Nghệ thuật và Đồ họa Trúc chỉ

 

truc chi 1

Họa sỹ Phan Hải Bằng

Tranh Trúc chỉ là gì? "Trúc" là tre mà "Chỉ" là giấy, hiểu nôm na là một loại giấy được làm từ tre. Cùng tìm hiểu nghệ thuật Trúc chỉ và đồ họa Trúc chỉ (Truchigraphy), điều gì tạo nên sự độc đáo và cái hồn của một bức tranh Trúc chỉ.

Nghệ thuật Trúc chỉ là một loại hình nghệ thuật mới của Huế, Việt Nam do Họa sỹ Phan Hải Bằng, giảng viên ĐH Nghệ thuật, ĐH Huế cùng cộng sự nghiên cứu, sáng tạo nên Bằng cách kết hợp nghề giấy thủ công truyền thống và nguyên lý của nghệ thuật Đồ họa; thuật ngữ kỹ thuật "trucchigrpahy" đã ra đời và được sử dụng chính cho nghệ thuật Trúc chỉ.

Xuất phát từ ý niệm: làm cho Giấy có thêm khả năng: thoát khỏi thân phận làm nền để trở thành một tác phẩm độc lập, tên gọi Trúc Chỉ do Nhà văn, Dich giả Bửu Ý định danh vào năm 2012 với ý niệm sử dụng hình ảnh cây Tre như một biểu tượng của văn hóa và tinh thần Việt, theo đó Trúc Chỉ là danh từ để chỉ một loại giấy-nghệ-thuật mới của người Việt.

Trúc Chỉ sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác nhau sẵn có tại các địa phương cho việc chế tác: rơm, tre, bèo, mía, chuối, cỏ… Nghệ thuật Trúc chỉ có khả năng thích ứng cao với cả nghệ thuật thị giác(visual art) và nghệ thuật ứng dụng (design), và cũng đã từng nhận được nhiều giải thưởng của cả hai lĩnh vực ở cấp quốc gia, và mới đây lần đầu tiên Trúc Chỉ chính thức đoạt giải thưởng ở cấp quốc tế.


truc chi 2

Họa sỹ Phan Hải Bằng giới thiệu tranh trúc chỉ

1. Khái niệm Trúc Chỉ là gì?

Nếu như Washi (Hòa chỉ) là từ để chỉ giấy thủ công của ngưởi Nhật, Hanji (Hàn chỉ) là từ để chỉ giấy thủ công của người Hàn quốc (không chỉ cụ thể một loại nguyên liệu nào), thì Trúc Chỉ là từ để định danh một loại hình giấy- nghệ- thuật, nghệ- thuật- giấy mới của người Việt. với ý nghĩa hình tương cây tre/trúc là biểu tượng văn hóa và tinh thần Việt (hoàn toàn không phải để chỉ tên của loại nguyên liệu duy nhất nào), được Nhà văn, Dịch giả Bửu Ý định danh vào tháng 4 năm 2012.

Nghệ thuật Trúc Chỉ khởi phát từ ý niệm: mang đến cho khái niệm “giấy” một khả năng mới: thoát khỏi thân phận làm nền cho các thao tác sáng tạo khác. để trở thành một tác phẩm nghệ thuật tự thân, độc lập.

Đây chính là tinh thần cốt lõi của Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt nam

Theo đó sẽ là các phép ứng biến, tiếp biến về nguyên liệu, quy trình, thuật ngữ kỹ thuật tương ứng…trong đó quan trọng là thuật ngữ kỹ thuật Đồ họa Trúc chỉ/ trucchigraphy

2. Đồ họa Trúc Chỉ/ trucchigraphy là gì?

Đồ họa Trúc Chỉ/ trucchigraphy là sự kết hợp, ứng biến trên 3 yếu tố:

– Quy trình làm giấy thủ công truyền thống.

– Kỹ thuật tạo áp lực nước (được sử dụng ở các nước trong khu vực)

– Các nguyên lý của nghệ thuật đồ họa (cụ thể là nguyên lí của kỹ thuật in khắc kim loại/ etching) được HS Phan Hải Bằng và cộng sự nghiên cứu, tiếp biến và sáng tạo trong quá trình làm việc, nghiên cứu, thể nghiệm… từ năm 2000 đến nay.

Đây chính là điều làm nên sự khác biệt, đặc trưng của Trúc Chỉ, tạo nên hệ thống lớp lang, sắc độ, sắc nhị tinh tế cho tác phẩm đồ-họa-giấy mà trước nay chỉ mới có được ở Trúc Chỉ.

truc chi 3

Đồ họa Trúc Chỉ / Trucchigraphy

Nếu nguyên lí của việc in khắc kim loại là sử dụng hóa chất để bóc đi từng lớp kim loại, tạo ra hệ thống sắc độ khi in ra, thì đồ họa Trúc Chỉ sử dụng áp lực nước để bóc đi từng lớp lớp bột giấy một để tạo nên các độ dày mỏng, tương ứng với hệ thống sắc độ cho tác phẩm Trúc chỉ khi tương tác với ánh sáng.

Nếu như tranh in khắc kim loại chỉ cho 1 hiệu ứng duy nhất là hiệu ứng bề mặt với sắc độ tương ứng với độ ăn mòn nông, sâu trên mặt kim loại, với Trúc Chỉ lại có khả năng mang đến 2 hiệu ứng trên cũng một tác phẩm một cách linh hoạt:

– Hiệu ứng bề mặt: ánh sáng thuân, dương bản: dày thì sáng, đậm thì tối

– Hiệu ứng xuyên sáng: ánh sáng ngược, âm bản: dày thì tối, mỏng thì sáng.

Đây chính là một trong những đặc điểm thu hút và gợi cám hứng cho nghệ sỹ và người thưởng ngoạn của Nghệ thuật Trúc chỉ

3. Điều thú vị từ tre, nguyên liệu chính tạo nên một bức tranh trúc chỉ

Việt Nam có trên dưới 300 loài tre, nứa, trúc… mỗi loài chắc chắn sẽ có một hiệu quả, phẩm chất khác nhau. Ngay trong một cây tre cũng cho những phẩm chất xơ sợi, màu sắc khác nhau tùy thuộc từng vị trí thân cây. Chẳng hạn phần gần gốc sẽ cho xơ sợi cứng thô hơn, phần ngọn xơ sợi mịn hơn nhưng kém độ bền, dai, phần thân giữa cho xơ sợi óng, dài, mềm mại… Tre gai cho xơ sợi rắn chắc, sản lượng cao, nứa cho xơ sợi mềm, dài, dai nhưng sản lượng thấp, tùy ứng dụng mà chọn nguyên liệu cho phù hợp.

Vì vậy có thể nói, mỗi tác phẩm Trúc chỉ là một độc bản, tùy thuộc vào việc sử dụng linh hoạt nguyên liệu trong tạo hình của tác giả để phù hợp với ý tưởng ứng dụng trúc chỉ trong thực tiễn.

truc chi 4

Ứng dụng tranh trúc chỉ trong thực tiễn

Tranh Trúc Chỉ không những có tính nghệ thuật tạo hình mà nó còn có tính ứng dụng thực tiễn. Trúc Chỉ bản thân đã là một tác phẩm nhưng hoàn toàn có thể kết hợp với các kỹ thuật chất liệu khác (in thủ công, vẽ, ánh sáng,…) hay sự kết hợp với các ngành nghề truyền thống như thêu, đan lát, làm nón,… để tạo nên những tác phẩm hoàn hảo về mỹ thuật cũng như độc đáo có một không hai.

4. Những tác phẩm tranh trúc chỉ độc đáo

truc chi 5

truc chi 6

truc chi 7

truc chi 8

truc chi 9

truc chi 10

truc chi 11

truc chi 12

truc chi 13

truc chi 14

truc chi 15

truc chi 16

truc chi 17

truc chi 18

truc chi 19

truc chi 20

truc chi 21

truc chi 22

truc chi 23

truc chi 24

truc chi 25

truc chi 26

truc chi 27

truc chi 28

truc chi 29

truc chi 30

truc chi 31

truc chi 32

truc chi 33

Nguồn: vietnamtrucchiart.com

>>> Nghệ thuật Trúc chỉ

>>> Giấy điệp Đông Hồ

>>> Giấy  - Vật liệu vẽ

0976984729