NT Đồ họa (Tranh Đông Hồ và Hàng Trống)
Nét và mảng trong tranh Đông Hồ và Hàng Trống thưa hơn khoảng cách nét rất rộng, được khắc rất sâu tới 1cm. Đông Hồ thường dùng lối khắc nét chân dê. Nghĩa là ngọn nét thì nhỏ, nhưng chân nét loe rộng sang hai bên cho vững chãi. Cả hai lối “khắc vuông” và “khắc tròn” đều lấy nền rất kỹ, rất sạch, nên khi in tranh, sách rất nét và không dây bẩn. Nếu như vẽ và khắc phụ thuộc vào các cá nhân tài khéo, thì công đoạn in mang rõ tính chất tập thể của một dòng tranh phường thợ. Dù ở Đông Hồ, Hàng Trống hay phường Hồng Lục, Liễu Chàng, số người vẽ mẫu, viết Hán văn mẫu đều ít, dẫu không thành danh như nghệ sĩ ngày nay, còn số người in rất đông, đủ mọi lứa tuổi, thậm chí phần lớn các gia đình trong làng. In bản kính, sách chỉ có đen - trắng không đòi hỏi kĩ thuật cao, cất cho rõ hình, nét chữ không được phép hoen mực. Mẫu đen có thể là mực Tầu (thực chất ít được dùng tuy chất lượng tốt, nhưng đắt và khó in), chủ yếu là tro lá tre trộn với hồ, độ đen của tro lá tre không bóng, lại xốp và có thể gia cố ít mực Tầu. Tranh Hàng Trống cũng được in nét như vậy, còn mầu hoàn toàn bôi bằng tay. Riêng tranh Đông Hồ, các ván mầu được in trước theo thứ tự, ván nét in sau cùng kết thúc một bức tranh. Màu sắc trong tranh Đông Hồ không cố định. Nội dung bức tranh do nét xác định. Mẫu có thể thay đổi do người in. Tranh “con lợn” có thể hồng, tím hay đỏ là tùy lượng mầu và sự thích thú khi làm việc. Nguyên liệu mầu sắc trong tranh dân gian Đông Hồ cũng hoàn toàn lấy trong tự nhiên. Vàng từ hoa hòe, cam từ hoa hiên, đỏ từ đá son, trắng từ vỏ điệp đốt tồn tính, xanh từ cây chàm và gỉ đồng. Tranh Hàng Trống dùng nhiều mầu phẩm. Cho nên tranh Đông Hồ để lâu có thể bong lớp mầu, chứ không thay đổi sắc nhiều nhưng tranh Hàng Trống lâu năm mầu phẩm nhạt dần. Quá trình cũ đi của một bức tranh cũng là vẻ đẹp của nó.
Trình tự một bức tranh dân gian Đông Hồ với 4 ván in màu và 1 ván in nét.
Bức tranh “Lợn đàn” này do họa sỹ Nguyễn Đăng Giáp thực hiện năm 1998
Nhân Nghĩa - Tranh dân gian Đông Hồ
Bộ ván in Tranh chủ (Có niên đại khoảng 150 năm)
Sưu tập Nguyễn Đăng Chế. Gồm một ván in tranh chính có đề ba chữ “Đức lưu quang” trên một ban thờ. Hai bên là hai ván in chữ “Thọ” và “Phúc” khổ to. Hai bên nữa là mười ván in hai câu đối: “Tứ thời xuân tại thủ”. “Ngũ phúc thọ vi tiên” được cách điệu thành hình hoa lá.
Bộ tranh Thạch Sanh
Tranh tứ bình Đông Hồ có niên đại khoảng 120 năm. Sưu tập Nguyễn Đăng Chế
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đang tô màu lên tranh tứ quý
Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới:
- Phú quý (Em bé ôm con vịt);
- Vinh hoa (Em bé ôm con gà);
- Em bé ôm con cá;
- Em bé ôm quả đào;
- Em bé ôm con ngỗng;
- Bà Triệu;
- Chăn trâu, thổi sáo;
- Ông tơ bà nguyệt;
- Cá chép;
- Gà đàn;
- Hứng dừa.
Ván in tranh Đông Hồ - Sưu tập Nguyễn Hữu Sam:
Con phượng
Thạch Sanh
Rước trống
Đấu vật
Nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam
Tranh dân gian Kim Hoàng - Những bức tranh này do nghệ nhân Đông Hồ Nguyễn Đăng Khiêm chép lại từ tranh Kim Hoàng đã thất lạc
Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới:
- Cửa Tam Giang Chu Du Phóng Hỏa;
- Đàn Thất Tinh Gia Cát Cầu Phong;
- Trương Công Nghệ Cửu Thế Đồng Cư.
Tranh dân gian Hàng Trống: Các ván in tranh dân gian Hàng Trống sau đây thuộc sưu tập của họa sỹ Lê Đình Nghiên. Ván in cổ nhất có niên đại chừng 150 năm, mới nhất khoảng 40 năm. Trong bộ sưu tập có những tranh khắc lại theo đề tài tranh dân gian Đông Hồ.
Ván in bộ tranh hương chủ 116 x 74 cm
Chữ “Phúc” (trái) 131 x 29 cm - Chữ “Thọ” (phải) 142 x 23,5 cm
Dân Kẻ Chợ (Hiệu Thanh An khắc) – 70 x 40 cm
Vạn Đại Tử Tôn (con cháu muôn đời) – 55 x 30 cm
Ván in tranh Vạn Đại Tử Tôn - 50 x 31 cm
Lý Ngư Vọng Nguyệt – 102 x 52 cm
Cao Quý Đồ Quan
Lục Hợp Đồng Xuân – 48,5 x 23,5 cm
Tranh dân gian Trung Quốc - Ly Miêu Sơn (Mèo núi)
Ván in Đám cưới Chuột
Múa Rồng – 53 x 35 cm
Thất Đồng – 107 x 51,5 cm
Tam Đa – 107 x 51,5 cm
Lục Hợp Đồng Xuân – 48,5 x 23,5 cm
Ván in tranh Tố Nữ:
Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải:
- Tố Nữ thổi sáo – 9 x 27 cm;
- Tố Nữ cầm quạt – 100 x 28 cm;
- Tố Nữ gảy đàn – 92 x 27 cm;
- Tố Nữ cầm xênh – 90 x 28 cm;
- Tam Tòa Thánh Mẫu – 102 x 67 cm;
- Ông Hoàng cưỡi ngựa – 49 x 46 cm;
- Bà Chúa thượng ngàn – 73 x 55 cm.
Canh Nông Chi Đồ - 57 x 39 cm
Tứ Phủ Công Đồng – 105 x 80 cm
Ván in tranh Tam Phủ Tứ Phủ
Ngũ Hổ - 50 x 39 cm
Hắc Hổ - 59 x 47 cm
Ngũ Hổ - 40 x 30 cm
>>> Hình mẫu và ý tưởng của Đồ họa
>>> Các loại hình và thể loại Đồ họa