Giấy điệp Đông Hồ
Tranh Đông Hồ có đặc trưng dễ nhận ra, là giấy dó nền tranh được quét điệp. Tờ giấy dó có khả năng thể hiện tuyệt vời chất liệu làm giấy truyền thống của người Việt Nam, nhất là để in tranh dân gian. Để làm đẹp hơn, người ta còn quét bột điệp lên trên giấy nhằm tạo ra vẻ óng ánh cho nền tranh. Giấy Dó quét điệp sẽ cứng cáp hơn, lại có được cái vẻ lóng lánh. Chỉ dòng tranh Đông Hồ mới có cách làm giấy dó quét điệp. Vì thế, trong nhiều năm, dòng tranh Đông Hồ vẫn được mang danh là “tranh điệp”. Để làm nên vẻ đẹp óng ánh của sắc điệp là cả một quy trình kỹ thuật độc đáo, tốn công sức vốn đã truyền lại từ nhiều thế kỷ: đó là nghề làm bột điệp.
Ngày nay, quy trình sản xuất bột điệp giống như nhiều trăm năm trước đây của tiền nhân. Nếu có khác chỉ là ở khâu dùng mô tơ máy để nghiền bột thay cho việc giã điệp bằng sức người.
Trước tiên là khâu nguyên liệu. Người ta phải ra biển mới thu lượm được xác vỏ điệp chuyên để làm giấy, có tên khoa học là Mop disk Shell, là loại có ánh xà cừ, mỏng như tờ giấy, màu trắng. Loại điệp này sống ở vùng nước nông ven bờ biển. Khi mang vỏ điệp về, người thợ phải nhặt hết các mảnh vỏ ốc lẫn vào, rồi rửa thật sạch, phơi khô. Sau đó, họ cho vào cối giã như cối giã gạo thành bột điệp trong thời gian khoảng 2 tiếng. Ngày nay, công đoạn giã cối này được thay bằng xay mô-tơ để thay thế sức người. Vỏ điệp giã xong thành một thứ bột mịn màu trắng đục.
Khâu bồi giấy để quét mầu nền cũng khá công phu. Muốn cho nền giấy cứng và có vẻ đẹp lóng lánh, người ta phải dùng bột điệp pha hồ loãng để quét vài lớp sẽ có màu trắng điệp. Có khi bột điệp trắng lại được pha trộn với các màu khác để tạo nền màu cam, vàng chanh…Kinh nghiệm cho thấy, quét điệp phải dùng chổi thông. Quét theo chiều dọc những tranh thể hiện mặt người, quét theo chiều ngang loại tranh thể hiện các con vật.Người ta quét điệp vài lần trên giấy. Lần quét cuối cùng để lấy “thớ”, tức tạo những đường vân đẹp như thớ gỗ mịn, nổi ganh.
Thét: Đó là một loại chổi làm bằng lá thông khô, một đầu buộc túm lại, ở giữa được nẹp bằng hai thanh tre cho đầu kia thò ra. Thét dùng để quét điệp làm nền, phết màu khi in. Chổi có đủ các cỡ từ 5cm đến 25cm. Khi mua về người ta phải luộc thét bằng nước pha muối, rồi lấy dùi đục đập phần đầu cho mềm ra – nhưng cũng không quá lướt, sao cho khi quét nền còn để lại vết chổi trên điệp và những vẩy điệp lấp lánh làm nên nét đặc sắc của tranh Đông Hồ.
Để làm đẹp hơn chất liệu giấy, làng nghề tranh Đông Hồ đã quét bột điệp lên trên giấy Dó nhằm tạo ra được vẻ óng ánh cho nền tranh. Trong ảnh là vỏ điệp để trên nền giấy điệp cho ta thấy sự tương đồng.
Xác vỏ điệp chuyên để làm giấy, có tên là Mop disk shell là loại có ánh xà cừ, mỏng như tờ giấy, có màu trắng.
Người thợ phải nhặt hết các mảnh vỏ ốc lẫn vào, rửa thật sạch
Đem phơi khô.
Sau đó, họ cho vào cối giã thành bột điệp trong thời gian khoảng 2 tiếng
Tiếp đến cho vào ngâm nước rồi quấy đều lên bằng mô-tơ điện. Phơi khô tiếp và cất giữ ở nơi khô ráo.
Sau khi phơi khô, bột điệp được sàng lọc để chọn phần mịn nhất.
Đến khi làm tranh, người thợ đem những nắm bột điệp hòa với hồ nếp tạo ra một loại hồ nhuyễn, sền sệt. Tỷ lệ hồ và điệp được bảo lưu trong gia đình. Đây cũng là một công thức được đúc kết từ bao đời.
Rồi dùng chổi thông gọi là "Thét" quét lên mặt giấy dó.
Tùy theo từng tranh mà người thợ quét điệp theo thớ ngang hoặc dọc.
Bề mặt giấy điệp
Người ta còn quét thêm màu lên giấy điệp để có các màu nền theo yêu cầu của thợ làm tranh.
Trong ảnh là màu vàng của hoa hòe được nhuộm nền giấy điệp.
Hiện giờ ở làng Đạo Tú (sát cạnh làng Đông Hồ) còn duy nhất gia đinh ông Hà Quý Được sinh năm 1952 là con út trong nhà còn làm chổi ”thét”. Ông Được cho biết gia đình có truyền thống làm chổi thông phục vụ cho làng Đạo Tú, Đông Hồ, Đông Khê và các khu vực lân cận
Chỉ có lá thông ở khu vực Đông Triều, Lạng Sơn… mới dùng làm chổi được. Sau khi mang về phải luộc lên cho đến khi lá thông chuyển màu. Sau đó phơi khô trong vòng 1 tháng. La thông được phân loại rồi bó, buộc lạt và nẹp ngang.
Công đoạn cuối cùng là băm phần mép chổi để lá thông hút mực và đạp cho chổi mềm. Các công đoạn đều được làm thủ công.
Thập nguyệt hoài thai
Chữ trên tranh: “Mười trăng trong bụng nặng nề. Đến ngày hoa nở mọi bề tròn vuông”.
Mẫu của gia đình nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hữu Sam - KT: 26x37 cm.
Tranh Vinh Quy Bái Tổ. Mẫu của gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế. KT 26x37 cm. Tranh có thớ dọc.
Tranh trên nền điệp tạo được hiệu ứng thị giác.
Tranh Lễ Trí. Mẫu của nghệ nhân Nguyễn Đăng Sần. KT 26x37 cm
Nhân nghĩa
Lễ trí
Đấu vật
Đám cưới chuột
Đấu tranh thắng lợi - HẠNH PHÚC MÃI
Tranh do cố nghệ nhân - họa sỹ Nguyễn Đăng Sần sáng tác.
Sản xuất thêm nhiều - PHÚ QUÝ TĂNG.
Tranh do cố nghệ nhân - họa sỹ Nguyễn Đăng Sần sáng tác.
- Theo Lê Bích -
>>> Khái quát về tranh Hàng Trống
>>> Sự khác biệt giữa tranh Hàng Trống và tranh Đông Hồ