Đề tài hình tượng trong hội họa
Rất nhiều nền văn hóa đã nhân cách hóa các vị thần thánh của mình thành hình dạng con người, và ở những nơi nghệ thuật hình tượng được chấp nhận, hình tượng con người thường được sử dụng để kể những câu chuyện trong tôn giáo. Những hình tượng cũng được thể hiện trong rất nhiều xã hội khác nhau nhằm khai thác các vấn đề như nhân dạng, giới tính, chủng tộc và địa vị xã hội, hoặc về những yếu tố vô hình khác như tình yêu hay trách nhiệm.
Cùng với việc họa hình các loài động vật khác, các nghệ sĩ từ những thời đại cổ xưa nhất đã từng ký họa, vẽ tranh, chạm trổ và nhào nặn nên những hình ảnh về hình tượng con người.
Trong những tác phẩm nghệ thuật sơ khai nhất mà ta biết đến, sự xuất hiện của hình dạng con người thường mang ý nghĩa siêu nhiên, nhằm gợi nên hoặc nhằm đại diện cho các vị thánh hay thần linh. Về sau, mục đích của việc thể hiện loài người đã được mở rộng ra hơn nhằm đáp ứng những nhu cầu đa dạng của các nền văn hóa khác nhau. Khi đức tin, tiến trình phát triển và hình thức biểu đạt nghệ thuật của con người ngày càng mở mang tiến bộ, cách thể hiện hình tượng cũng thay đổi từ các hình ảnh tượng trưng, chẳng hạn như những bức tượng Vệ nữ nhỏ thời Kỉ Băng hà ở châu Âu, các nhân vật được cách điệu một cách ước lệ trong nghệ thuật Ai Cập hay những ảnh tượng tráng lệ ở Byzantine, trở thành những hình ảnh con người vô cùng ấn tượng và sống động giống người thật như trong nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại, nghệ thuật thời kỳ Phục hưng và nghệ thuật Baroque. Với nỗ lực tạo nên vẻ chân thực ngoạn mục khi thể hiện hình tượng con người, từ thời Sơ kì Phục hưng, những nghiên cứu về giải phẫu học đã trở thành một bộ phận thiết yếu trong mọi chương trình đào tạo nghệ sĩ, và từ đó hầu hết những phát triển trong lĩnh vực nghệ thuật đều đi sâu vào diễn giải hình dạng con người, từ những sự vui tươi của nghệ thuật Rococo cho đến cách kéo dài cơ thể trường phái Kiểu cách, và từ sự chân thực không bị chi phối bởi xúc cảm của trường phái Hiện thực cho đến những hình ảnh ngập tranh ánh sáng của trường phái Hậu Ấn tượng và Tân Ấn tượng hay những bức tranh méo mó đầy hoang mang của các nghệ sĩ Biểu hiện và Siêu thực.
Et in Arcadia Ego, Nicolas Poussin, 1637-1638,
sơn dầu trên vải, 85 x 121 cm
Nụ hôn, Gustav Klimt
>>> Kỹ thuật vẽ tranh bằng chì than
>>> Tranh trường màu