Bài tập Khối hình học (Phần 1)

- Hình vuông:

hinh vuong 1

1. Định vị: Xác định đường biên ngoài và kết cấu bên trong của hình vuông theo trình tự ghi chú trong hình, nhất là phải chú ý vị trí ba đường đứng.

hinh vuong 2

2. Lên hình: Hoàn thành tạo hình hình vuông theo trình tự ghi chú trong hình. Do nguyên nhân thấu thị, mặt vốn lớn nhỏ như nhau lại trở thành "gần to xa nhỏ", đồng thời, vận dụng sự biến hóa thực ảo của đường nét mô tả thể tích hình vuông.

hinh vuong 3

3. Trước tiên bắt đầu từ đường ranh giới sáng tối hình vuông, đẩy về phần tối và phản quang, trong quá trình đấy cần chú ý sự biến hóa quá độ sáng tối của khối hình này. Hình chiếu càng gần vật thể càng tối và "thực". Cách xa vật thể thì "ảo", và từ từ biến mất.

hinh vuong 4

4. Tận dụng cảnh nền màu đậm làm tôn thêm bề ngoài hình vuông, để khối hình học thạch cao càng "nổi bật".

hinh vuong 5

5. Tìm mối liên quan sáng tối: Kết hợp cảnh nền vẽ khối hình học, tận dụng tỷ lệ sáng tối mạnh mẽ làm tôn thêm phần sáng và phần thực của hình vuông. Ngược lại, thu nhỏ tỷ lệ của môi trường và phần tối khối hình học để phần tối và phần phản quang hình vuông thể hiện "ảo".

hinh vuong 5

6. Trải sắc điệu lớn: Tận dụng sự biến hóa nếp nhăn vải nền và sự biến hóa sáng tối đi sâu vào mô tả mối liên quan không gian bức tranh, để bức tranh xem ra rất "thông thoáng". Cách làm cụ thể là: vẽ vải nền phía trước "thực" hơn và tỷ lệ mạnh hơn. Vải nền phía sau thì cố gắng giảm yếu tỷ lệ. Đồng thời, tận dụng đường nét đơn giản thể hiện mối liên quan biến hóa sáng tối của phần sáng khối hình học.

hinh vuong 6

7. Đi sâu vào khắc họa: Khi vẽ phần sáng khối hình học thạch cao, phải "quét" đường nét biến hóa quá độ một cách nhẹ nhàng, không được vẽ quá đậm (nếu vẽ bằng bút than, thì rất khó xóa, thậm chí còn "tổn hại" mặt giấy).

hinh vuong 7

8. Hoàn thành điều chỉnh: Nếu các bạn từng học qua khối hình học thạch cao hầu như đều vẽ qua hình vuông, luôn luôn trang thứ nhất là vẽ hình vuông, đối với đa số người mà nói, thì không phải một, hai lần là có thể vẽ tốt được. Nói về hình vuông trong tác phẩm này, tác giả chú ý chiều dài mỗi đường đều không như nhau, và "góc kép" họ thể hiện trên mặt bằng cũng không như nhau. Khi đi sâu vào khắc họa, trước sau chú ý cần xem được sự biến hóa bậc thang sáng tối của ba mặt, cố gắng để tầng lớp các mặt được phong phú.

hinh vuong 9

- Hình khối chữ nhật: Quan sát phân tích

hinh vuong 10

1. Quan sát định vị: Xác định đường biên ngoài và kết cấu bên trong của hình khối chữ nhật theo trình tự ghi chú trong hình. Khi lên hình, đường nét vẽ nhẹ hơn, để tránh đường nét vẽ sai xuất hiện ở phần sáng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả phần sáng.

hinh vuong 11

 

2. Lên hình: Hoàn thành tạo hình khối chữ nhật theo trình tự ghi chú trong hình. Phân tích nắm bắt mối liên quan tỷ lệ của chiều cao, chiều rộng, chiều dày (chiều sâu dọc), tỷ lệ của họ đại khái là: chiều dày x 2.5 = chiều rộng, chiều rộng x 2.3 = chiều cao.

hinh vuong 12

3. Bắt đầu từ đường ranh giới sáng tối hình lập thể, đẩy về phần tối và phản quang, chú ý khi đường ranh giới sáng tối phần đỉnh quá độ về phần tối sự biến hóa lớn hơn.

hinh vuong 13

4. Vẽ ra bóng của hình lập thể, do hình khối chữ nhật hơi cao, cho nên bóng dài hơn. Bóng cũng có đường biên, và bóng sẽ theo không gian xa dần và từ từ giảm yếu.

hinh vuong 14

5. Xác định ánh sáng hình thể: Kết hợp cảnh nền vẽ ra mối liên quan không gian bức tranh, không nên để vải nền và môi trường nổi bật hơn vật thể chính.

hinh vuong 24

6. Trải sắc điệu: Trải sắc điệu lớn, đẩy mạnh sắc điệu xám của vải nền, chú ý vải nền cũng sẽ theo biến hóa không gian mà hình thành biến hóa thực ảo.

hinh vuong 25

7. Đi sâu vào khắc họa: Đi sâu vào mô tả thể tích khối hình học, đồng thời duy trì độ sáng phần sáng khối hình học, để hình trụ vừa có hình thể rắn chắc vừa có bản chất thạch cao.

hinh vuong 26

8. Hoàn thành điều chỉnh: Khi sắp xếp vẽ vật thực khối hình học thạch cao, phải đặt vải nền màu đậm hơn mới có thể nổi bật bản chất khối hình học. Không những phải phong phú tầng lớp đen, trắng, xám bức tranh, còn phải chú ý biến hóa tầng lớp đường nét, phải có đường nét nhỏ, đường nét thô. Khi khắc họa phần sáng, chi tiết, có thể dùng đường nét nhỏ hơn; khắc họa phần tối, cảnh nền, cũng như vật thể có bản chất thô hơn thì dùng đường nét thô hơn.

hinh vuong 27

- Hình tròn: Quan sát phân tích

hinh tron 28

1. Quan sát định vị: Xác định đường biên ngoài của khối hình học theo trình tự ghi chú trong hình. Khi lên hình, phải sắp xếp vị trí khối hình học trong bức tranh, cũng như mối liên quan tỷ lệ chiều rộng, chiều cao của khối hình học đó.

hinh tron 29

2. Lên hình: Bằng đường ngắn dài lập đi lặp lại chia cắt hình vuông, cuối cùng hình thành bề ngoài khối hình tròn, rồi nhẹ nhàng xóa đi đường hỗ trợ bằng gôm tẩy

hinh tron 30

3. Căn cứ theo hướng nguồn sáng và kết cấu khối hình tròn tìm hình bóng đường ranh giới sáng tối khối hình cầu. Khi thể hiện bằng đường nét phải chú ý sự biến hóa thực ảo.

hinh tron 31

4. Bắt đầu vẽ từ mặt chính, phân biệt độ sáng mặt chính và mặt bằng, để nó có cảm giác không gian, thông qua màu đậm của mặt chính làm tôn thêm phần sáng khối hình tròn.

hinh tron 32

5. Trải sắc điệu lớn: Kết hợp cảnh nền vẽ ra mối liên quan không gian bức tranh, tận dụng cảm giác độ đậm trên không gian vải nền càng làm nổi bật vị trí chủ thể khối hình tròn. Sắc điệu cũng bắt đầu được đẩy mạnh từ đường ranh giới sáng tối khối hình tròn về phần sáng.

hinh tron 33

6. Khi khắc họa khối hình tròn, quá độ của sắc điệu từ đường ranh giới sáng tối đến phần sáng nhu hòa hơn, nhưng cũng có đường ranh giới rõ ràng hơn.

hinh tron 34

7. Đi sâu vào mô tả: Đi sâu vào khắc họa tăng cường tỷ lệ phần sáng khối hình tròn và cảnh nền, giảm yếu phần tối khối hình tròn và cảnh nền, cũng như tỷ lệ phản quang. Vải nền mặt bằng từ xa đến gần sáng dần, vải nền mặt chính từ trên xuống  dưới đậm dần.

hinh vuong 35

hinh vuong 36

8. Hoàn thành điều chỉnh: Rất nhiều bạn vẽ khối hình tròn không được hình tốt. Thực ra, mấu chốt vẽ khối hình tròn được tốt là cảm giác sáng và quá độ nhu hòa của đen, trắng, xám. Người mới bắt đầu học không nắm bắt tốt biến hóa nặng nhẹ và biến hóa thưa khít của đường nét, tin chắc là bạn sẽ vẽ được khối hình tròn thạch cao đẹp hơn.

hinh tron 37

- Hình trụ tròn: Quan sát phân tích

hinh tru tron 38

1. Quan sát định vị: Xác định vị trí hình trụ tròn có mặt vát góc theo trình tự ghi chú trong hình. Đây là góc độ nhìn xuống lớn hơn.

hinh tru tron 39

2. Lên hình: Thông qua chia cắt nhiều lần bằng đường ngắn dài, cuối cùng hình thành bề ngoài hình trụ tròn vát tóc, rồi tận dụng đường bổ trợ phân tích mô tả có chuẩn xác không.

hinh tru tron 40

3. Tìm đường ranh giới sáng tối hình trụ tròn vát góc, và thể hiện bằng mặt quá độ.

hinh tru tron 41

4. Kết hợp phản quang vẽ bóng, để bức tranh phân biệt độ sáng của bóng và phản quang nhỏ hơn.

hinh tru tron 42

5. Tìm mối liên quan lớn: Kết hợp cảnh nền vẽ ra mối liên quan không gian bức tranh, tận dụng cảm giác độ đậm trên không gian vải nền càng làm nổi bật vị trí chủ thể hình tròn vát góc. Sắc điệu cũng bắt đầu được đẩy mạnh từ đường ranh giới sáng tối hình trụ về phần sáng.

hinh tru tron 43

6. Trải sắc điệu lớn: Khi trải mối liên quan sắc điệu lớn, trước tiền bắt đầu từ vải nền màu đậm, tận dụng vải nền làm tôn thêm bản chất màu trắng của khối hình học.

hinh tru tron 44

7. Khi đi sâu vào khắc họa phải "có thực có ảo", "có chặt có lỏng". Để bức tranh có cảm giác tiết tấu mãnh liệt.

hinh tru tron 44

8. Hoàn thành điều chỉnh: Rất nhiều bạn thậm chí rất lâu sau khi học hội họa, cũng không biết là khi vẽ nên bắt đầu từ chỗ đậm nhất, từ từ đến màu nhạt hơn, rồi đến màu xám, cuối cùng đẩy mạnh đến phần sáng. Do trang giấy gần giống màu trắng, và hình thể chúng ta cần mô tả đều phải đậm hơn độ sáng trang giấy, cho nên chúng ta có thể đi sâu vào từ lớp trên trang giấy có độ sáng cao hơn.

hinh tru tron 46

- Hình chóp: Quan sát phân tích

hinh chop 47

1. Quan sát định vị: Xác định đường bổ trợ bên trong và đường biên ngoài của hình chóp nón theo trình tự ghi chú trong hình, nhất là cần chú ý góc độ nghiêng của đường nghiêng.

hinh chop 48

2. Lên hình: Hoàn thành tạo hình. Do nguyên nhân thấu thị, hình bầu dục của mặt đáy đã bị ép thành hai đường trước rộng sau hẹp.

hinh chop 49

3. Kết hợp cảnh nền làm tôn thêm đường biên ngoài của hình chóp nón.

hinh chop 50

4. Kết hợp vải nền, bóng và phản quang lại để vẽ, như vậy vừa có biến hóa thực ảo, vừa rất chỉnh thể.

hinh chop 51

5. Tìm mối liên quan lớn: Tận dụng tỷ lệ sáng tối mãnh liệt làm tôn thêm phần thực và phần sáng của hình chóp nón. Ngược lại, thu nhỏ tỷ lệ của môi trường và phần tối khối hình học để phần phản quang và phần tối của hình khối được "ảo".

hinh chop 52

6. Trải sắc điệu lớn: Khi trải mối liên quan sắc điệu lớn, cố gắng duy trì độ sáng khối hình học.

hinh chop 53

7. Đường ranh giới sáng tối của hình chóp nón có biến hóa độ sáng và thực ảo rõ ràng hơn.

hinh chop 54

Cách chia cắt lên hình của chóp nón:

hinh chop 55

8. Hoàn thành điều chỉnh: Vào trạng thái vẽ, trước tiên thể hiện trong tư tưởng tập trung, tràn đầy hứng thú, tư tưởng tích cực, kế đến là thể hiện rõ mục đích tập luyện và cách vẽ có trình tự. Mỗi lần vẽ đều là một khởi điểm mới, mà không phải lập lại cái của ngày hôm qua. Mỗi một tác phẩm, đều phải trở thành giáo trình tập luyện mới. Theo sự thể hiện khác nhau của đối tượng, trong quá trình vẽ xuất hiện vấn đề khác nhau và điểm khó mới, mỗi tác phẩm được hoàn thành, cũng là một lần tích lũy kinh nghiệm và trí thức.

hinh chop 56

- Hình chóp nón: Quan sát phân tích

hinh chop non 57

1. Quan sát định vị: Xác định đường biên ngoài của khối hình chóp tròn thập tự theo trình tự ghi chú trong hình, so sánh tỉ mỉ góc độ của đường đứng và đường nghiêng trong hình.

hinh chop non 58

2. Phân giải khối hình học này là hình kết hợp bởi một hình chóp nón và một hình trụ tròn, có thể được hiểu là một hình trụ tròn xuyên qua một hình chóp nón.

hinh chop non 59

3. Lên hình: Hoàn thành tạo hình, tận dụng đường bổ trợ lập đi lập lại kiểm tra tạo hình có chuẩn xác không. Nhất là phải vẽ đúng đường tròn mặt đáy hình chóp nón.

hinh chop non 60

4. Bắt đầu từ bóng và đường ranh giới sáng tối, mô tả mối liên quan ánh sáng và kết cấu hình thể.

hinh chop non 61

5. Tìm mối liên quan lớn: Kết hợp cảnh nền vẽ khối hình học, tận dụng tỷ lệ sáng tối mãnh liệt làm tôn thêm phần thực và phần sáng của khối hình học, tiến hành đi sâu vào khắc họa toàn diện.

hinh chop non 62

6. Khi đường ranh giới sáng tối trên mặt hình cung không dễ bị phát hiện, phải kết hợp tình hình thực tế khái quát ra.

hinh chop non 63

7. Đi sâu vào khắc họa: Trước sau phải nhớ rằng: không phải là chúng ta đang vẽ một, hai vật thể, mà là đang vẽ một tác phẩm. Vì vậy, không thể cứng nhắc theo các chi tiết mà quên đi mối liên quan không gian và mối liên quan thực ảo của chỉnh thể.

hinh chop non 64

8. Hoàn thành điều chỉnh: Tác phẩm này cho người ta cảm giác chiều sâu không gian mãnh liệt, đồng thời làm nổi bật vật thể chính, làm mạnh mối liên quan thực ảo bức tranh.

hinh chop non 65

- Hình chóp bốn cạnh: Quan sát phân tích

hinh chop bon canh 66

1. Quan sát định vị: Xác định đường biên ngoài của hình chóp bốn cạnh theo trình tự ghi chú trong hình.

hinh chop bon canh 67

2. Lên hình: Lập lại so sánh góc độ nghiêng của ba đường nghiêng, cũng như mối liên quan tỷ lệ của chiều rộng và chiều cao hình chóp bốn cạnh.

hinh chop bon canh 68

3. Từ đường ranh giới sáng tối đẩy mạnh về hướng phản quang, khi đẩy mạnh phải chú ý đến sự biến hóa độ sáng và sự biến hóa từ thực sang ảo của hình thể.

hinh chop bon canh 69

4. Chiều sâu và thực ảo của bóng chịu ảnh hưởng cường độ của nguồn sáng, bản chất, to nhỏ của vật thể, đậm nhạt của vải nền, xa gần của không gian.

hinh chop bon canh 70

5. Trải sắc điệu lớn: Kết hợp với cảnh nền vẽ ra mối liên quan không gian của bức tranh, tận dụng cảm giác chiều sâu trên không gian vải nền, càng làm nổi bật hơn vị trí chủ thể của hình chóp bốn cạnh. Có thể thêm một phần màu ở phần sáng.

hinh chop bon canh 71

6. Đi sâu vào khắc họa: Khi đi sâu vào khắc họa, bắt đầu từ vải nền màu đậm, tận dụng vải nền để làm tôn thêm bản chất màu trắng của khối hình học.

hinh chop bon canh 72

7. Khi đi sâu vào khắc họa, có thể chọn khắc họa đôi chút chi tiết bị hư trên bề mặt khối hình học, sẽ làm cho bức tranh càng sinh động, thú vị hơn.

hinh chop bon canh 73

8. Hoàn thành điều chỉnh: Cảm giác sáng của tác phẩm này rất mạnh, muốn vẽ ra cảm giác sáng, thì phải kéo ra phần sáng của vật thể và vải nền và tỷ lệ sáng tối của phần tối. Cố gắng duy trì độ sáng của phần sáng, tăng cường độ đậm của phần tối.

hinh chop bon canh 74

>>> Vẽ vật thực khối hình học

>>> Bài tập Khối hình học (Phần 2)

>>> Cơ sở tạo hình khối

>>> Hình khối và ánh sáng

0976984729