Chiều dài, đường cong ngang dọc và sự chuyển động
trong kiến trúc

* Chiều dài:

Chúng ta hãy xem hình dưới và nói xem đường nào trong hai đường là dài hơn? Mặc dù thực tế cả hai đường này dài bằng nhau. Tuy vậy đường phía dưới được cảm nhận như là dài hơn. Đây là thí dụ về ngộ giác nổi tiếng của Muller – Lyer. Sở dĩ như vậy vì sự lý giải của chúng ta về các góc đặt ở cuối mỗi đường trở thành các khóa tạo ra cảm giác ngắn gọn hơn hoặc dài hơn.

chieu dai 1

Hãy xem hình dưới, hình chữ nhật nào nằm giữa hai đường ray có diện tích lớn hơn? mặc dù cả hai hình có diện tích như nhau. Tuy vậy, hình phía trên nhìn dài hơn hình phía dưới. Đây là thí dụ nổi tiếng của Ponzo về ngộ giác. Nó xảy ra như vậy là do khóa viễn cảnh sai lệch được tạo ra khi chúng ta vội vã đưa thêm chiều không gian thứ ba (chiều sâu) vào các kích thích. Hình chữ nhật phía trên nhìn có vẻ như dài hơn, đơn giản chỉ vì nó nhìn như ở xa hơn.

chieu dai 2

* Đường cong:

Xem hình dưới, liệu hai đường ngang là đường thẳng và song song? mặc dù hai đường này thực chất là thẳng và song song nhưng chúng nhìn có vẻ như cong lên. Ta vẫn thường khó có thể cảm nhận chúng là những đường thẳng và song song ngay cả khi người ta nói với ta như vậy. Loại ngộ giác đường cong này xuất hiện do kết quả chuyển động của mắt và xu hướng nhìn góc vuông sai lệch.

* Ngang – dọc:

chieu dai 3

chieu dai 4

Xem hình trên, đường nào trong hai đường trong hình vẽ dài hơn? mặc dù cả đường ngang và đường dọc thực chất dài bằng nhau, đường dọc luôn được cảm nhận là dài hơn. Kết quả của hiện tượng ngộ giác ngang – dọc này là do hình dáng của khoang nhìn của mắt chúng ta thường có hình elíp dẹt ngang. Khi chúng ta cảm nhận về đường dọc, mắt di chuyển theo hướng dọc, cơ mắt bị căng hơn khi di chuyển theo hướng ngang. Mắt căng tạo ra ngộ giác ngang dọc và kết quả ta cảm nhận đường dọc là dài hơn.

* Sự chuyển động:

Rất thường xuyên khi chúng ta nhìn các vật thể chúng ta cảm thấy như chúng đang chuyên động, nhưng thực chất chúng không chuyển động tí nào. Sự cảm nhận không thật này gọi là ngộ giác về sự chuyển động. Một trong số thuộc loại ngộ giác này là chuyến động tự động trong đó cảm nhận sai về chuyến động lại dọ một vật thể đứng yên tạo ra. Nếu chúng ta đi vào một phòng tối hoàn toàn trừ một điểm ánh sáng nhỏ cố định, chúng ta hãy chăm chú nhìn vào điểm sáng này trong một vài giây, chúng ta sẽ cảm nhận điểm sáng này như chuyển động vòng quanh. Điều này xảy ra là vì trong phòng tối chúng ta không có bất cứ một khóa mã nào giúp ta cảm nhận là điểm sáng không di chuyển, trong trường hợp này cơ mắt của chúng ta hơi di chuyển và tạo ra sự cảm nhận không thực về sự di chuyến của điểm sáng.

Loại ngộ giác về chuyên động thứ hai được tạo ra do việc quy nạp chuyển động. Khi chúng ta nhìn mặt trời dưới một đám mây, hình như ta thấy mặt trời di chuyển. Ở đây thực chất mây đang chuyển động. Trong khung của bầu trời, mây được coi là nền và mặt trời là hình. Theo nguyên lí mối quan hệ giữa nền và hình một chuyển động rõ ràng được quy nạp và chúng ta có cảm nhận sai là mặt trời (hình) đang chuyến động trên nền (mây).

Một loại ngộ giác khác về chuyển động dựa trên hiện tượng chuyển động hoạt nghiệm – một loại chuyển động không thật nhưng được cảm nhận rõ ràng trên phim ảnh và vô tuyến truyền hình. Trên màn ảnh của rạp chiếu phim hay của vô tuyến, một loạt các hình bất động đưa ra riêng rẽ nhưng theo một chuỗi liên tục. Nhờ sự thê hiện nhanh, chúng ta cảm nhận luồng chuyển động rất trơn tru chứ không phái chi là một loạt những ảnh tĩnh rời rạc.

Chuyển động hoạt nghiệm cũng dùng để giải thích hiện tượng ngộ giác, gọi là hiện tượng phi. Hiện tượng này lần đầu tiên được đưa ra và được chứng minh thành công vào năm 1912 do một nhà tâm lý học Đức thuộc trường phái Gestan thực hiện. Ông Max Wertheimer. Ông chỉ ra rằng nếu đặt hai luồng ánh sáng song song ngắn cách nhau khoảng l cm trong phòng tối, mỗi lần phải cách nhau khoảng giũa 30 đến 200 phần nghìn của giây, ta có cảm nhận luồng sáng chạy từ bên này qua bên kia. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta vẫn thường gặp các loại chuyển động không thật này, như trong trường hợp các con chữ hiện trên bảng quảng cáo có đèn nêon, chúng ta cảm thấy hình như các con chữ chạy từ phía này qua phía khác của bảng, mỗi khi các chùm ánh sáng cố định bật lên hay tắt đi.

>>> Kiến trúc và các hệ quy chiếu mỹ thuật

>>> Tỷ lệ và nhịp điệu trong kiến trúc

0976984729