Các loại hình nghệ thuật của MT sân khấu (Phần 1)

Thiết kế trang trí sân khấu là một sáng tác mỹ thuật nhưng không phải là một bức tranh hội họa. Mặc dù mỹ thuật sân khấu cũng sử dụng những ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình, như mảng khối, đường nét, sắc màu… làm cho bức tranh sân khấu có sức lôi cuốn, đem lại cho người xem những xúc cảm thẩm mỹ đẹp, thì phải nói thêm rằng, đây là một bức tranh đặc biệt. Họa sỹ người Séc nổi tiếng M.Pokomy đã coi sân khấu như một bức tranh lớn, nhưng là bức tranh vận động không ngừng, như một ống kính vạn hoa. Khi vào nhà hát để xem một vở diễn, ngay từ phút đầu, mỹ thuật đã dẫn ta vào cảm xúc những chùm đèn trong phòng khán giả dần dần tắt, tấm màn nhung đỏ trên sân khấu từ từ kéo lên, trước mắt người xem bừng lên một khung cảnh sân khấu. Tấm phông hậu được nhuộm bằng ánh sáng màu xanh, gợi lên bầu trời bao la. Phía dưới, những làn sóng gợn lăn tăn lan xa hòa nhập với chân trời. Trên sàn diễn, tấm lưới đánh cá phơi trong ánh sáng nắng vàng, giăng chéo một góc sân khấu. Đối diện là vài bục bệ màu ghi cao thấp, tượng trưng cho những mô đá nhấp nhô. Cảnh trí đơn giản trên đủ để giới thiệu với người xem một bãi biển về chiều, thanh bình nhưng không hoang vắng. Một ông già râu tóc bạc phơ, nét mặt quắc thước nhưng đôn hậu, áo cộc màu nâu gụ, quần nâu sắn ống, tay cầm bơi chèo, vừa đi ra vừa nhìn ngó nghiêng như đang tìm ai. Không phải giới thiệu, khán giả biết ngay đây là một lão ngư dân. Chỉ qua những yếu tố của bức tranh mỹ thuật sân khấu với trang trí, đạo cụ, ánh sáng, người xem đã có những nhận thức đầu tiên về không gian, địa điểm, thời gian, con người… dẫn tới những cảm xúc thẩm mỹ nhất định đối với vở diễn còn tiếp tục… Như vậy, mỹ thuật sân khấu bao gồm: bối cảnh trang trí, trang phục, ánh sáng, đạo cụ, hóa trang… Nhìn chung, nghệ thuật biểu diễn sân khấu ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, dù là loại hình nghệ thuật nào của dân gian, truyền thống hay hiện đại thì cũng đều cần có sự góp mặt của yếu tố mỹ thuật. Không những nó phục vụ cho quá trình diễn xuất, gắn với ý tưởng biểu hiện của đạo diễn, mà còn tham gia vào việc tạo hình trên sân khấu, với cái đẹp trong cấu tứ từ sự kết hợp của hội họa và điêu khắc… cùng nhiều phương thức thể hiện. Ở không gian ba chiều, nó không bị ràng buộc trên tấm vải trong khung vẽ, nhưng lại không thoát ly khỏi hoạt động của diễn viên. Chất xúc tác để khơi nguồn cảm hứng sáng tạo hình tượng nghệ thuật là kịch bản, trong đó chứa đứng nội dung tư tưởng của một đề tài, thể loại sân khấu, rồi người họa sỹ dựng lên một hình thức của vở diễn.

Đó là những nguyên lý cơ bản về tính đặc thù của mỹ thuật sân khấu. Trên những nguyên lý cơ bản ấy, nghệ thuật thiết kế trang trí sân khấu cũng theo những quy luật nhất định của việc xử lý hình thức đường nét, bố cục trang trí, màu sắc trang phục, hóa trang… khu biệt các yếu tốc chính, phụ, đối xứng, hài hòa… quan trọng nhất là yếu tố biến hóa năm trong tư duy sáng tạo của mỗi họa sỹ mang dấu ấn riêng. Những nét riêng đó được biểu hiện khá rõ trong thiết kế trang trí sân khấu, từ hình thức ngôn ngữ thể loại nghệ thuật, các phương tiện và biện pháp thực hiện cho những hình tượng khung cảnh, phổ biến trên một số khuynh hướng:

- Khuynh hướng tả thực: Không gian nội thất, ngoại cảnh gợi cho người xem một địa điểm cụ thể.

- Khhuynh hướng tả ý: Không gian ước lệ, thay vì cảnh trí thì dùng vật dụng để làm điểm tựa cho diễn xuất.

- Khuynh hướng tả thật: Không gian tả ý: Trang trí cảnh thật vẽ trên phông làm trọng điểm, gợi sự liên tưởng đến cái tổng thể.

- Khuynh hướng tả ý – không gian cách điệu: Sử dụng nghệ thuật ánh sáng và màu sắc, đạo cụ biểu trưng hoặc vật liệu vải mềm, tạo những nét điển hình, gợi cảm về kiến trúc.

- Khuynh hướng đồ án hóa: Tạo không gian hoành tráng, dùng trang trí mặt phẳng, kết  hợp giữa hội họa và phù điêu, hoặc mảng khối, đường nét gợi về kết cấu mang tính công nghiệp hóa.

- Khuynh hướng biểu trưng hóa: Không gian ước lệ, trang trí theo hình thức áp phích, mảng bẹt với bút pháp đơn tuyền bình đổ…

- Khuynh hướng cấu trúc tĩnh – không gian biểu trưng: Sử dụng khối hình lớn (bục) cao hoặc thấp (ước lệ ở tổng thể, nhưng lại hiện thực ở chi tiết) bằng vật dụng dụng cụ thể để gợi không gian, địa điểm.

- Khuynh hướng cấu trúc động – không gian động: Sử dung các khối đồng dạng lớn, nhỏ lắp ghép, hoán vị tạo nên địa điểm khác nhau. Hoặc khai thác tối đa sự biến đổi trên một cấu trúc tổng thể, liên hoàn, khi có diễn viên diễn xuất thì không gian theo đó dmaf thay đổi, tùy vào tình huống kịch.

- Khuynh hướng tối giản – không gian ước lệ: Dùng kỹ thuật công nghệ điện ảnh, nghệ thuật ánh sáng phản chiếu hình ảnh, gợi không gian. Hoặc sử dụng hai màu chủ đạo đen – trắng, đỏ - đen với sắc độ khác nhau tạo không khí chủ đề tư tưởng.

Những khuynh hướng mỹ thuật sân khấu trên thế giới, đều có chung một mục đích không chỉ để làm đẹp, mà phải phục vụ tốt cho tư tưởng của nội dung vở kịch, cho ý đồ của đạo diễn, đồng thời tạo được điều kiện tốt cho việc diễn xuất của diễn viên. Nhưng mỗi nước lại có những sắc thái khác nhau, tùy vào sự hình thành trong môi trường văn hóa, truyền thống thẩm mỹ, nhân sinh quan, thế giới quan, cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật cùng với phương thức bút pháp thể hiện phối kết hợp đa phong cách, mang lại những sáng tạo mới mẻ vừa có những đặc điểm riêng của từng quốc gia.

Việt Nam cũng vậy, với những đặc thù chung của sân khấu phương Đông và bản sắc riêng trong văn hóa dân tộc, quá trình giao lưu tiếp biến, cha ông ta đã bồi đắp lên những hình thái nghệ thuật độc đáo, trong đó có mỹ thuật sân khấu mang tính đặc trưng của từng kịch chủng:

Một số thiết kế mỹ thuật sân khấu tiêu biểu của các khuynh hướng:

a. Khuynh hướng tả thực: không gian nội thất, ngoai cảnh ước lệ  gợi cho người xem một địa điểm cụ thể.

san khau 1

Thiết kế mỹ thuật vở kịch Chuông đồng hồ điện Kremlin - Họa sỹ Đường Tài

san khau 2

Thiết kế mỹ thuật vở kịch vở Tuồng Thanh gươm hát Bội hay Đào Tấn xử chém Bồi Ba. Họa sỹ Đoàn Thị Tình

b. Khuynh hướng tả ý: không gian ước lệ thay vì cảnh trí thì dùng vật dụng để làm điểm tựa cho diễn xuất…

san khau 3

Thiết kế mỹ thuật vở tuồng Trương Đồ Nhục. Họa sỹ Doãn Châu

san khau 4

Thiết kế mỹ thuật vở tuồng Nghêu – Sò - Ốc – Hến. Họa sỹ Nguyễn Tiến Lưu

c. Khuynh hướng tả thật – không gian tả ý: Trang trí cảnh thật vẽ trên phông làm trọng điểm gợi sự liên tưởng tới cái tổng thể.

san khau 5

Thiết kế mỹ thuật vở tuồng Trần Bình Trọng. Họa sỹ Nguyễn Hồng

san khau 6

Thiết kế mỹ thuật vở chèo Tình rừng. Họa sỹ Nguyễn Đình Hàm

d. Khuynh hướng tả ý – không gian cách điệu: Sử dụng nghệ thuật ánh sáng và màu sắc, đạo cụ biểu trưng hoặc vật liệu vải mềm, tạo những nét điển hình, gợi cảm về kiến trúc.

san khau 7

Thiết kế mỹ thuật vở cải lương Truyền thuyết về tình yêu. Họa sỹ Bùi Huy Hiếu

san khau 8

Thiết kế mỹ thuật vở Mùa hè ở biển. Họa sỹ Hà Quang Sơn

e. Khuynh hướng đồ án hóa: Tại sao không gian hoành tráng, dùng trang trí mặt phẳng, kết hợp giữa hội họa và phù điêu, hoặc mảng khối, đường nét gợi về kết cấu mang tính công nghiệp hóa…

san khau 9

Thiết kế mỹ thuật vở cải lương Nàng Xê Đa. Họa sỹ Phan Phan

san khau 10

Thiết kế mỹ thuật vở chèo Nàng Sita. Họa sỹ Bùi Huy Hiếu

f. Khuynh hướng biểu trưng hóa: Không gian ước lệ, trang trí theo hình thực áp phích, mảng bẹt với bút pháp đơn tuyến bình đồ.

san khau 11

Thiết kế mỹ thuật vở chèo Trê Cóc. Họa sỹ Dân Quốc

san khau 12

Thiết kế mỹ thuật vở chèo Trạng Lợn. Họa sỹ Bùi Huy Hiếu

g. Khuynh hướng cấu trúc tĩnh – không gian biểu trưng: Sử dụng khối hình lớn (bục) cao thấp (ước lệ ở tổng thể, nhưng lại hiện thực ở chi tiết) bằng vật dụng cụ thể để gợi không gian địa điểm.

san khau 13

Thiết kế mỹ thuật vở kịch Ngạ quỷ. Họa sỹ Doãn Bằng

san khau 14

Thiết kế mỹ thuật vở kịch Một quãng đời. Họa sỹ Hoàng Song Hỷ

h. Khuynh hướng cấu trúc động – không gian động: Sử dụng các khối đồng dạng lớn, nhỏ lắp ghép, hoán vị tạo nên địa điểm khác nhau. Hoặc khai thác tối đa sự biến đổi trên một cấu trúc tổng thể, liên hoàn khi có diễn viên diễn xuất thì không gian cũng theo đó mà thay đổi, tùy vào tình huống kịch…

san khau 15

Thiết kế mỹ thuật vở kịch Vua Lia. Họa sỹ Doãn Châu

san khau 16

Thiết kế mỹ thuật vở cải lương Người trong cõi nhớ. Họa sỹ Phan Phan

i. Khuynh hướng tối giản – không gian ước lệ: Dùng kỹ thuật công nghệ điện ảnh, nghệ thuật ánh sáng phản chiếu hình ảnh, gợi không gian. Hoặc sử dụng hai màu chủ đạo (đen – trắng hay đỏ - đen…) với sắc độ khác nhau để tạo khong khí chủ đề tư tưởng.

san khau 17

Thiết kế mỹ thuật vở kịch Đại đội trưởng của tôi. Họa sỹ Phùng Huy Bính

san khau 18

Thiết kế mỹ thuật vở chèo Chuyện tình những năm 80. Họa sỹ Phạm Duy Tùng

san khau 19

Cảnh trong thiết kế mỹ thuật vở cải lương Chuyện bên vỉa hè. Họa sỹ Phan Phan

 

san khau 20

Thiết kế mỹ thuật vở tuồng Chu Văn An. Họa sỹ Lê Huy Quang

>>> Mỹ thuật sân khấu thời cổ đại

>>> Đặc trưng của ngôn ngữ mỹ thuật

>>> Nền văn minh ảnh hưởng đến mỹ thuật

0976984729