Luật xa gần (phần 4)
Vẽ những người cao bằng khác nhau cùng đứng trên mặt bằng, tại những vị trí khác nhau, ta có thể vẽ theo hai trường hợp:
- Đường tầm mắt cao hơn đầu người: nếu đỉnh đầu người thứ nhất thấp hơn đường tầm mắt thì đỉnh đầu của tất cả những người khác cũng phải thấp hơn đường tầm mắt. Nếu cá biệt có người cao hơn đường tầm mắt thì người này phải đứng trên mô đất hay bục cao ...
- Đường tầm mắt thấp hơn đầu người: nếu đỉnh đầu người thứ nhất cao hơn đừng tầm mắt thì đỉnh đầu của những người khác cũng phải cao hơn đường tầm mắt. Nếu cá biệt có người nào thấp hơn đường tầm mắt thì người đó phải đang ngồi xuống hoặc đứng dưới hố...
Vẽ những người cao bằng nhau, đứng ở những vị trí cao thấp khác nhau, hoặc đang lên dốc, xuống dốc
Trường hợp này, vẫn phải dựa vào phương pháp cơ bản là điểm tụ bất kỳ
- Nếu là trường hợp những người đứng ở các vị trí cao thấp khác nhau thì chuyển nhân vật trên cao xuống thấp (nếu là nhân vật gần nhất) và tìm ra độ cao của những nhân vật ở dưới thấp.
- Nếu là trường hợp những người lên dốc, xuống dốc, xuống dốc thì phải dựa vào điểm tụ trên tầm mắt, và lấy nhân vật gần nhất làm chuẩn.
>>>>> Luật xa gần (phần 1)
>>>>> Luật xa gần (phần 2)
>>>>> Luật xa gần (phần 3)