Vẽ tranh tĩnh vật đơn thể (Phần 2)
III. Vẽ chai thủy tinh
1. Vẽ chai rượu với đường nét đậm
Yêu cầu: Đặc điểm của chai thủy tinh là phải trong suốt, độ sáng phải cao, độ phản quang phải nhiều.
- Dùng các đường nét thẳng để xác định vị trí lớn hay nhỏ của vật thể, tỷ lệ của hình thể trên bề mặt bản vẽ, phân tích sự cấu thành cơ bản của ngoại hình.
- Dùng bút chì để vẽ ra bộ phận tối, bóng, phản quang và độ sáng tối của vật thể.
- Từng bước tiến hành đi sâu vào việc khắc họa.
- Điều chỉnh lại bề mặt bức họa, đặc biệt chú ý đến sự biến hóa quan hệ hư thực của vật thể, giữa chỉnh thể và cục bộ, miệng chai và độ phản quang cũng cần phải được xử lý cẩn thận.
2. Phương pháp vẽ chiếc cốc đựng nước trong suốt
- Chú ý đến màu sắc của bối cảnh chung quanh, quan hệ giữa vật thể và bối cảnh.
- Xác định vị trí và vẽ ra hình dạng cơ bản của vật thể.
- Tiến hành vẽ ra quan hệ sáng tối của vật thể.
- Tiến hành đi sâu vào việc khắc họa.
- Điều chỉnh bề mặt bản vẽ, chú ý xử lý đáy cốc và mặt nước.
3. Phương pháp vẽ chiếc cốc có rượu bên trong
- Xác định vị trí, tỷ lệ và vẽ ra hình dạng cơ bản của vật thể.
- Vẽ ra quen hệ sáng tối của vật thể.
- Tiến hành đi sâu vào việc khắc họa, chú ý xử lý phần đáy cốc và độ đục của rượu.
- Điều chỉnh lại bề mặt bản vẽ, chú ý đến sự phản quang và quan hệ hư thực của vật thể.
- Vẽ các đường dài nhưng nhẹ và nhạt để xác định vị trí của vật thể, đồng thời vẽ ra tỷ lệ cơ bản của vật thể.
- Vẽ ra bộ phận tối cũng như giới tuyến của bộ phận sáng và bóng, phản quang của vật thể.
- Chú trọng nhiều đến độ sáng tối và tiến hành đi sâu vào việc khắc họa.
- Điều chỉnh lại bề mặt bản vẽ, đặc biệt là quan hệ hư thực và chú ý nhiều đến mối quan hệ giữa cục bộ và chỉnh thể, cẩn thận xử lý sự phản quang và miệng chai.
IV. Phương pháp vẽ chai đựng nước
1. Phương pháp vẽ chai màu đậm
Yêu cầu: Phân tích rõ đặc trưng của cái chai, chú trọng đến độ trong suốt của chai và độ nghiêng cơ bản, phải thể hiện được độ trong suốt của nhựa.
2. Phương pháp vẽ chai màu nhạt
- Xác định vị trí của vật thể, đồng thời vẽ ra hình dạng cơ bản.
- Vẽ ra quan hệ sáng tối của vật thể.
- Dùng bút chì để tiến hành đi sâu vào việc khắc họa, chú ý phải tạo cho được cảm giác trong suốt của chai.
- Điều chỉnh lại bề mặt của bản vẽ, chú ý đến sự phản quang và quan hệ hư thực của vật thể.
V. Vẽ bình gốm sứ
Đặc điểm của bình gốm sức là sự phản quang cao, phản xạ mạnh.
1. Phương pháp vẽ bình gốm sứ màu đậm
Phải đặc biệt xử lý ở độ phản quang, tạo cho được cảm giác có không gian hư thực.
- Xác định vị trí của vật thể, đồng thời vẽ ra hình dạng cơ bản và từng bước tiến hành cụ thể hóa.
- Từ giới tuyến của bộ phận tối và bộ phận sáng, vẽ ra quan hệ sáng tối của vật thể. Lúc này phải chú ý nhiều đến sự biến hóa hư thực của độ sáng tối, phải làm cho bức họa trở nên sinh động.
- Tiến hành đi sâu vào việc khắc họa, khắc họa từ chỉnh thể đến cục bộ.
- Điều chỉnh lại bề mặt bức họa (bao quát cả sắc điệu, chất cảm và không gian), chú trọng nhiều đến quan hệ hư thực.
2. Phương pháp vẽ bình gốm sứ màu nhạt
- Xác định vị trí, đồng thời vẽ ra hình dạng cơ bản của vật thể.
- Từ giới tuyến của bộ phận tối và bộ phận sáng, tiến hành vẽ ra quan hệ sáng tối của vật thể.
- Tiến hành đi sâu vào việc khắc họa, phải tạo cho được cảm giác có thể tích.
- Điều hỉnh lại bề mặt của bản vẽ, đặc biệt chú trọng nhiều đối với đến hư thực và bóng, phản quang.
Yêu cầu: Kết cấu của hình thể phải thoải mái, bề mặt của bản vẽ phải sinh động, không có cảm giác bị rối.
3. Phương pháp vẽ bình rượu bằng gốm sứ màu đậm
- Dùng các đường nét thẳng để vẽ ra hình dạng cơ bản của vật thể.
- Từ giới tuyến của bộ phận tối và bộ phận sáng, tiến hành vẽ ra quan hệ sáng tối của vật thể.
- Tiến hành đi sâu vào việc khắc họa, từng bước tạo cho được bản vẽ có thể tích và chất cảm.
- Điều chỉnh lại bề mặt của bản vẽ, chú ý nhiều đến quan hệ hư thực của vật thể.
VI. Phương pháp vẽ bình gốm sứ
1. Phương pháp vẽ bình gốm sứ hoa văn
Yêu cầu: Căn cứ vào các nét đặc trưng của vật thể để thể hiện.
- Dùng các đường nét thẳng để vẽ ra hình dạng cơ bản của vật thể, phân tích thể khối và kết cấu cơ bản của vật thể, đồng thời nhẹ nhàng vẽ ra vị trí của bóng, phản quang và giới tuyến của bộ phận tối và bộ phận sáng.
- Chú ý nhiều đến mối quan hệ hư thực của giới tuyến của bộ phận tối và bộ phận sáng.
- Tiến hành đi sâu vào việc khắc họa.
- Điều chỉnh lại bề mặt của bức họa, chú ý đến không gian trước sau và độ nghiêng cơ bản của bản thân vật thể, cẩn thận xử lý lại sự biến hóa hư thực của các đường nét hoa văn trên chiếc bình.
2. Phương pháp vẽ bình gốm sứ màu nhạt
Yêu cầu: Vẽ ra kết cấu của hình thể phải chuẩn, sự biến hóa của độ sáng tối phải rõ ràng.
- Dùng các đường nét thẳng để vẽ ra hình dạng cơ bản của vật thể.
- Từ giới tuyến của bộ phận tối và bộ phận sáng tiến hành vẽ ra độ sáng tối của vật thể.
- Tiến hành đi sâu vào việc khắc họa, từng bước phải tạo cho được bản vẽ có cảm giác thể tích và chất cảm.
- Điều chỉnh lại bề mặt của bản vẽ, chú ý đến sự phản quang, quan hệ hư thực của vật thể.
>>> Vẽ tranh tĩnh vật đơn thể (Phần 1)