Giáo trình trang trí cơ bản do Thầy Trịnh Ngọc Lâm ( nguyên chủ nhiệm khoa cơ bản - thành viên hội đồng chấm thi ĐH ) biên soạn. Giáo trình trang trí cơ bản rất chi tiết dành cho những bạn sinh viên và các bạn có niềm đam mê với môn trang trí cơ bản tìm hiểu thêm.Nghệ thuật trang trí thực dụng Việt Nam là một hình nghệ thuật có truyền thống. Không những nó chỉ có truyền thống vì là một trong những dạng văn hóa lâu đời ở nước ta và so với thế giới, mà còn vì vẻ đẹp độc đáo của nó nữa. Không kể những thành tựu nghệ thuật trang trí thực dụng của thời kì đồ đá mới, Tuy ý thức thẩm mỹ được thể hiện trên đồ trang sức, đồ dùng không phải là không đáng ngạc nhiên. Mà chúng ta chỉ cần xem xét từ thời kỳ đồng thau trở đi cũng đủ thấy rực rỡ lắm rồi. Hơn nữa ở đây ta chỉ xét về mặt trang trí của chúng để nghiên cứu học tập mà thôi cho nên phạm lại càng hẹp nữa. Tuy nhiên nghệ thuật trang trí cổ Việt Nam bao giờ cũng gắn với thực dụng dù đó là đồ trang sức, đồ dùng, vũ khí hay nhạc khí đi nữa. Cho nên ngay bài học đầu tiên khi nghiên cứu mà ta gặp chính là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn, hài hòa giữa trang trí và thực dụng trong nghệ thuật trang trí và thực dụng và không thể có trang trí ngoài thực dụng trong nghệ thuật trang trí thực dụng cổ Việt Nam ( dĩ nhiên ở đây ta phải hiểu chữ thực dụng vượt ra ngoài ý nghĩa tầm thường, tối thiểu của nó ). Khi ta chỉ nghiên cứu về mặt trang trí thì có thể tạm tách ra được, những vẫn phải coi đó là tạm thời, phiến diện. Bởi vì hình ảnh, đường nét trang trí cụ thể ấy là dùng cho một đò vật cụ thể, chứ không phải cho bất kỳ vật nào khác, nó ăn ý với nhau từ cách kết cấu, sử dụng chất liệu cho tới ý nghĩa, hình dáng đường nét trang trí của đồ vật.