Bài tập Khối hình học (Phần cuối)
>>> Hiện thực thăng hoa trong cách sắp xếp bố cục