Họa phẩm Cái chết của Acteon (1560) của Titian
“Cái chết của Aceton” có lẽ là một trong loạt trạnh mà Titian vẽ cho vua Philip II nước Tây Ban Nha. Loạt tranh này được coi là thi phẩm bằng hình, vì nó mang theo truyền thống thơ của vùng Venise mơ mộng, từ thời Giorgione, chủ đề cũng như cách diễn tả đều phóng khoáng. Chúng còn hàm chứa bước biến chuyển về kỹ thuật cá nhân. Một nghệ sỹ Italia, Vasari, đến thăm Venise năm 1566 đã ngạc nhiên trước những hiện tượng trái ngược của kỹ thuật tế nhị Titian hồi dầu. Những người đương thời với ông cũng sửng sốt như vậy, và khảo sát kỹ những nhát cọ mạnh mẽ của ông, phải ngắm từ xa mới thấy hết cái hay.
Ở Titian, sự phân biệt giữa vẽ và đồ họa hoàn toàn biến mất. X quang cho thấy thành phần chất sơn, phần nhiều, ít pha trộn. Phương pháp làm việc của ông được một người học trò là Palma Giovene sau này tả lại: “Tôi đã chứng kiến ông rất nhiều màu coi như nguyên liệu để ông diễn tả. Chính tôi thấy sơn lót dầy với màu đỏ rực của son, rồi màu chuyển dần hay trắng chì. Cùng với cây cọ đó nhúng màu đỏ, đen hay vàng, ông vẽ những phần phụ, rồi chỉ bằng bốn mét, ông tạo ra một hình họa đẹp… Rồi ông đặt tranh quay vào tường hàng tháng không nhìn tới.
Tới một hôm, ông giở ra, nhìn bằng con mắt của nhà phê bình, bức tranh như một cái gì đáng gờm. Nếu thấy có cái gì đó không vừa ý, ông sắn tay làm nhà giải phẫu. Giai đoạn chót, ông dùng ngón tay nhiều hơn dùng bút. Venise là một hải cảng, một trung tâm thương mại, nghệ sỹ, do đó tiếp nhận nhiều thuốc vẽ tốt hơn các nơi khác trên đất Italia. Ông vẽ một cách hoang phí. Những tác phẩm đầu tay của Titian tất cả mọi màu sắc kế cận nhau, ông đều dùng hết. Chỉ hồi sau này ông mới dùng màu bản địa và chủ tâm tập trung vào yếu tố nhấp nháy của ánh sáng, các cách pha màu phức tạp, ông cũng chẳng dùng đến. Sơn thay đổi từ mỏng đến dầy, quét bằng đủ cách thoải mái: chải, san, cào… Người đương thời phê bình ông về cách vẽ không giống ai, về sử dụng vật liệu, diễn tả… Titian có ảnh hưởng sâu đậm đến giới sơn dầu hậu thế.
Bức tranh này vẽ trên nền vải hơi thô. Tác phẩm tôn giáo với quy mô lớn, chủ đề cổ kính vẽ trên vải xuất hiện sớm ở Venise một phần bởi vì không khí ẩm và mặn không thích hợp cho gỗ, điêu. Người thời bấy giờ còn cho rằng vải có thể cuốn mang đi dễ dàng. Titian dùng vải đa dạng về kích cỡ trong suốt cuộc đời sự nghiệp lâu dài của ông. Ông cũng thay đổi sở thích từ thứ hàng mịn tới thô.
Hai mảnh vải chéo go thô làm nền, khâu liền làm một, khổ ngang khung vải là 1m, và dệt thoi thủ công.
Vải được căng ra và ngâm keo, để giảm độ hút nước của sợi và làm vải khỏi nhăn. Keo chế từ da heo, da dê… là một loại a dao, loại này rất thông dụng vào thời đó vì nó mềm và đàn hồi.
Một lớp keo gesso nữa, là vật liệu a dao trộn với thạch cao, trét sao cho mỏng và nhẵn, để san bằng những lồi lõm trên mặt vải.
Thành phần của sơn lót là màu đất đỏ hay đất thạch cao
Ấn tượng của một thay đổi từ một ít màu sắc hạn chế cho đến giai đoạn sau, nói Titian dùng nhiều là một sự chỉ dẫn sai lạc. Ông dùng quen màu xanh thẫm làm trời, màu nghệ và đỏ cam trên áo của Acteon, màu đỏ tôm luộc trên áo của Diana, màu đá xanh và lục sáng, đồng mắt cua, màu lục cho lá cây, cũng như màu son và vàng chì thiếc. Bức tranh hơi tối là hậu quả của sự xuống cấp và xám dần theo thời gian. Cho đến gần đây người ta vẫn nghĩ là Titian dùng sơn dầu tối làm nền vì đấy là kiểu thông dụng ở thế kỷ 16. Nhưng ngày nay khảo sát kỹ người ta mới biết đó là mẫu gesso trắng mà chất bột nhão thấm sâu vào lớp sơn lót làm màu vải lộ ra bên ngoài.
Từ màu da cẩn thận trái với màu của cây lá gây nhiều ấn tượng. Ánh sáng vẽ bằng sơn trong, mờ và dầy, có chứa một tỷ lệ cao của sắc tố chì trắng, trong khi khoảng tối dựa trên loạt men trong.
Quang dầu được sơn đã bị chùi đi nhiều, áo bị lem hay lấm là điển hình kỹ thuật của Titian, lớp sơn lót cũng cách quãng chứ không liên tục. Tô màu da thì ngược lại.
Ve lá cây, dạng được gợi ý nhiều hơn là màu tự nhiên. Người đương thời chỉ trích tác phẩm của Titian hồi sau quang cảnh nghèo nàn, hay vẽ với bàn tay run. Cũng còn thắc mắc tác phẩm đã hoàn tất chưa.
Chiếu X quang (trái) thấy chi tiết kề nhau từ hình chót (phía trái) chứng tỏ đã bạc màu ngay khi mới vẽ. Vị thế cánh tay và cây cung của Diana chứng tỏ dây cung đã bị mó mất, sửa chữa nhiều lần, cả một đám sôi động bên phải sau cùng còn lại ba con chó đang đuổi theo Aceton.
Chi tiết bằng thật: Bề mặt bây giờ không nhẵn, thậm chí không bằng phẳng cả sơn, và họa tiết đều bị tróc. Khách quan mà nhìn, sơn mỏng lại ở vùng tối còn sơn dầy lại ở vùng sáng, có vẻ hiện thực hơn vì nó tương ứng với sự e dè trong thực tế, con mắt ta ít ý thức tranh là mặt phẳng. Không có những đường tô đậm, nhưng phần ngoại vi chính xác và thường phân định bởi vết sơn lợt làm nền. Mặc dầu nét bút phóng khoáng, ông tô chuốt màu da lúc nào cũng kỹ lưỡng. Palma Giovene viết: ông không khi nào vẽ một khuôn mặt một cách đại khái và thường nói kẻ nào ngẫu hứng thì chằng bao giờ viết một dòng thơ nên hồn. Quan niệm cho rằng phẩm chất đặc biệt của bút pháp ông nằm trong bí mật của vật liệu, bị bác bỏ sau khi phân tích, và chứng tỏ ông chỉ dùng dầu hồ đào và dầu hạt lanh. Tài liệu để lại cho biết véc ni hay quang dầu pha thêm vào sơn để tăng độ bóng và mau khô cho những sắc tố sẫm, như màu đỏ boóc-đô (bordeaux) hay verdigris – màu xanh “phổ” hay rỉ đồng (bleu prussien). Đó là cách dùng theo truyền thống. Verni được chế ra từ cây nhựa, cây nấu chảy pha với nhớt nóng hay hòa vào một chất lỏng dễ bay hơi như rượu nho chẳng hạn, hay dầu hỏa, nhựa thông. Quá trình khô của sơn dầu liên hệ đến từng nét bút nhỏ diễn tả của họa sỹ. Người đương thời bình luận là Titian nhờ đó khai thác để đưa lên tranh.
>>> Họa phẩm Nhịp đập mùa thu của họa sỹ Jackson Pollock
>>> Họa phẩm sơn dầu Trên sông Sein (1877) của Alfred Sisley
>>> Nhóm bài vẽ bằng chất liệu sơn dầu