Họa phẩm “Tĩnh vật những trái táo cái chai và lưng ghế”
Chì và màu nước – Paul Cézanne

 

tinh vat trai tao cai chai va lung ghe 1

Hội họa Cézanne là nhịp cầu nối quan trọng giữa chủ nghĩa tự nhiên của thế kỷ XIX và chủ nghĩa quan niệm thế kỷ XX, phần lớn vì tác phẩm của ông hướng về Lập thể/Cubism. Còn quan niệm giới thưởng ngoạn thì lại cho là mang tính Trừu tượng, do đó Cézanne được phong tặng danh hiệu: Cha đẻ của hội họa hiện đại.

Sinh năm 1839 tại Aix-en-Provence, Tây nam Paris, con của một chủ nhà băng địa phương, là bạn học của tiểu thuyết gia Émile Zola (1840-1902). Năm 1961 Cézanne đi Paris học vẽ. Chịu ảnh hưởng của Dela Croix, Henoré Daumier (1808-1879), Courbet và Edouard Manet (1833-1883), Buổi đầu ông vẽ sơn dầu, phần lớn màu tối, chứ không như về sau; lúc đầu còn có tính bạo động cả về đề tài lẫn phong cách thể hiện và sơn dày. Mãi tới năm 1870 trở đi, ông mới định hướng cho mình. Gia nhập nhóm của Camille Pissaro (1830-1903) ở Pontoise. Về sau dọn về Auvers. Tại đây ông học nguyên tắc vẽ và thực hành theo phái Ấn tượng với sự giúp sức của Pissaro, dù rằng ông cầm cọ theo cách riêng, nhưng vẫn coi trọng mẫu thuần túy và học tập thiên nhiên. Về sau ông nhận xét: “Viện Bảo tàng Le Louvre là quyển sách tốt nhưng chỉ là phương tiện để dẫn đến cứu cánh” và “Tôi ước gì tôi làm giống thiên nhiên, như Poussin sống lại”! Thiên nhiên là ám ảnh, là chìa khóa.

Không hài lòng với hiệu ứng của không khí bồng bềnh trong Ấn tượng. Cézanne thích hình khối ba chiều, dùng mặt phẳng và màu để tạo nên và diễn tả cảm giác về kiểu dáng trên tranh, những vật thể tự nhiên như hình nón, hình ống, hình cầu, phải “nổi” cùng với mọi cấu trúc khác của tranh.

Cézanne làm việc trong cô đơn gần suốt đời mình ở quê nhà Aix-en-Provence. Dù rằng lúc sinh thời ông chỉ gặt hái được thành công vừa phải. Nhưng sau cuộc triển lãm tác phẩm “Đã đi qua” năm 1907 ở Paris mới tạo nên tiếng vang sâu, tức thời và bền vững. Chính cuộc triển lãm này đã tác động đến Picasso và Braque, là hai nghệ sĩ đang “vùng vẫy” tìm một lối đi mới sắp tới, đó là Cubism Lập thể. Thứ đến, Matisse rất khoái Cézanne, ông mua bức “Ba người tắm” (1897-1882) để duy trì mối dây cảm hứng bền vững.

Cézanne vẽ sơn dầu trên khung vải hay màu nước là chính. Đối với ông cảm hứng bất chợt khi vẽ màu nước dường như chỉ đến sau khi thư giãn, hoàn thành sơn dầu. Ông coi đó là trách nhiệm nghề nghiệp của người họa sĩ. Ông viết cho Zola năm 1866: “Tranh tiến hành không tồi, còn ngày có vẻ dài. Tôi phải mua một hộp màu nước để về giải trí, khi không làm việc với tranh. Lionello kết luận một cuốn sách viết về Cézanne với tựa. “Cézanne nghệ thuật và tác phẩm” 1936 bằng câu “Với những ai yêu Cézanne thì màu nước là màu sáng tạo thân thiết nhất của trí tưởng tượng”, và nghệ sĩ đã nắm bắt chúng với chân tình.

Cézanne từng viết vào khoảng thời gian thực hiện “Tĩnh vật, những trái táo, cái chai và sau lưng ghế”: “Muốn đọc thiên nhiên, hãy nhìn vào thiên nhiên như qua một màng lưới mỏng, với cách giải đoán những mảng màu rời rạc liên tiếp nối đuôi nhau tuân theo một định luật hài hòa. Những sắc tố chính là do sự phân tích qua những hình tướng chập chờn như vậy. Vẽ tức là sắp xếp sự cảm nhận màu sắc”.

Bức vẽ hoàn thành vào thời kỳ cuối, đã chín muồi của nghệ sĩ. Một tĩnh vật với những trái táo là đề tài ông ưa thích, dù, nghịch lý thay đề tài riêng biệt này đối với ông chẳng quan trọng gì cho lắm, mặc dầu thiên nhiên vẫn là ám ảnh của đời ông. Tĩnh vật vẽ vào đầu thế kỷ XX, thời kỳ đang chứng kiến những thăm dò những hiệu ứng xúc cảm về màu sắc. Cảm quan của Cézanne về màu sắc thật tuyệt vời và khôn ngoan, nhưng trong bức tranh đầy màu sắc này, hai màu chuẩn là xanh và đỏ được tô đậm nét. Một kỹ thuật khác đời của Cézanne là bỏ trống một phần bản vẽ, coi như một cách tân táo bạo vào thời đó. Ở đây, “tông ấm” chỉ ra những quả táo bắt ánh sáng nhiều nhất.

 

tinh vat trai tao cai chai va lung ghe 2

Theo cách này, nghệ sĩ đã dùng ánh sáng để gợi lên không gian ba chiều. Cứ kiểu đó Cézanne rũ bỏ cái mà ông coi là hiệu ứng giả tạo của phái Ấn tượng.

Bức tranh này còn minh họa một khía cạnh nhãn quan của Cézanne cùng với bút pháp, cộng kỹ thuật. Khi người thưởng ngoạn đứng xéo về bên phải hay bên trái miệng bát đựng táo, sẽ khám phá ra như bưng cái bát bày ra ngay trước mặt người đó, vậy là đã “bẻ” được cái nhìn điển hình bằng, qua ống nhòm một mắt của cách phối cảnh thời Phục Hưng. Quan trọng hơn, sự chuyển dịch cách nhìn này coi như dấn một bước về phía Cubism Lập thể.

 

tinh vat trai tao cai chai va lung ghe 3

Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải:

- Nhát đỏ ngang dọc chứng tỏ có sửa.

- Tam giác chưa định hình.

- Đường tô bút chì từ trái sang phải.

- Chấm màu lục trên vùng, sang phải, cùng màu.

- Vùng ở giữa lõm làm lộ mặt giấy.

- Hình quả soi xuống mặt bàn.

- Ba bóng đen do nét vẽ lại.

Vẽ sơn dầu, Cézanne dùng những cỡ khác nhau đáng kể. Dấu sơn đè lên nét bút chì quanh trái táo là nét bút cọ, bút nhỏ hay bút lớn lướt nhẹ, dính. Cézanne không phết bừa lên khắp mặt giấy. Ông đặt màu lên những mặt phẳng lớn và nhỏ màu tinh khiết sao cho giữ được hình vẫn “mở”. Màu nước trong được sơn phủ lên theo một cách mà cả cấu trúc tranh ở trong tình trạng tươi đều.

 

tinh vat trai tao cai chai va lung ghe 4

 

tinh vat trai tao cai chai va lung ghe 5

Bức tranh được hoàn thành từng giai đoạn một. Ý thức được sự gợi ý làm tăng giá trị. Cézanne luôn nghỉ cách quãng lâu trước khi mặt giấy bị “giày vò” quá mức.

Cézanne có cảm quan nhạy và khéo về mẫu thiết kế, hình dạng và mặt phẳng liên hệ với nhau thành một ám ảnh trong ông. Ở đây, sự đối đầu giữa những nét chì xoáy rồi đánh dấu sự làm việc kỳ thú, xen lẫn nét màu nước, những vết nứt rạn giữa hai vật này.

 

tinh vat trai tao cai chai va lung ghe 6

Chi tiết bằng thực. Cézanne ngắm vào khu trung tâm tranh. Hình ngoằn ngoèo trên ghế kéo theo những đường gần song song của nét bút chì uốn cong, nhiều dấu và chấm màu soi bóng trên mặt gỗ bóng.

 

tinh vat trai tao cai chai va lung ghe 7

Bên trái. Cách khoanh đĩa đựng táo đã minh họa cho tính hiệu quả của kỹ thuật Cézanne “bỏ lửng”. Hoa văn trên bát (thay đĩa) bắt đầu từ bên trái rồi mất dạng do mép đĩa che tầm mắt. Những quả táo cũng vậy, gần như đều chưa xong hẳn, dáng của chúng ngộ nghĩnh bởi những nét bút chì tạo bóng.

 

tinh vat trai tao cai chai va lung ghe 8

 

tinh vat trai tao cai chai va lung ghe 9

Bên trái. Sửa chữa nặng hơn là mặt bàn và quả, vẻ bóng lộn của chai và ly (cốc), đường cọ đưa thẳng lên, nối hàng, ôm lấy chu vi của chúng đối lại với đường chéo và đường ngang của nét chì. Đặc biệt hiệu quả là khoanh tròn riêng hai khối thủy tinh, những khúc tròn thích hợp, những lọn cong màu nước, mất dần phía dưới đáy giống như cái đĩa, bỏ ra cho khoảng không mơ hồ những đường viền ly, cốc, chai, ghế và đĩa.

 

tinh vat trai tao cai chai va lung ghe 10

Bên trái. Cézanne khoanh vòng những đề tài tương tự trong tranh sơn dầu, hé cho thấy những hiệu ứng quá lố cũng thao tác với nét tế nhị trong màu nước. Sơn dày để tăng cảm giác khối nổi cho những quả táo, làm tốn một giàn màu dạ quang. Những đường đen đậm nét thay cho một nét tô bút chì.

>>> Tác phẩm "Tĩnh vật với ly bia" của Fernand Leger

>>> Tác phẩm "Sơn dầu mùa thu" của Jean Francois Millet

>>> Tác phẩm "Mùa thu ở Argenteunil" của Claude Monet

0976984729