Hình tượng tự nhiên trong TK tạo hình
Hình tượng tự nhiên chủ yếu là chỉ thực vật, vật tự nhiên như đá hoa trên núi. Vật thể như lá cây, nhánh cây, hoa quả, rau cải, côn trùng, chim, cá, tôm, ốc… đều có thể làm đối tượng để luyện tập. Chúng là dạng tự do của sinh thái tự nhiên, hình thái của nó không quy tắc như là hình dạng hình học. Giai đoạn này là trong hình thái không quy tắc của đối tượng tìm kiếm luyện tập có quy luật trật tự, vì vậy, khi luyện tập sẽ đối diện với việc tiến hành tinh chế mang tính sáng tạo trong quá trình mô tả. Vật tự nhiên có hình dạng, màu sắc, bố cục và kết cấu đa sắc phong phú, đối với thể hiện hình thái của nó thì hơi khó nắm bắt, xử lý chính xác quan hệ giữa các hình dạng với nhau rất quan trọng.
Trong thế giới rộng lớn, hình thái bên ngoài của các hình tượng thiên nhiên là trăm ngàn dáng vẻ, mỗi hình dạng đều thể hiện đặc trưng riêng của mình, vì vậy đặc trưng hình dạng là ký hiệu quan trọng của tính sinh động và tính cụ thể của hình dạng. Khi chúng ta mô tả thể hiện, là tìm kiếm quy luật tạo hình cơ bản của nó, đó là cần thiết, nhưng đồng thời cũng cần lưu ý không được để nó khái niệm hóa, nhất định phải chú ý nhấn mạnh cá tính đặc trưng riêng. Khi chúng ta tiến hành vẽ vật thực tự nhiên, phải tận dụng trí thức, kỹ năng đã học từ trước, khái quát quy nạp các tĩnh vật thành hình dạng hình học khác nhau, và dùng đường thấu thị phân tích mối quan hệ của chúng, đồng thời so sánh tỷ lệ to nhỏ dài ngắn, sau đó trên trang vẽ định vị trí cơ bản của nó, chú ý mối quan hệ lẫn nhau giữa các vật thể, là quan hệ xen lẫn trước sau, trên dưới, trái phải, để cho bức họa sinh động hài hòa.
* Sử dụng đường nét đơn giản, chính xác để thể hiện nên hình thái lá cây chuyển ngoặt nhấp nhô:
Lá cây – tác phẩm của trường thiết kế Paser
Bông cải – Tác phẩm của học viên
Vỏ sò – VĨ TỊNH
* Sự biến hóa đậm nhạt của đường nét thể hiện vật thể một cách thích đáng:
Tác phẩm của trường thiết kế Paser
Khi bắt đầu đường nét có thể nhạt hơn, đường thẳng dài hoặc đường dài đơn độc, sau đó trong quá trình từ từ điều chỉnh hình dạng hoàn thiện tô đậm đường nét, để làm rõ ràng quan hệ kết cấu hình dạng, tăng cường hiệu quả lập thể của phác họa, thường dùng đường nét để vẽ nên mặt cắt ngang hình cơ bản chủ yếu, đồng thời cũng vẽ nên mặt sau và mặt trùng lặp của vật thể, để tăng cường không gian của bức họa. Giữ lại toàn bộ đường kết cấu trong quá trình mô tả, để làm căn cứ so sánh khi nghiên cứu chuyên sâu, có thể tăng cường sức thể hiện của tác phẩm, cho bức họa có hiệu quả phong phú mà sinh động. Khi thể hiện mô tả, cần chú ý dùng phương pháp quan sát so sánh chỉnh thể lẫn nhau, chú ý so sánh giữa vật và vật, so sánh giữa các bộ phận trên cùng một vật thể. Thiết lập một phương pháp thể hiện quan sát căn cứ, phối hợp với nhau trong thể hiện của bức họa. Không được quan sát thể hiện đối tượng ở một góc cạnh, mà là phương pháp quan sát tổng thể: từ tổng thể đến cục bộ, lại từ cục bộ đến tổng thể, tiến hành thay thế lặp đi lặp lại không ngừng, phương pháp so sánh phải luôn luôn xuyên suốt quá trình sáng tác. Vẽ phác họa vật tự nhiên của giai đoạn này yêu cầu vật thể, thể hiện phải được rõ ràng, đúng đắn, hoàn chỉnh. Điều đáng lưu ý là khi thể hiện không phải dùng bản vẽ của chúng ta để thể hiện một vật tự nhiên hoàn chỉnh, mà là dùng vật tự nhiên làm môi giới để tổ chức bản vẽ hoàn chỉnh, tiến hành thể hiện một cách chủ động, cũng là vật để chúng ta sử dụng.
Mướp – TRẦN QUỐC VĨ
Cây xương rồng – ĐÀM THỤC KHIÊN
Bắp – Tác phẩm của học viên
Gừng sống – CHÂU TỬ THÚY
Vạn niên thanh – LÊ QUẾ PHONG
Ốc biển – VƯƠNG HOÀN
Quả thông – LƯƠNG HÂN HÂN
Cây mây – HUỲNH TRUNG KIỆT
Ốc – LƯƠNG HẢO
>>> Phân tích hình học trong TK tạo hình
>>> Hình thể không gian trong TK tạo hình
>>> Sáng tối - Đen trắng trong TK tạo hình
>>> Ý nghĩa đường nét trong TK tạo hình
>>> Bố cục biểu tượng cơ lý trong TK tạo hình
>>> Hình thái hữu cơ trong TK tạo hình
>>> Góc độ quan sát trong TK tạo hình
>>> Chuyển đổi hình thái trong TK tạo hình
>>> Hình tượng vốn có đến trừu tượng trong TK tạo hình