Hình dạng trong nghệ thuật thị giác (Phần 1)

hinh dang 1

Hình 122. Chiếc Bình, người da đỏ SANTO DOMINGO, New Mexico, thế kỷ 19 hoặc đầu thế kỷ 20

Cách nghệ sỹ cảm nhận về bản chất vốn có của một vật thể sẽ quyết định, ở một phạm vi rộng hơn, cách làm việc của họ. Như chúng ta đã thấy, nghệ sĩ chọn cách nhìn một vật thể về cơ bản là một bề mặt phẳng, và quyết định này nhất định ảnh hưởng đến tác phẩm của họ. Khi bề mặt được chia thành các khu vực nhỏ hơn hoặc các loại hình dạng khác nhau được đặt trên bề mặt này, hiệu ứng được tạo ra và người tạo nên nó không ai khác chính là người nghệ sĩ.

Các tác phẩm mà chúng ta vừa xem đều phản ánh những cách thức khác nhau mà nghệ sĩ có thể phản ứng với một khía cạnh của thiết kế bề mặt phẳng, đồng thời liên hệ tới các bộ phận với hình dạng chung của nó. Nghệ sĩ tạo nên các hình thái dựa trên một hệ thống tỷ lệ hoặc chỉ đơn giản là dựa trên phản ứng trực quan của họ đối với bề mặt tổng thể. Nhưng, dù nghệ sĩ sử dụng cách tiếp cận nào hay tạo ra loại sản phẩm gì, sự xuất hiện của một tác phẩm, nhìn chung, là hệ quả của mối quan tâm của người nghệ sĩ đối với hình dạng chung của nhân vật đặt trong một bố cục nhất định.

Vì vậy, chiến binh của người da đỏ (hình 122) rất giống với mặt trước của cung điện, và trải nghiệm của chúng ta về cả 2 cơ bản là giống nhau. Bằng cách phân chia bề mặt và xử lý các họa tiết trang trước của cung điện, và trải nghiệm của chúng ta về cả hai cơ bản là Vì vậy, chiếc bình của người Da đỏ (hình 122) rất giống với máy cách mà các phần khác nhau của mặt trước của một cung điện tạo ra hình dạng tổng thể của chiếc lọ - tất cả đều có hình dạng giống như trí, nghệ sĩ người Da đỏ đã tạo ra một thiết kế trên bề mặt giống như một phương pháp, nên cả hai trường hợp chúng ta đều có ý thức về một hình dạng tổng thể. Bởi cả hai nghệ sĩ đều đã làm việc theo cùng sự sắp xếp hài hòa của các bộ phận hơn là về tổng thể hình dạng phác thảo hoặc bất kỳ một họa tiết trang trí nào.

Ấn tượng khác biệt từ chiếc cốc của nền văn minh Lưỡng Hà (hình 123) có liên quan trực tiếp đến quan niệm khác nhau của nghệ sĩ về bản chất vốn có của vật thể. Trong thiết kế bề mặt phẳng, nghệ sĩ không phản ứng với mỗi quan hệ của các bộ phận riêng biệt và hình thức tổng thể. Bởi vì, mặc dù sự phân chia bề mặt của chiếc bình tương ứng với bản chất của toàn bộ vật thể (các ô dọc nhấn mạnh phần thân và dài ngang nhấn mạnh phần đế và miệng) nhưng nhau được đặt bên trong và giữa các ô không bắt nguồn từ hình dạng các mô típ trang trí thì không như vậy. Các hình dạng trang trí khác tổng thể của vật thể. Khi tạo ra những họa tiết này, người nghệ sĩ chỉ quan tâm đến đặc điểm cụ thể của hình dạng của chúng; họ không tạo ra chúng khi tham chiếu đến một bối cảnh cụ thể. Theo cách này, những họa tiết này hoàn toàn không giống với những họa tiết được tìm thấy trên chiếc bình của người Da đỏ, nơi mà những họa tiết là những bộ phận tự nhiên của toàn bộ vật thể và hình dạng của chúng không được hình thành một cách độc lập. Do đó, chúng ta không tìm thấy những hình dạng cụ thể này được sử dụng trên những chiếc bình khác của người Santo Domingo, trong khi các hình trang trí trên chiếc cốc của người Lưỡng Hà lại được tìm thấy lặp lại trên nhiều loại bình khác nhau và thậm chí trên các loại đồ vật khác nữa. Vì những hình dạng này độc lập với bản chất của vật thể mà chúng trang trí, tồn tại tách biệt với vật thể và có sức sống riêng của chúng.

hinh dang 2

Hình 123. Chiếc cốc uống nước, Người Lưỡng Hà (MESOPOTAMIAN),
thành phố Susa, khoảng năm 4000
trước Công Nguyên

Chúng ta càng chú ý đến đặc điểm của các hình dạng riêng lẻ, chúng ta càng ít ý thức về tác phẩm nghệ thuật như một sự sắp xếp hài hòa của các bộ phận. Sự quan tâm của nghệ sĩ đối với bề mặt vật thể như một phần trong thiết kế đã giảm đi khi họ trở nên nhạy cảm hơn với bản chất của các hình dạng đặt trên bề mặt của vật thể đó. Dần dần, bề mặt chỉ được coi là nền để hình dạng có thể được cảm nhận tốt hơn. Nhìn lướt qua chiếc bình gốm Zuni (hình 124) cho chúng ta thấy nghệ nhân coi bề mặt chỉ tồn tại như một mặt phẳng để phác họa con nai. Bằng cách cô lập hình dạng trên bề mặt rộng mở, người nghệ sĩ làm chúng ta chú ý đến nó với tư cách một hình dạng. Sự khác biệt trong cách tiếp cận của nghệ sĩ đối với bề mặt phẳng đặc biệt mà tác phẩm này muốn chỉ ra sẽ trở nên rõ ràng hơn nếu chúng ta nhìn vào một chiếc bát của người da đỏ Mimbres (hình 125), trong đó chỉ có họa tiết là một hình duy nhất. Trong tổng thế các thiết kế khác của người Mimbres mà chúng ta đã thấy, ví dụ này nổi bật vì thiết kế của nó rõ ràng được xác định dựa trên một quan niệm khác về bề mặt phẳng.

hinh dang 3

Hình 124. Bình gốm của Người Da đỏ ZUNI, vùng New Mexico, thế kỷ 19

Cả hai tác phẩm của người Zuni và Mimbres đều được tạo hình mà không hề liên quan đến hình dạng nhân vật trên hai tác phẩm này cũng tổng thể của bề mặt. Hình dạng của không phản ánh hình thái tổng thể của bề mặt; từng hình dạng của các họa tiết có thể được đặt trên bất kỳ bề mặt phẳng nào.

hinh dang 4

Hình 125. Thiết kế mặt trong của bát gốm được tìm thấy ở Swarts Ruin, New Mexico
(sau khi Cosgrove khai phá), người Da đỏ MIMBRES, khoảng năm 800 - 1300

Do sự tương phản của chúng với bề mặt xung quanh, các cạnh là phương tiện chính để chúng ta nhận biết đặc điểm của một hình dạng. Do đó, khi người nghệ sĩ xử lý các hình dạng trên bề mặt phẳng, họ dần trở nên nhạy cảm hơn với bản chất của các cạnh. Như chúng ta có thể thấy trong hai thiết kế của người Da đỏ và đặc biệt là trong thiết kế chữ tượng hình Ai Cập (hình 126), mối quan tâm của nghệ sĩ về các cạnh khiến họ thay đổi hình dạng phác thảo giống trong “tự nhiên” của một vật thể thành một hình dạng khác, đơn giản hơn; họ đưa ra trước mắt chúng ta một hình dạng dễ nhận biết hơn, một hình dạng mà chúng ta có thể cảm nhận được đặc điểm của chúng một cách rõ ràng và ngay lập tức. Trong sự biến đổi này, hình dạng trở nên độc lập dần với vật thể tự nhiên giống như phần bóng đổ tồn tại tách biệt với chủ thể của nó.

hinh dang 5

Hình 126. Dòng chữ trên lưng ghế của Nữ hoàng Hetep-Heres Vương triều IV,
người AI CẬP,
năm 2680-2565 TCN

Đặc tính của bóng đổ không chỉ phụ thuộc vào chủ thể mà còn phụ thuộc vào loại ánh sáng tạo ra nó và loại bề mặt mà ánh sáng chiếu lên. cạnh của các hình dạng, biến các nhân vật của mình thành các hình dạng với sự tồn tại độc lập và thậm chí có ý nghĩa của riêng chúng thể hiện các vật thể chủ yếu dưới dạng các hình dáng cơ bản tiêm ẫn trong cấu trúc của chúng. Ví dụ, trên cây thánh giá (hình 127), nghệ sĩ đã coi ba thiên thần đang bay không phải là những nhân vật riêng lẻ trên bầu trời, mà là một hình dạng duy nhất trên nền vàng. Mặc dù số lượng các nhân vật vẫn được nhìn thấy rõ ràng, người nghệ sĩ đã hợp nhất và gắn kết chúng lại với nhau tạo thành một đường nét liên tục. Đường nét này di chuyển quanh các nhân vật, tạo ra một hình khối duy nhất rõ ràng và mạnh mẽ đến mức chúng ta có xu hướng xem các thiên thần là một bộ phận trong một hình khối thay vì xem đó là hình khối tập hợp của nhiều thiên thần. Hình dạng trở thành biểu tượng cho sự hiện diện của các thiên thần chứ không phải để mô tả họ. Theo một cách tương tự, người nghệ sĩ đã giảm cấu trúc rất phức tạp của một toàn nhà với nhiều mái vòm thành một hình dạng mà đường nét của nó có thể dễ dàng hiểu được, nhưng theo bất kỳ ý nghĩa tự nhiên nào thì việc hợp nhất các phần khác nhau của cấu trúc kiến trúc sẽ trở nên vô vọng. Bằng cách biến đổi hình dạng này, tòa nhà cụ thể mà nghệ sĩ đang mô tả - ngôi đền được tạo ra để tồn tại đối với chúng ta không phải như một vật thể, mà là một biểu tượng. Như vậy, một hình dạng mang một ý nghĩa to lớn hơn. Nó trở thành “Ngôi đền”.

hinh dang 6

Hình 127. Đức mẹ sầu bi và Hạ xác Chúa (Pietà and Deposition),
chi tiết của một cây Thánh giá, TRƯỜNG ĐẠI HỌC PISA, thế kỷ 13

Người nghệ sĩ đã mang đến một ý nghĩa mới cho những cảnh thay đổi hình dạng bằng cách ghép một số hình hoặc các bộ phận khác nhau của một tòa nhà phức tạp thành một hình dạng duy nhất. Một cách cảm nhận đối lập về một hình thái dưới dạng thay đổi hình dáng đã tạo cơ sở cho việc tạo ra thánh giá bằng chất liệu khảm tráng men. Vì ở đây, người nghệ sĩ đã tạo hình bằng cách chia nhỏ một nhân vật duy nhất thành nhiều hình dạng riêng lẻ, trên cơ sở đặc tính và bố cục các hình dạng, tác giả tạo ra một hình dạng có ý nghĩa hơn nhân vật lúc ban đầu. Không giống như tác giả của những bức tranh trước, khi mô tả hình người trên một bề mặt phẳng, nghệ sĩ đã không ý thức về việc nhân vật Chúa đã được vẽ như một đường phác thảo không ngắt quãng. Vì trông giống như một bản vẽ phác thảo, nhân vật không còn là một hình thái khơi gợi cảm xúc và nó cũng mất đi tính mô tả cơ thể người thực tế. Nhân vật này chỉ tồn tại như một cơ thể con người dựa trên đặc tính của các hình dạng khác nhau tạo thành nó. Do đó, chúng ta nhìn thấy cánh tay không phải vì đường viền ngoài của nó giống cánh tay, mà bởi vì các hình dạng khác nhau bên trong nó tương ứng với khái niệm của chúng ta về cấu trúc cơ bắp của cánh tay. Cảm nhận của chúng ta về đặc điểm của những cánh tay này được gợi lên không phải bởi các hình dạng trên đó mô tả chính xác cách cơ bắp phản ứng với vị trí cụ thể của cánh tay, mà bởi chúng được sắp xếp theo dạng hình thức nền khiến chúng ta cảm thấy chúng rất vô hồn.

Cũng như ý nghĩa độc lập của nhân vật với hình dạng đường viên liên tục của nó, ý nghĩa của các hình dạng cũng độc lập với sự tồn tại của chúng dưới hình dạng giải phẫu học. Thông điệp mà nghệ sĩ gửi tới chúng ta về nhân vật đến từ bản chất của mỗi hình dạng và mối quan hệ của nó với các hình dạng khác. Ví dụ, do sự sắp xếp của  các hình dạng ở ngực, bụng và xương sườn, chúng ta cảm nhận sâu sắc rằng đây là một cơ thể bị treo lơ lửng ở một số điểm nhất định Mô típ tạo ra bởi các hình dạng của xương sườn nhấn mạnh cho chúng ta mối liên hệ giữa phần bụng hình quả lê và hình dạng rộng chắc chắn của ngực. Chúng ta đặc biệt chú ý đến điểm mà tại đó hai hình này kết hợp với nhau khi hình xoáy bên dưới dâng lên thành vòng tròn vừa vặn với vết lõm cong của hình trên. Một khi chúng ta cảm nhận được đặc tính của mối quan hệ này, chúng ta cũng thấy hình dạng bên dưới nặng hơn hình dạng bên trên. Thông qua mối quan hệ đó, hai hình dạng chính thức này diễn tả một cách mạnh mẽ sự treo lơ lửng của cơ thể nặng nề trên Thánh giá. Và, bởi vì cảm giác này được gợi lên bởi đặc tính của các hình dạng và sự sắp xếp của chúng, không phải bởi sự mô tả về một thân thể ở một vị trí như vậy, nên hình dạng vật thể trở thành một hình dạng biểu tượng giống như thân thể của Chúa Jesus không chỉ đơn giản là một thân thể con người mà là một biểu tượng.

hinh dang 7

Tác phẩm Người chăn lợn, họa sỹ PAUL GAUGUIN, năm 1888

Khi nghệ sĩ càng làm việc theo cách này, họ sẽ càng trở nên nhạy cảm hơn với bản chất của các hình dạng và các hiệu ứng được tạo ra bởi sự sắp xếp có thể của chúng. Nghệ sĩ ngày càng nhận thức được sự xuất hiện của một hình dạng như một yếu tố có hình dạng biệt lập và nhận thức được ảnh hưởng mà một hình dạng này có thể tác động lên hình dạng khác.

hinh dang 8

Tác phẩm Hoàng đế Justinian và tùy tùng (chi tiết),
TRANH KHẢM CỦA ĐẾ CHẾ BYZANTINE, khoảng năm 547 sau Công Nguyên

Chúng ta cũng phản ứng với các hình dạng theo cách này. Ví dụ, thiết kế thảm trang trí của tác giả Arp (hình 128) dường như được tạo thành từ nhiều hơn hai mảng hình khác nhau được đặt cạnh nhau. Mặc dù bản thân những hình dạng này không ngụ ý chuyển động, cũng như cách sắp xếp của chúng không hề gợi ý chuyển động. nhưng trực giác cho chúng ta cảm giác hai hình dạng này đang bị hút về phía nhau, vì về cơ bản chúng giống nhau - cả hai đều là những hình dạng trải ra từ tâm và vì thủy trên cùng của hình dạng dưới có khả năng khớp vào phần lõm tròn của hình trên. Bằng những đặc tính này của hình dạng, cũng như sự tương phản của chúng với bề mặt, chúng ta có thể cảm nhận được lực hấp dẫn lẫn nhau của chúng. Hình dạng nào thực hiện lực hút nào thì chúng ta không thể biết được - mỗi hình dạng xuất hiện bằng cách nào đó đã xác định hình dạng của hình kia. Do đó, chúng tạo ra một hình ảnh tổng thể mà ý nghĩa của nó có thể rất khác với ý nghĩa của từng hình dạng riêng lẻ - những hình dạng được đặt tên là “bộ xương” và “ria mép”. Mặc dù việc thay thế hình ảnh một từ ngữ bằng một hình ảnh dưới dạng tạo hình có thể gợi ý cho chúng ta về nguồn gốc của các hình dạng, nhưng nó không làm sáng tỏ ý nghĩa của hình ảnh tổng thể. Sự kết hợp của hai từ ngữ cũng gây tò mò và gợi mở như các hình dạng, nhưng tính thống nhất của các hình dạng mạnh mẽ hơn và sự liên hệ giữa chúng cũng rõ thấy hơn.

hinh dang 9

Tác phẩm Ba Nhạc sĩ, họa sỹ PABLO PICASSO, năm 1921

Sự sắp xếp của các hình dạng biệt lập, chẳng hạn như tấm thảm của Arp, dường như có ý nghĩa cho dù chúng ta có thể hay không thể giải nghĩa chính xác ý nghĩa của nó. Trải nghiệm hàng ngày của chúng ta trong thế giới của các ký hiệu và biểu tượng khiến chúng ta cảm thấy những hình dạng như vậy có ý nghĩa. Chúng ta thậm chí có thể gán cho chúng một ý nghĩa mà chúng không nhất thiết có, hoặc một ý nghĩa mà nghệ sĩ định tạo ra, vì có thể những hình dạng như vậy chỉ được tạo ra một cách tự phát. Nhưng đối với chúng ta, những tạo ra sự liên tưởng. Thật vậy, thực tế, những hình dạng như vậy có hình dạng như vậy vẫn có thể có tác động thị giác lớn và có sức mạnh thể được tạo ra từ một hành động vô thức từ bàn tay tác giả, điều này có thể khiến ý nghĩa của chúng trở nên bí ẩn hơn đối với chúng ta , những hòn đá Chúng ta có thể trải nghiệm cách nhìn này khi xem cuội sơn màu từ thời tiền sử (hình 129). Chúng ta không biết mục đích của chúng, tuy nhiên chúng ta thích xem chúng như một biểu tượng hơn là một món đồ trang trí. Những hình dạng này không phải là những hình trang trí đối với chúng ta, mà là những hình thủ mà chúng ta cảm nhận được ý nghĩa. Trải nghiệm thị giác đặc biệt mang tính cá nhân mạnh mẽ, nhưng là một trải nghiệm mà trong đó cả chúng ta lẫn nghệ sĩ đều rất nhạy cảm.

hinh dang 10

FRENCH ENAMELS

Khi chúng ta thấy ý nghĩa của những hình dạng được vẽ trên đá cuội, chúng ta không liên hệ chúng với các hình dạng của các vật thể trong tự nhiên. Tác động của các hình dạng chỉ thuần túy là một hiện tượng thị giác, sự liên tưởng về chúng cũng được tạo ra từ toàn bộ các trải nghiệm thị giác mà người xem đã trải qua. Phản ứng của chúng ta không bắt nguồn từ việc nhớ lại một trải nghiệm thị giác đối với hình dạng một đối tượng cụ thể, mà bắt nguồn từ toàn bộ những gì mà cá nhân chúng ta đã góp nhặt một cách vô thức từ những trải nghiệm hình dạng trong quá khứ. Do đó, phản ứng của chúng ta đôi với hình dạng thường là rất riêng biệt và sự nhạy cảm của chúng ta có vẻ rất bản năng.

hinh dang 11

Hình 128. Bộ xương và ria mép. (Thảm), tác giả JEAN (HANS) ARP, năm 1958

hinh dang 12

Hình 129. Đá cuội sơn màu, từ Mas d'Azil, Pháp, THỜI KỲ ĐỒ ĐÁ CŨ, khoảng năm 12.000 trước Công Nguyên

- Nguồn: Theo Nghệ thuật với Thị giác của Bates Lowry
được dịch bởi Nguyễn Mai Linh và Nguyễn Mi -

>>> Các hình dạng đặc biệt

>>> Hình dạng trong hội họa (Phần 1)

>>> Cách quan sát các hình dáng trong ký họa vẽ theo mẫu

0976984729