Hình thể không gian trong TK tạo hình

Hình thể và không gian là bổ sung cho nhau, không thể tách ra. Hình thể nhất định chiếm không gian nhất định, chiều sâu thể tích của nó đã có hàm ý không gian. Không gian là hình thức cơ bản của vận động vật chất hình dạng, tính chất của nó tất nhiên là thông qua hình dạng của vật nhất định được thể hiện rõ. Chúng ta định không gian thành “không gian thực” và “không gian ảo” (tức là không gian chính và không gian phụ). Không gian thực là chỉ chiều sâu thể tích của bản thân hình dạng, còn gọi là không gian ba chiều; không gian ảo là chỉ “khoảng trắng” xung quanh hình dạng, còn gọi là không gian thuần túy. Việc thiết kế một tác phẩm là lấy không gian thực thể giới định không gian ảo, hoặc là lấy không gian ảo để giới định không gian thực thể. Khi chúng ta nhận biết được mối quan hệ cơ bản của hình thức bên ngoài và kết cấu bên trong của vật thể, sẽ tự xoay quanh không gian tứ phía của vật thể và khi xem ra hình dạng của chúng, chúng ta có cảm nhận hơn nữa đối với hình thức của vật thể.

hinh the 1
Cái ly – LỖ TÂN
(Mặt chính là cái bàn, mặt lưng hông là đầu tượng)

Trong hình thái của vật thể, luôn luôn có mối quan hệ của hiện tượng bề ngoài và kết cấu bên trong của nó, hình dạng bên ngoài của vật thể luôn luôn phong phú, đa dạng, phải biết chọn hay bỏ, lưu ý cái bản chất và cái không phải bản chất, thông qua hiện tượng bề ngoài hiểu và nắm bắt kết cấu thực chất bên trong của nó, thông qua phân tích chuyên sâu để hiểu và nắm bắt nó. Đây là yếu tố quan trọng trong huấn luyện khả năng thể hiện tạo hình mà chúng ta nắm bắt. Kết cấu là cấu tạo bản chất bên trong của hình dạng. Kết cấu quyết định đặc trưng ngoại hình của vật thể, kết cấu không phải là cảm tính, trực giác, mà là lý giải, lĩnh ngộ, và liên quan mật thiết với khái niệm thị giác.

Kết cấu của vật thể có thể chia làm hai loại hình. Loại thứ nhất là vật thể dạng khung, đặc trưng cơ bản của nó là: (1) Nó được nối liền giữa phần thân chính và phần nhánh, phần nhánh thông qua một loạt hệ thống then chốt nối liền với thân chính. (2) Hình dạng bên ngoài của nó hoàn toàn dựa vào tổ chức then chốt của nó và khuynh hướng hoạt động. Hoạt động của các bộ phận kế cấu phá tan không gian xung quanh nó, và hình thành nên kết cấu không gian của bản thân vật thể. Vật thể dạng khung thông thường là sinh trưởng, vận động, như động vật, thực vật. Vì vậy, nhận thức về vật thể dạng khung, không dừng lại ở biến hóa của đường viền vật thể. Khi quan sát và thể hiện, nên đặt nặng ở tỷ lệ, phương hướng của các bộ phận kết cấu và phân tích của tính chất không gian.

Một loại khác là vật thể dạng tích lượng, đặc trưng cơ bản của nó là cấu thành từ thể tích, như một khối đá, một đám mây, một cái lọ, thông thường nó là đứng yên, ổn định, có tính chất là “dạng khối” hoặc “thô nặng đầy đặn”. Nó cũng tồn tại đặc trưng kết cấu hình học, và có thể thông qua đường trục, đường trên bề mặt, đường cắt để xác định, nó có thể giúp chúng ta phân biệt mặt không nhìn thấy được của vật thể. Chúng ta gọi những đường này là “đường kết cấu”.

Chúng ta còn phải biết đến: tất cả vật thể dạng khung đều có lượng bản thân và không gian, mà vật thể tích lượng không có tính chất khung trực tiếp. Thí dụ như nhân vật là loại hình khung, nhưng các bộ phận của nó đều có tính chất tích lượng của bản thân, khối đá của loại hình tích lượng lại không có tính chất kết cấu của khung

hinh the 2
Thể hình nam – DƯƠNG VỆ BÌNH

hinh the 3
Nhà thờ Lang Hương
(Không gian ảo của cửa sổ trở thành không gian tích cực)

Về mặt hình thái bên ngoài và kết cấu bên trong, cũng phải chú ý chỗ giống nhau và khác nhau, yêu cầu chúng ta mổ tách và phân ra một cách chuyên sâu, kết cấu bên trong của nhiều vật thể luôn luôn có đặc trưng hơn, bản chất hơn so với hình thái bên ngoài. Như quả lê và quả cam, từ ngoại hình xem ra có vẻ rất gần gũi, nhưng khi mở ra xem bên trong thì đặc trưng kết cấu bên trong của hai cái khác biệt rất lớn. Vì vậy, chỉ có hiểu rõ kết cấu bên trong một cách thấu đáo, mới có thể thể hiện hình thái bên ngoài một cách chính xác hơn, rõ ràng hơn.

Sự biểu hiện mặt phẳng ba chiều của không gian: là biểu hiện thông qua chiều rộng và chiều cao của vật thể, và ép chiều sâu đến cực điểm. Giữa vật và vật cũng là thông qua xếp đặt của mặt phẳng, để nói lên quan hệ giữa chúng. Sự biểu hiện của mặt phẳng có thể lấy quan niệm tạo hình của truyền thống hội họa Trung Quốc để tham khảo, tức tạo hình bằng hai chiều của mặt phẳng, phương tiện của kết cấu trang trí đường nét, và thấu thị của điểm phân tán, phương tiện của sự hình thành bức họa chuyển dịch mặt phẳng.

Sự biểu hiện lập thể ba chiều của không gian: đó là con người nhận thấy rằng phù hợp với phương pháp biểu hiện của khoa học thấu thị. Nó được hình thành không gian ba chiều lập thể trên cơ sở mặt phẳng hai chiều rộng và cao, với chiều sâu hướng thẳng của mặt phẳng. Muốn mô tả, tái hiện tự nhiên, thì phải nắm bắt quy luật của không gian ba chiều. Phương pháp này là tạo hình không gian lập thể ba chiều của truyền thống hội họa phương tây, được thể hiện thông qua tài năng thấu thị tiêu điểm như thấu thị song song và thấu thị góc.

Sự biểu hiện hoạt động bốn chiều của không gian: chúng ta phải thể hiện nó trên mặt phẳng, không những phải có không gian ba chiều sâu, còn phải thêm hình tượng hoạt động vào. Đặc điểm của nó là thể hiện hoạt động liên tục của vật thể không gian lập thể ba chiều trên mặt phẳng đứng yên. Đó là sự nắm bắt thời gian và không gian trên mặt phẳng đứng yên của con người, là phương pháp thể hiện không gian mà con người lấy khái niệm thời gian trừu tượng trí óc, dùng hình tượng của không gian để thể hiện.

* Lấy chiều sâu của ba chiều thu nhỏ thành kết cấu không gian thành hai chiều rưỡi.

hinh the 4
LAI YẾT sáng tác

Không gian chính và không gian phụ: là chỉ sự khác biệt giữa hình với hình cụ thể trên bức họa. Tức thực thể của đối tượng vẽ là không gian chính (hình chính), hình bao quanh thực thể là không gian phụ (hình phụ). Có khi không gian chính, phụ cũng có thể thay đổi cho nhau. Thị giác trong khi quan sát sự vật khách quan thì luôn luôn có thói quen tìm kiếm hình chính, mà không gian chính, phụ thể hiện trên bức họa đều quan trọng như nhau.

Hình của mặt phẳng và hình của thể tích: thể tích là hình thể ba chiều tương đối với hình hai chiều, trong môn vẽ mặt phẳng, thể tích là ảo giác của không gian ba chiều, biểu hiện thể tích là bề mặt và chất lượng hoặc mật độ liên quan.

Thí dụ, chúng ta mở ra sáu mặt của một hình vuông sẽ trở thành hình chữ thập của một mặt phẳng, cũng nói lên rằng từ lập thể ba chiều trở thành hình mặt phẳng hai chiều, điều này nói rõ sự chuyển đổi giữa mặt và thể tích. Khi bạn quan sát hình vuông tối đa chỉ có thể nhìn thấy được ba mặt, nhưng vẫn có thể cảm thấy được sáu mặt của hình vuông. Khi chúng ta bỏ đi ba đường chính giữa hình thành hình vuông, cái hình vuông này sẽ trở thành hình quả trám. Cho nên yếu tố quan trọng nhất hình thành thể tích là mặt và tổ hợp của mặt.

Hiện tượng tự nhiên “không gian, thể tích”, có thể nói nơi nào cũng có, nhưng để cảm nhận nó một cách chính xác thì không dễ dàng. Để có được khả năng thể hiện trên bản vẽ mặt phẳng hai chiều nhất định phải có sự huấn luyện chuyên nghiệp, trong đó rất là khó khăn về lý giải và thể hiện nhiều không gian hình thể xen kẽ nhau phức tạp đan chéo vào nhau, để có thể nắm bắt nó một cách chính xác thì không phải ngày một ngày hai. Có thể nói rằng kết cấu hình thể trong thể hiện không gian là đề tài chủ yếu của bồi dưỡng ý thức tạo hình và khả năng tạo hình.

* Đường nét thể hiện kết cấu hình thể cho chút sáng tối, giúp cho sự hình thành của không gian lập thể.

hinh the 5
BULUTER, LAN VIỆN

* Biểu đạt không gian quá trình vận động

hinh the 6
KALAMASIKASI sáng tác

* Hỗn hợp bầu trời, hình phụ là hình tượng nữ

hinh the 7
Hình chính phụ - THIẾT DANH sáng tác

* Từ bề mặt một chiều chuyển thành không gian lập thể, lại chuyển thành bề mặt 2 chiều. Khắc họa của vật thể quan hệ mật thiết đến vị trí

hinh the 8
Cá sấu đang bò – AISER sáng tác

* Tinh xảo trong quả cầu mặt kính do bàn ta biểu hiện làm nổi bật nghệ thuật tạo hình

hinh the 9
Tay cầm kính cầu – AISER sáng tác

* Với phân tích đường nét biểu đạt kết cấu không gian tượng thạch cao

hinh the 10
Tượng thạch cao – LÂM ẢNH HUY

hinh the 11
Cơ thể nữ - DƯƠNG VỆ BÌNH

hinh the 12
Ốc biển – TRIỆU TIỂU MAI

hinh the 13
Chân dung nam thanh niên – ĐƯỜNG TIẾT

* Dùng hình học quan sát lý giải kết cấu đầu, thể tích nhân vật và hai tay

hinh the 14
Nhân vật người nam – VỆ MINH CHÍ

hinh the 15
Tạo tác không gian – HÀ HỒNG LÂM

hinh the 16
Không gian 3 chiều và 4 chiều – LÝ HỒNG

hinh the 17
Vỏ hộp – KHAI VŨ GIAI
Vật thải của sinh hoạt hàng ngày cũng có thể
trở thành nội dung huấn luyện

hinh the 18
Đồng hồ nước – TƯỞNG CHÍ LONG

hinh the 19
Hình bán thân – LÂM ẢNH HUY

>>> Phân tích hình học trong TK tạo hình

>>> Hình tượng tự nhiên trong TK tạo hình

>>> Sáng tối đen trắng trong TK tạo hình

>>> Ý nghĩa đường nét trong TK tạo hình

>>> Bố cục biểu tượng cơ lý trong TK tạo hình

>>> Hình thái hữu cơ trong TK tạo hình

>>> Góc độ quan sát trong TK tạo hình

>>> Chuyển đổi hình thái trong TK tạo hình

>>> Hình tượng vốn có đến trừu tượng trong TK tạo hình

0976984729