Họa phẩm "Ao nhỏ London" (1906) của André Derain

ao nho 7

Cùng với Matisse và Valaminck, André Derain là một trong ba đầu tàu kéo của một kết hợp lỏng lẻo những nghệ sỹ Paris mang tên Fauves (tiếng Pháp: Dã thú). Cao điểm hoạt động của nhóm là trong hai năm 1905 – 1906. Giai đoạn của hai cuộc triển lãm Salon d’Automne và Salon des Indépendants – Mùa thu và Độc lập (không theo phái nào) – và cuộc hợp tác để đời giữa Derain và Matisse ở Collioure trên bờ biển miền Nam nước pháp mùa hè 1906. Matisse được tôn vinh là một trong những nghệ sĩ hiếm có của thế kỷ hai mươi, tác phẩm của ông như vuột khỏi một vài quy định về đặc điểm Fauvism. Tương tự, Vlaminck cũng được coi là Fauvist hơn qua sự bướng bỉnh và cá tính thích gây rối hơn là đến chuyện vẽ vời của ông. Vậy ta hãy coi Derain như điển hình của Fauvism.

Derain sinh tháng 6/1880 tại Chatou trên bờ sông Seine cách Paris độ vài dặm về phía Tây, được gửi đi Paris để học nghề kỹ sư nhưng ông thích thú ngành vẽ và bỏ theo sở thích năm chưa tới hai mươi. Ông lui tới các buổi họp cả về văn lẫn họa của phái Symbolist – tượng trưng – cùng Matisse là người ông gặp ở Hàn Lâm viện Camillo. Cuộc gặp gỡ có ý nghĩa hơn là với Maurice de Vlaminck ở ngoại ô Paris. Họ cùng thấy ở nhau sự cuốn hút để đi đến một cuộc hợp tác chặt chẽ, gọi là “Trường phái Chatou”. Giai đoạn 1904 – 1907 là những cuộc tranh luận náo nhiệt và thử nghiệm trong phái Fauves, và vì thế thay đổi nhiều lối.

Khi mà Derain đổi sang vẽ chân dung vào đầu năm 1907, lối dùng màu phong phú của Fauvism đã lôi kéo ông. Từ 1908 tới 1910 hình như ông theo đuổi loại hiện thực cổ điển căn cứ vào cá nhân đã khá tiến bộ là Cézanne, thế là từ đó lối vẽ của ông rẽ sang hẳn phái cách tân là Cubism (lập thể). Về sau ông vẽ không ổn định về chất lượng, theo lối Hàn lâm viện Pháp thế kỷ 19.

Cả hai phương diện kỹ thuật và lịch sử mà Fauvism căn cứ vào, đều coi như tổng hợp của Hậu Ấn tượng, Derain cũng vậy. Những kỹ thuật mang thắng lợi cho Seurart, Van Gogh, Gauguin, Cézanne được Fauves diễn tập và thổi phồng một cách hùng hồn, trình bày đầy biểu hiện trên khung vải. Phái Tân Ấn tượng của Seurat và Signac vội chộp lấy những kết quả thử nghiệm của Matisse vẽ phân điểm của màu thuần túy phân bố đều trên bề mặt vải, cũng như “nét giầy” là những đặc điểm của Derain hồi đầu. Kỹ thuật màu phẳng chiếm lĩnh phái Fauvism từ 1905 – 1906, dù rằng nhiều cuộc trưng bày tổng hơp những phương pháp đó – gọi là kỹ thuật hỗn hợp Fauvism - Ảnh hưởng của Cézanne đã cắt ngang những phe phái, nhưng khi tỏa đi năm 1906 – 1907, Fauvism không giữ được giềng mối cũ.

Mẫu và biểu hiện cuộc đối thoại một chiều của Fauves, trên tranh của họ: hãy vẽ bằng những màu thuần túy: “cobalt, son, đỏ veronese”. Derain viết cho Vlaminck tháng 7 – 1905 về quan niệm mới về xử lý ánh sáng trên tranh, gồm: khỏi cần bóng cũng bỏ luôn lối chia “tông” và sự quan tâm mới về những gì có thể diễn tả thoải mái, dù hài hòa (về màu) hay không.

“Ao nhỏ London” vẽ khi Derain thăm London lần thứ nhì năm 1906, là một trong những cao điểm trong sự nghiệp Fauve của ông. Đó là lời nhà phê bình nghệ thuật John Elderfiled. Cả loạt – series – tác phẩm về London của ông biểu hiện rất đa dạng về kỹ thuật, từ kỹ thuật “nhiệt phân” của nhóm Divisionst… cũng như chủ để đa dạng “Big Ben” – chuông lớn – 1905 dùng kỹ thuật nhiệt phân, “Hycle Park” – công viên Hude – 1906 thì ngọt ngào như kể chuyện, 1906 “Regentstreet” mạnh bạo, hối hả, “Charing Cross Bridge” 1906 – cầu thập tự cháy – nét cọ buông lỏng với kỹ thuật hỗn hợp sơn nước phun lốm đốm, nền trời từng mảng màu.

“Ao nhỏ London” nằm trong đề tài phong cảnh London, một số như kể trên, khung tranh cùng kích cỡ ngang 99,1 cm chiều đứng 65,7cm. Mở rộng góc nhìn bằng chiều ngang và chiếc đò xoay chéo từ đáy phải vào tâm điểm của tranh, là hình thức ông thường khai thác, ngược với dòng kéo khéo léo từ trên xuống, để bố trí một cách kín đáo những dòng chéo.

Fauves thường dùng một vài kỹ thuật, hướng dẫn bởi yếu tố liên quan đến đề tài dễ nhận ra. Thí dụ như trên mặt nước có tính phản chiếu lung linh, đó là một cớ để kéo những đường đứt khúc thành chấm màu lục và vàng, còn những dụng cụ lôi thôi cùng hàng hóa trên thuyền tượng trưng bằng những khối masaic – hợp thành, bằng sắc tố sáng.

Ngoài ra, đây đó những dạng khác nhau, từng mảng màu trải đều để chỉ ra một mặt phẳng liên tục như mạn tàu chính, phần nào người xà lan, và tàu kéo chung quanh thuyền. Cường độ màu tập trung tranh sát lề, sơn một cách hờ hững màu nhạt, tươi cho bóng. Cảnh xa xa tối tăm làm tăng vẻ tự nhiên và tượng trưng với ba đám khói đang bốc lên, trên phía một phần ba của tranh. Nổi bật là sự đối chọi giữa màu đỏ chói và xanh đậm, đó là cách chơi màu Fauvist cống hiến cho lối vẽ của họ.

ao nho 1

Tác phẩm “Ao ở London” của Derain năm 1906 tiêu biểu cho đặc tính của họa phái Fauvist (Dã thú) về cách dùng đơn sắc. Kích cỡ chiều sâu và kiểu dáng đều chầu về cận cảnh của những mảng màu bổ túc. Nền trắng lóe lên lại chỉ ra điển hình khác của phái Fauvist (Dã thú), kết hợp vội vàng và ngẫu hứng mà cảnh vật trên tranh biến chuyển. Hơn cả lối “xây dựng” của Cézanne về đường nét, hay phái Tân ấn tượng điểm màu. Sự chú ý của chúng ta dừng lại vì nét đa dạng của lối vẽ cá nhân với vẻ rung lên từ khung tranh.

ao nho 2

Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải:

- Diễn tả khói bằng bút tòe ra một phía;

- Những dải màu thưa bao quanh hai màu nổi nhất là xanh và đỏ.

- Màu tím đậm dần dọc theo thân tàu;

- Màu son tô đậm trên những cột buồm phụ;

- Những rãnh sơn trắng bên những gờ dày màu quanh một vệt ở giữa.

ao nho 3

Bên phải. Bức “Tòa quốc hội” (1903) của Monet là một cuộc thăm dò “thượng tầng khí quyển” trong tranh. Khung vải là loại mà Fauve không chuộng sơn đều. Monet pha trộn, kéo dây, rồi lại đắp nổi để trình bày một sắc xám, hình dạng tan loãng, ánh sáng lại đậm đặc do qua từng mảng sương mù. Màu sắc như “câm” sơn lọt đi dần từng phân một để tạo nên sự đổi màu phức tạp.

ao nho 3

Chi tiết bằng thật. Một chi tiết đập vào mắt đủ tiêu biểu sức căng giữa hình tượng và màu sắc. Nét bút khá mỏng, đối với Derain, vì có những đường nổi “gờ” do sơn đặc “impasto” ngẫu nhiên với một tỷ lệ nhỏ có chi tiết này chỉ ra hướng của nét bút. Gút mấu vải dệt nhỏ trên khung vải vẫn cứ bị thấy lộ. Cả một bảng màu của Derain ở đây thực ra chỉ là từng mảng như bắt chước sự phức tạp của thiên nhiên. Ít nhất có năm tác giả chuyên vẽ đề tài bến tàu, máy móc và hàng hóa bốc dỡ.

ao nho 4

Bên phải. Derain cho cảm giác khoảng cách bằng phương pháp hình học của Tower Bridge, tượng trưng và nhìn từ phía bên trên, qua sự làm giãn nở không gian khéo léo bằng màu lục “vididian” kéo liền theo mà màu “xanh tái” phụ với màu kem bằng nhát cọ khỏe, thường thì vàng ít được dùng để diễn tả khoảng cách. Đôi mét coi “xây dựng” hơn của nghệ sĩ được đánh giá ở những đường dọc, cách đều từ rãnh giữa và chiếc cầu chống cầu bên phải, cột buồm trước cùng cột chống bên trái, cột buồm phụ nổi lên trên bên nóc bổ sung, cho bệ chống cầu.

ao nho 5

ao nho 6

>>> Họa phẩm Cái chết của Acteon (1560) của Titian

>>> Họa phẩm "Đức bà trên núi" (1508) của Leonardo de Vinci

>>> Họa phẩm "Hái táo ở Eragny-sur-epte (1888) của Camille Pissaro

0976984729