Sự dung nhất của các phần
Trong các giai đoạn đầu của quá trình phát triển mỹ thuật, để có được phép vi phân hình dạng, người ta đã dùng phương tiện thêm các nguyên tố độc lập vào tổng thể. Chẳng hạn, đứa trẻ sẽ vượt qua phương thức thể hiện hình người trong dạng hình tròn bằng cách thêm vào tranh vẽ những đoạn thẳng, các vật thể có hình dạng kéo dài hoặc các đơn vị tạo hình khác. Mỗi một đơn vị này sở hữu một hình dạng đơn giản dễ xác định. Chúng giằng co với nhau đồng đều theo những quan hệ định hướng đơn giản, đầu tiên là ngang-dọc, sau đó là nghiêng. Kết cấu của những mô hình tương đối phức tạp trong tổng thể có thể đạt đường bằng cách kết hợp vài mô hình đơn giản. Điều đó không có nghĩa rằng, trong giai đoạn phát triển ban đầu, đứa trẻ không sở hữu hình dung tích hợp về đối tượng trong tổng thể. Sự đối xứng, tính đơn nhất của tổng thể và phép chia tỷ lệ đang chỉ ra rằng, đứa trẻ cung cấp (trong khuôn khổ phạm vi xác định) cho các phần một hình dạng nào đó theo quan điểm sắp xếp cuối cùng của chúng trong mô hình chung. Nhưng phương pháp phân tích cho phép nghệ sỹ nhí của chúng ta trong mỗi một thời điểm xác định có thể tiếp cận với một hình dạng đơn giản hay với một hướng nào đó.
Một số trẻ em, khi dựng một tổng thể dựa trên sự phân cấp của chi tiết, đã lái thủ tục này đến những tổ hợp cực kỳ ảo lẫn, chính điều đó đã nói lên sự quan sát tinh tường của chúng. Kết quả của việc này có thể được gọi là gì cũng được, miễn sao không phải là nhợt nhạt hay ít thú vị.
Tuy nhiên, sau một thời kỳ xác định, họa sỹ nhí bắt đầu kết nối vài nguyên tố tạo hình thông qua một đường viền chung, được vi phân mạnh hơn. Cả mắt cả tay cùng tham gia vào quá trình này. Con mắt làm quen với một hình thức phức tạp, có được trong kết quả kết hợp của các nguyên tố, cho đến khi, chừng nào nó còn chưa trong trạng thái có thể hiểu được tổng thể như một tổ hợp xác định. Khi điều đó đã đạt được, con mắt sẽ dõi theo diện mạo của người mẫu và bắt bút chì vẽ lại chính xác hình thù của người này, trong đó có cả các chi, một cách liên tục. Khái niệm về đối tượng được vi phân càng sâu, kỹ năng mà thủ tục này đòi hỏi là càng lớn. Các nghệ sỹ theo «phong cách tuyến tính», chẳng hạn Picasso, làm việc cực kỳ chính xác khi tái tạo đường viền của một hình thù nào đó, thậm chí đến mức nắm bắt được tất cả sự tinh xảo của hệ cơ và khung xương. Tuy nhiên, khi nghĩ tới nền tảng mà một đứa trẻ dựa vào để sáng tạo, cần đánh dấu rằng, thậm chí những áp dụng cổ xưa nhất của phương pháp này cũng đòi hỏi sự dũng cảm, kỹ năng điêu luyện và cảm xúc được vi phân về hình dạng.
Sự dung nhất của các chi tiết vào một đường viền cũng tương ứng với hành vi vận động của môn vẽ. Trong thời kỳ còn vẽ nguệch ngoạc, bàn tay thơ trẻ thường tạo ra các dao động có nhịp điệu theo một số chu kỳ nào đó, trong khi không nhấc bút chì ra khỏi giấy. Khi trẻ học được cách kiểm soát trực quan hình dạng, bé bắt đầu vẽ được rõ ràng các đơn vị thị giác riêng rẽ. Việc trực quan phân chia một tổng thể ra thành các phần được xác định rõ ràng có khả năng đơn giản hóa, nhưng đối với cánh tay đang chuyển động, bất kỳ một sự đứt đoạn nào trong hoạt động của nó đều có nghĩa là một biến chứng. Liên quan đến ghi chép trên các tượng đài, lịch sử chữ viết đã từng chứng kiến việc thay thế các ký tự viết hoa thành các ký tự với phông chữ nghiêng, có thể đưa nét liên tục với tốc độ nhanh. Cũng chính theo cách đó, với sự linh hoạt tăng dần, bé sẽ ưu tiên dòng chảy liên tục của đường nét. Hình ảnh con ngựa trong hình 131, được vẽ bởi một bé trai năm tuổi, duyên dáng như chữ ký của một doanh nhân. Cấp độ mà một người thợ thủ công cụ thể cho phép yếu tố vận động gây ảnh hưởng tới hình dạng, phụ thuộc đáng kể các mối tương tác xảy ra trong tính cách cá nhân của người này, giữa tính khí và lý trí. (Điều này có thể được minh họa một cách thuyết phục thông qua phân tích đồ họa chữ viết tay).
Các hình ảnh vẽ cá (132 và 133) được chúng ta lấy ra từ các bức vẽ của một đứa trẻ vẽ vào các thời gian khác nhau. Trong bức vẽ sớm hơn, chúng ta chỉ thấy được gợi ý đầu tiên về đường viền tổng hợp trong các vây cá. Phần còn lại của cơ thể được xây dựng bởi các yếu tố hình học đơn giản có mối quan hệ theo chiều ngang-dọc. Đường nét toàn vẹn sau này đã là một chuyển động không đứt đoạn. Như sẽ được chỉ ra ở phần dưới, thủ tục này tăng cường hiệu ứng của chuyển động hợp nhất, ủng hộ hướng nghiêng và làm mịn các góc, chẳng hạn ở phần đuôi. Tất cả điều này góp phần vào sự hình thành các hình thức phức tạp hơn so với những gì mà mắt có thể kiểm soát và hiểu chính xác ở giai đoạn này. Do đó, hình ảnh cá trước đó, mặc dù nó ít thú vị và ít sống động hơn, được tổ chức tốt hơn nhiều.
Hình ảnh mô tả trẻ em ném tuyết vào nhau, sau này được vẽ bởi chính đứa trẻ đứa trẻ đó (hình 134). Bức vẽ này minh chứng cho một điều, đó là, trải nghiệm với hình dạng được vi phân sâu sắc hơn sẽ giúp đứa trẻ có khả năng sau một thời gian nhất định thay đổi hình dạng tĩnh của cơ thể. Các chuyển động đã không còn được qui về định hướng không gian tương ứng của các phần khác nhau trên cơ thể, thay vào đó, cơ thể tự biết uốn cong. Ở giai đoạn này, đứa trẻ đã biết xử lý một cách thuyết phục hơn với các hình thù đang ngồi trên ghế, đang cưỡi ngựa hay đang leo cây.
- Lược dịch và biên tập: MiukaFoto -
>>> Ứng dụng chiều sâu trong hội họa
>>> Đề tài hình tượng trong hội họa
>>> Cảm hứng trong sáng tác hội họa