Tranh Phong Cảnh trong hội họa
Phong cảnh xuất hiện trong họa phẩm thời cổ như cảnh làm nền trang trí cho tranh nhân vật, sự tích, thần thoại, tôn giáo như hậu cảnh trong Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci,…
Phong cảnh, từ thế kỷ XVII, mới trở thành đề tài chuyên biệt, tách riêng ra khỏi tranh nhân vật và các đề tài điển tích, huyền thoại. Phong cảnh tuyệt tác, nhất là của danh họa Turner, Constable. Cảnh sắc trở nên bừng sáng trong tranh Ấn tượng của Monet Pissaro khi họ tuyên ngôn: “Nhân vật chính trong hội họa, bất kỳ thể loại nào, chính là Ánh sáng”. (Le personnage principal dansn’importe quel tableau, C’est la Lumière).
Vấn đề đầu tiên của họa sinh nhập môn là chọn cảnh hợp tình hợp lý, thích hợp với khuôn khổ bố cục tranh phong cảnh. Có người cho rằng khổ ngang hợp hơn, khổ dọc chỉ để vẽ chân dung. Thực ra, thiếu gì tranh phong cảnh dài dọc như tranh thủy mặc Trung Hoa.
Cảnh thiên nhiên có nhiều chi tiết thừa hoặc rối mắt. Không ai sao chép từng lá cây ngọn cỏ vào tranh theo kiểu “sao y bản chính”. Họa sinh nên xem danh tác của các bậc thầy phong cảnh họa để hiểu thế nào là “bố cục”. Ý thức tinh tuyển rất cao trong tranh bố cục tranh của các danh họa từ Cổ điển qua Ấn tượng tới hiện đại. Phong cảnh họa cho họa sinh nhiều cơ hội sáng tạo, tự do phóng khoáng hơn các đề tài chân dung, nhân vật.
Hai khổ tranh: Ngang và dọc
Họa sinh mới vẽ phong cảnh thường lúng túng với màu lá cây, chưa khám phá ra nhiều dáng sắc phong phú của cây cỏ, chỉ biết dùng một màu lục đơn điệu. Nên nhớ: ngoài vài màu xanh chế sẵn trong tuýp, ta còn có thể pha trộn màu xanh dương (Prussian hoặc Ultramarine Blues) với một số màu vàng khác nhau (Ochre hoặc Cadmium, Lemon yellow…) để hòa nhiều màu xanh lá cây thích hợp với từng bố cục và bầu khí trong tranh.
Vẽ màu nước thì lại cần phải chuẩn bị pha màu lá cây kỹ hơn, vì màu sai khó sửa hơn sơn dầu. Có thể sửa bằng cách phủ môt lớp màu mới lên trên màu cũ, nhưng phải biết dùng loại màu trong trẻo chứ màu đục thì hỏng.
Bột màu, Gouache, tuy cũng là loại màu nước nhưng gần với Acrylic và sơn dầu hơn, dễ sửa hơn màu nước. Bước đầu, họa sinh nên dùng đủ thứ loại chất liệu để tìm hiểu những đặc tính dị biệt của từng loại.
Muốn nét vẽ phóng khoáng tự nhiên nên vẽ tay, tránh dùng thước kẻ, compa (không tin bạn cứ thẻ vẽ hai tấm, một dùng đường thẳng kẻ bằng thước, một vạch bằng tay, bạn sẽ thấy nét kẻ cứng cỏi, kém linh động ra sao.
Chọn được cảnh, bạn còn phải ấn định một góc cạnh nào đó vừa ý nhất.
Dùng tấm bìa “cắt cảnh” là một cách tìm “khung cảnh” giản dị nhất.
Tìm bố cục là cách tuyển chọn hình nét, thêm bớt, hoán vị chúng sao cho yếu tố tương phản giúp nhau cùng liên kết hài hòa.
Chiều hướng vận động là yếu tố tạo vẻ sống động nếu ta biết cách làm nổi bật chủ hướng vật động.
Các thân cây ngả nghiêng như cong mình trước gió.
Con đường cong dẫn mắt ta vào chiều sâu hậu cảnh.
Bầu trời là một yếu tố quan trọng trong bố cục phong cảnh họa.
Bầu trời mây vần vũ tạo tương phản mạnh trên thành phố vắt ngang chân trời.
Chân trời dâng cao, phẳng lặng, tạo cảnh trừu tượng khá lạ mắt.
Chân trời hạ thấp làm nổi bật bóng lâu đài, tạo vẻ uy nghi hiếm có.
Họa phẩm sơn dầu "Tàu đắm trong Bão Biển" của Turner, trời nước hỗn độn. Họa sĩ gây cảm giác hãi hùng bằng nét bút màu táo bạo, quay cuồng như vũ bão.
Một hỗn hợp với chất liệu sơn dầu hơn là màu nước hay Acrylic. Tuy nhiên trong tay danh họa, chủ đề này vẫn có thể biểu hiện bằng nhiều cách, nhưng mỗi chất liệu và họa cụ lại tạo tác dụng dị biệt, rung cảm khác nhau.
Ở bố cục "Bão Biển", Turner cố ý xóa nhòa chân trời, tạo cảnh hỗn mang, kỳ dị khác thường.
>>> Các kỹ thuật vẽ tranh phong cảnh
>>> Tranh Phong Cảnh - Ấn tượng thập niên 1880
>>> Tranh Phong Cảnh - Ấn tượng thập niên 1870