Nguyên lý khép kín trong kiến trúc

Nguyên lý khép kín:

Một nguyên lý quan trọng khác của tổ chức tri giác là nguyên lý khép kín. Theo nguyên lý này, khi đứng trước một hình thái không hoàn chỉnh người ta thường có xu hướng hoàn chỉnh hoặc khép kín hoặc lấp đầy những khoảng trống về cảm giác và nhìn nhận hình thái đó như là một chỉnh thể có ý nghĩa.

Thí dụ các đường nét trong phần A và B, hình dưới có thể được cảm nhận như là con chữ w và M, đường cong trong hình 2 dễ có thể cảm nhận như là một vòng tròn và các vết chấm trong hình 4 thường được cảm nhận và giải thích như là hình của một con cún. Loại hình tổ chức này rất có tác dụng trong việc đưa ra những giải thích có giá trị của nhiều vật thể, hình thái hoặc tác động không hoàn chỉnh tồn tại trong môi trường xung quanh ta.

khep kin 1

khep kin 2

khep kin 3

khep kin 4

Nguyên lý nhóm hóa:

Nguyên lý nhóm hóa đề cập tới xu hướng cảm nhận các kích thích theo một hình thái ý nghĩa có tổ chức bằng cách nhóm các kích thích dựa trên các cơ sở vững chắc về sự đồng dạng, tính gần gũi và liên tục.

- Trên cơ sở của sự đồng dạng, các vật thể hoặc kích thích giống nhau thường được coi là cùng một đơn vị, thí dụ hình 5 về các hàng thắng đứng của các chấm đen và chấm trắng có thể được coi là tạo ra các nhóm khác nhau theo sự cảm nhận về các nhóm đó.

- Trên cơ sở đồng dạng các vật thể hoặc kích thích có vẻ giống nhau thường được nhìn nhận như là chúng cùng thuộc về một nhóm. Thí dụ trong hình 6, 64 hình vuông tạo thành một nhóm trên cơ sở cùng là dạng hình vuông, cũng với cách đó chính 64 hình vuông đó lại nhóm lại theo 4 hình một, lại được coi như là 16 nhóm.

khep kin 5

Hình 6

- Trên cơ sở tính liên tục, các vật thể hoặc kích thích được nhìn nhận như là cùng một đơn vị hay nhóm dựa trên cơ sở tính liên tục của chúng. Thí dụ hình 7, trong khi dựa trên cơ sở của tính liên tục, tri giác được tổ chức bằng việc chọn chấm c hoặc d thay cho việc ngắt đường nét bằng việc chọn chấm a hoặc b. Điều này giải thích tại sao sự chú ý của chúng ta thường bị hướng vào các hình thái liên tục hơn là các hình thái ngắt quãng.

khep kin 6

Hình 7:Sự liên tục

* Nguyên lý tinh giản:

Theo nguyên lý này của các học giả thuộc trường phái Gestan những người thường có xu hướng lý giải những tác động cảm giác theo cách để ta có thể nhận biết các hình thái đơn giản nhất. Sự tinh giản hay còn gọi là “sự tổng hòa siêu phàm” (theo ngôn ngữ của các nhà tâm lý Gestan) của một hình ảnh thường được coi là sự tuân thủ các quy luật chung, nghĩa là thông tin về các phẩn có thể đem lại sự hiểu biết về toàn bộ. Vì thế các tính chất như sự cân đối, các đường nét và đường cong liên tục, các khu vực được cô đọng và sự quen thuộc của người cảm nhận về hình ảnh, tất cả đều giúp tạo ra sự tinh giản tổng hòa, bởi vì các tính chất đó giúp người cảm nhận nhận ra cái tổng thể thông qua tính chất của mỗi bộ phận.

>>> Chiều dài, đường cong ngang dọc và sự chuyển động trong kiến trúc

>>> Kiến trúc và các hệ quy chiếu mỹ thuật

>>> Tỷ lệ và nhịp điệu trong kiến trúc

0976984729